Suối nước nóng tới 100 độ khiến nhiều du khách bị bỏng nặng
Một phụ nữ 20 tuổi đã bị bỏng nghiêm trọng trong suối nước nóng tại Công viên Quốc gia Yellowstone (Mỹ) khi cố gắng giải cứu con chó của cô chạy vào suối.
Theo báo cáo của Cục Công viên Quốc gia (Mỹ), người phụ nữ ở bang Washington đã bị bỏng nhiệt đáng kể từ vai đến chân khi cố gắng lấy con chó của mình.
Sự việc bắt đầu khi cả gia đình đến Maidens Grave Spring gần sông Firehole ở Yellowstone. Khi người phụ nữ và cha cô ra khỏi xe, con chó đã nhảy ra ngoài và chạy vào suối nước nóng gần 100 độ. Người phụ nữ đuổi theo nó vào suối nước nóng.
Người phụ nữ đã được các nhân viên kiểm lâm của công viên Yellowstone và các thành viên của Đội cứu hỏa nông thôn lưu vực Hebgen cứu chữa. Cuối cùng cô đã được đưa đến Bệnh viện Bỏng tại Trung tâm Y tế Khu vực Đông Idaho.
Đây là thương tích đáng kể thứ 2 tại một khu vực này trong năm nay. Vụ đầu tiên xảy ra tại Old Faithful vào ngày 16 tháng 9. Trong sự cố đó, một phụ nữ 19 tuổi đến từ Rhode Island đã bị bỏng độ hai và độ ba trên 5% cơ thể.
Tháng 10 năm ngoái, một đứa trẻ 3 tuổi đã bị bỏng khi nó chạy khỏi một con đường mòn và trượt chân vào một khu vực nhiệt nhỏ gần lưu vực mạch nước phun Midway. Đứa trẻ mới biết đi đã bị bỏng nhiệt cấp độ hai ở phần dưới và lưng.
Video đang HOT
Tính năng nhiệt của Yellowstone
Yellowstone có hơn 10.000 địa điểm thủy nhiệt, bao gồm mạch nước phun, suối nước nóng, chậu bùn, lò sưởi và lỗ thông hơi. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho rằng, một số nơi như Maidens Grave Spring, có thể đạt tới nhiệt độ 200 độ F, tương đương với gần 100 độ C.
Điều thú vị là số mạch nước phun ở Yellowstone chiếm hơn 1 nửa số mạch đang hoạt động trên thế giới. Có khoảng 500 đến 700 mạch nước phun hoạt động trong công viên này mỗi năm. Đặc biệt, vào năm 2011, có tới 1.283 mạch nước nóng đã phun trào ở Yellowstone.
Núi lửa Yellowstone dưới lòng đất làm nóng nước ngầm, sau đó nước sẽ phun lên bề mặt thành mạch nước nóng. Nước này có thể chứa nồng độ cao của clorua, natri, silica, hydro sunfua, sunfat, độ kiềm và asen, đó là lý do tại sao chúng lại nóng như vậy.
Khu vực xung quanh suối nước nóng thường có lớp vỏ mỏng, dễ vỡ. Nước đóng cặn bên dưới có thể gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Khi đến khu vực này, du khách phải luôn đi trên lối đi bộ lát gạch và đi trên những con đường mòn được chỉ định. Ngoài ra, không chạm vào các địa điểm hoặc dòng chảy có nhiệt độ cao.
Hoa băng 'nở' trắng mặt nước, trải khắp chân trời: Hiện tượng thiên nhiên làm say mê lòng người!
Không dễ để được tận mắt ngắm nhìn biển hoa băng mênh mông đến tận chân trời, nhưng một khi đã thấy thì chỉ có say mê!
Nếu có cơ hội được đắm mình trong mùa đông ở Bắc bán cầu, chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú với những hiện tượng kỳ thú mà xứ nhiệt đới không bao giờ có được. Song, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc sẽ trông thấy hàng triệu bông hoa băng "mọc" đầy mặt nước như hồ sen giữa mùa hạ thế này chưa?
Một cảnh tượng thật ngoạn mục phải không? Đó chính là rừng "hoa băng" bao phủ mặt hồ Valdai ở Nga hồi tháng 12/2018. Theo Nikolai Sokolov - Giám đốc Công viên quốc gia Valdai cho biết thì vào ngày "hoa băng" nở rộ trên mặt hồ, nhiệt độ rơi vào khoảng -20 độ C. Trong suốt 25 năm làm việc, đó là lần đầu tiên ông chứng kiến cảnh tượng đẹp và ngoạn mục như thế. Không phải ai cũng may mắn được tận mặt thấy biển "hoa băng" trôi bồng bềnh giống Nikolai, bởi thực tế đây cũng là một "công trình" kì bí của mẹ thiên nhiên.
Cận cảnh những bông "hoa băng" nở rực rỡ tinh khôi trên mặt hồ Valdai
Thật khó kìm lòng trước biển "hoa băng" lên đến cả triệu bông trắng tinh như thế này!
Những bông "hoa băng" xinh xắn này còn xuất hiện ở biển Bắc Cực và Nam Cực. Dĩ nhiên chúng không phải là hoa thật mà là những tinh thể băng kết tinh lại giống bông hoa, kiêu sa và quý phái trong nắng đông buốt lạnh. Những bông hoa băng được hình thành trên các vùng biển lạnh, chỉ xuất hiện trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng thường có đường kính 4 cm và nhiều cánh mỏng xòe ra như bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển nên các bông hoa băng đều chứa hàm lượng muối cao.
Hiện tượng hoa băng "nở" xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Khi băng giá phát triển từ các điểm không hoàn hảo trong lớp băng bề mặt, thường là trên băng non trên mặt biển trong thời gian nhiệt độ cực thấp, các lớp băng mỏng sẽ chảy ra. Nước phải đủ ấm để chảy được và cần có đợt lạnh bất ngờ khiến băng hình thành gần mặt hồ. Nước chảy qua đỉnh khối băng, nhanh chóng lạnh đi và đông cứng thành các cánh hoa băng.
Những bông hoa băng kỳ ảo lấp lánh trong nắng đông, không dễ để bắt gặp được chúng.
Chẳng ai có thể dự báo trước "hoa băng" sẽ mọc đầy mặt nước vào lúc nào.
Quá trình này lặp đi lặp lại, tạo nên những bông hoa lạnh buốt cao vài cm, "mọc" độc lập với nhau nhưng lại tạo nên cảnh tượng vô cùng hoành tráng giống biển hoa băng trên hồ Valdai. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngoài nước đông cứng thì hoa băng còn chứa nhiều loại vi sinh vật, hoạt động như một hệ sinh thái tạm thời.
Tuy nhiên, hoa băng không tồn tại lâu. Khi gió mạnh lên, nhiệt độ tăng kết hợp với tuyết rơi dày khiến chúng nhanh chóng bị phá hủy. Thật mỏng manh như chị em phụ nữ vậy, đẹp nhưng không phải ai cũng có cơ hội ngắm nhìn vĩnh viễn!
9 điểm đến 'săn' bí ngô Halloween hàng đầu ở Mỹ Tại các ruộng bí ngô rộng lớn, bạn thỏa sức tìm kiếm những quả ưng ý để mang về nhà, cũng như thưởng thức bánh táo thơm ngon. Ashland Berry Farm, bang Virginia Nằm ở khu vực Beaverdam, trang trại bí ngô Ashland Berry là gợi ý đầu tiên được Fox News nhắc đến. Du khách đến đây có thể đi dạo trên...