Sườn đồi tự bốc cháy là điểm dã ngoại ở Iran
Sườn đồi Tashkooh có những ngọn lửa không ngừng cháy, thu hút du khách đến khám phá. Không chỉ chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ, họ còn tận dụng ngọn lửa để nấu thức ăn.
Nơi này là một trong những điểm tham quan có sức hút đặc biệt nhất ở Iran. Một sườn đồi nhỏ liên tục bốc cháy do sự bắt lửa của các khí pyrophoric (những chất bốc cháy khi tiếp xúc với không khí) bốc ra từ bề mặt. Cảnh tượng trở nên ngoạn mục hơn trong đêm tối.
Sườn núi được gọi là Tashkooh, có nghĩa “núi lửa” trong tiếng Ba Tư, nằm trong một thung lũng gần thành phố Ramhormoz ở tỉnh Khuzestan, phía tây Iran.
Trang Visit Iran cho biết: “Trong khu vực này, các ngọn đồi thường có những lỗ thủng ở vị trí khác nhau, tựa như con suối với hàng trăm ngọn lửa bốc ra. Trong đó, khí tự nhiên từ sâu trong lòng đất bay hơi lên bề mặt là nguyên nhân gây bùng lửa”.
Tashkooh được coi là di sản quốc gia. Mặc dù không được cắm biển chỉ dẫn, nơi đây vẫn thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Người dân địa phương thường đến Tashkooh trong những ngày cuối tuần. Họ tổ chức dã ngoại và nấu đồ ăn bằng ngọn lửa trên sườn đồi. Tuy nhiên, du khách được cảnh báo không tự đốt lửa tại khu vực do lượng khí cháy trong không khí rất lớn.
Video đang HOT
Tobias, sống ở Vienna với vợ người Iran, nói với MailOnline Travel: “Cái tên mà người dân địa phương đặt cho nơi này hơi gây hiểu nhầm. Tashkooh không phải là ngọn núi, mà là một sườn đồi nhỏ bên cạnh con đường ở vùng nông thôn Iran”.
Một khách du lịch đến thăm Tashkooh là nhiếp ảnh gia du lịch người Đức Tobias Danz, cho biết: “Khi đến đây, chúng tôi bị thổi bay bởi mùi lưu huỳnh và hơi hydro sunfua bốc lên từ lớp xốp trên bề mặt núi”.
Tobias Danz đã đăng những bức ảnh ngoạn mục về nơi này lên mạng xã hội. Anh nói thêm: “Ngoài ra, sức nóng gần ngọn lửa rất dữ dội, thi thoảng người dân địa phương nấu thức ăn của họ trên đó”. Về cảm nhận khi được chiêm ngưỡng những ngọn lửa kỳ lạ ở đây, nhiếp ảnh gia cho rằng: “Đó là một trong những khoảnh khắc mà thiên nhiên khiến tôi không nói nên lời”.
Ngôi nhà 16 mặt tiền
Với lợi thế 16 mặt, quay đủ về 4 hướng nên ngôi nhà A la Ronde không bao giờ thiếu ánh mặt trời.
Gần làng Lympstone, hạt Devon là một bất động sản độc đáo từ thế kỷ 18 - ngôi nhà với 16 mặt tiền A la Ronde. Chủ nhân của nó là Jane Parminter và người em họ Mary Parminter. Cả hai đều không lập gia đình và được biết tới là những người phụ nữ có tính cách độc lập thời bấy giờ. Họ lên kế hoạch xây A la Ronde sau khi trở về từ chuyến du lịch kéo dài gần một thập kỷ ở châu Âu.
Cạnh ngôi nhà là vườn cây ăn quả, nơi có các gốc táo cổ thụ cùng cây mận và sơn trà. Đây là nơi du khách có thể ngồi dã ngoại, dùng bữa trưa ngoài trời khi tới A la Ronde. Ảnh: xlibber/Wikimedia Commons
Jane là con gái của một thương nhân bán rượu giàu có ở Devon. Sau cái chết của cha vào năm 1784, cô bắt đầu chuyến du lịch châu Âu theo phong tục của tầng lớp thượng lưu ở Anh thời đó. Đi cùng Jane là người chị gái tàn tật Elizabeth, người em họ mồ côi Mary và một người bạn gái thân thiết. Trong vài năm, 4 người phụ nữ đã khám phá Pháp, Italy, Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Họ về Anh năm 1795.
Họ quyết định xây một ngôi nhà để kỷ niệm những chuyến đi của mình. Đây là nơi họ trưng bày những món quà lưu niệm được mua trong hành trình. Sau đó, Jane và Mary thương lượng để mua hecta đất gần khu nghỉ mát thời thượng mới khi đó ở thị trấn cảng Exmouth. Tại đây, họ thuê người xây một ngôi nhà nhỏ duyên dáng, theo phong cách nông thôn với 16 mặt. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ nhà thờ hình bát giác San Vitale tại thành phố Ravenna, Italy.
Theo những ghi chép từ gia tộc Parminter, Jane là người thiết kế ngôi nhà. Nhưng nhiều người dân địa phương tin rằng đó là tác phẩm của kiến trúc sư John Lowder đến từ thành phố Bath, hạt Somerset.
Các phòng trong căn nhà đều tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Ảnh: Alison Day/Flickr
A la Ronde có ba tầng, 20 phòng. Tầng trệt ban đầu là phòng của người ở, hầm rượu, nhà bếp, phòng khách, phòng đựng những món đồ giá trị, còn tầng một dành cho các quý cô. Giữa ngôi nhà là một hành lang hình bát giác với 8 cánh cửa dẫn vào nhiều phòng được bố trí đối xứng xuyên tâm.
Những căn phòng này nối với nhau thành một mạch hoàn chỉnh vì Jane và Mary thích di chuyển từ phòng này sang phòng khách theo ánh nắng mặt trời soi chiếu. Họ bắt đầu với bữa sáng tại căn phòng quay mặt về phía đông và sau đó di chuyển dần, kết thúc với bữa trà chiều trong căn phòng hình bầu dục ở phía tây vào buổi tối.
Nội thất được thiết kế để phù hợp với hình dạng đặc biệt của tòa nhà và các góc cạnh. Tủ và giá sách có nắp trượt, cửa trượt vào tường để tiết kiệm không gian. Nhiều người đến tham quan ngôi nhà cho biết họ ấn tượng với đồ trang trí ở A la Ronde. Nhiều thứ được đánh giá là ngoạn mục: một bức phù điêu bằng lông vũ ở phòng khách, phòng trưng bày, cầu thang nạm vỏ sò cùng nhiều tác phẩm khảm, tranh cắt giấy và các vật phẩm thủ công khác.
Phòng ngủ tầng trên của ngôi nhà. Ảnh: Neil Alexander McKee/Flickr
Jane Parminter qua đời vào năm 1811, được chôn tại nhà nguyện nhỏ trên mảnh đất cạnh A la Ronde. Mary tiếp tục sống tại căn nhà đến khi qua đời vào năm 1849. Di chúc của bà để lại nói rõ rằng ngôi nhà chỉ được thừa kế bởi "những người phụ nữ chưa kết hôn trong dòng họ" (giống bà và người chị họ Jane). Do vậy, quyền sở hữu ngôi nhà được chuyển cho những người em họ chưa lập gia đình khác là Jane và Sophia Hurlock, rồi một người em họ khác là Stella Reichel vào năm 1879.
Năm 1886, Reichel thực hiện các thay đổi pháp lý về di chúc ban đầu. Điều này giúp anh trai cô, Rev Oswald Reichel thừa kế tài sản. Ông cũng là chủ sở hữu nam giới duy nhất của ngôi nhà trong 200 năm. Anh trai Reichel đã thay đổi đáng kể kiến trúc ngôi nhà và khu vườn, như xây dựng tháp nước, phòng giặt là, lắp đặt phòng tắm và hệ thống sưởi trung tâm, xây dựng các phòng ngủ trên lầu có cửa sổ bên trong...
Sau cái chết của Oswald Reichel, ngôi nhà một lần nữa thuộc quyền sở hữu của phụ nữ - cô cháu gái Margaret Tudor. Margaret quyết định chào đón công chúng tới tham quan vào năm 1935. Năm 1991, National Trust (tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc những kiến trúc được xem là di sản quốc gia và những khu vực thiên nhiên) mua lại. Sau đó, tổ chức cho sửa đổi những thiết kế của Oswald, để trả ngôi nhà về hiện trạng ban đầu.
Ngày nay, nơi này là một trong những địa điểm hút khách tại Anh. Nó là minh chứng cho sự tháo vát, độc lập của hai người phụ nữ Anh trong thời đại xưa. Thời gian mở cửa đón khách từ 10h30, giá vé với người lớn là gần 6,6 USD, giá vé trẻ em bằng 50% người lớn. Hiện tại, ngôi nhà tạm ngừng đón khách và dự kiến mở lại vào 2021.
Cây cầu phát sáng giữa rừng Cầu Wood Bridge sáng đèn hàng đêm trong khu rừng có hơn 20.000 loài phong lan ở Lembang là điểm đến được đầu tư làm nơi check-in cho giới trẻ. Ảnh: Warman Wardhani Orchid Forest Cikole ở Lembang, Tây Java, một khu rừng có nhiều phong lan nhất ở Indonesia với hơn 20.000 loài khác nhau. Đây là điểm đến hấp dẫn không...