Suối ‘chữa lành’ cách Hà Nội 30km, khách vui chơi thỏa thích hết 100.000 đồng
Khu vực suối khá rộng, nước trong và sạch, hai bên bờ là những rặng cây cao, thích hợp làm điểm đến “ chữa lành” cho các gia đình, nhóm bạn trẻ tới trải nghiệm dã ngoại.
Đường đi thuận tiện, ô tô và xe máy có thể tiếp cận tận nơi.
Đầu tháng 7, Chu Danh Hiếu (SN 2002, ở Hà Nội) cùng nhóm bạn rủ nhau di chuyển bằng xe máy khoảng 30km tới xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, Hòa Bình để trải nghiệm, vui chơi tại suối nước tự nhiên mà 10X từng khám phá một tuần trước đó.
“Mình biết đến địa điểm này trong một lần tra Google Maps tìm đường tới hồ Đồng Chanh. Sau đó, mình thử đi đến đây và thấy con suối khá đẹp, sạch sẽ nên quyết định rủ bạn bè tới trải nghiệm vào chuyến đi tiếp theo”, Hiếu kể.
Khi hỏi người dân địa phương, 10X được biết địa điểm này thường được gọi là suối Làng Hang (do nằm trên địa phận của làng Hang, xã Cư Yên).
Theo chia sẻ của Hiếu, con suối nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30km. Đường đi đến đây đều là đường nhựa và đường bê tông, ô tô và xe máy có thể tiếp cận tận khu vực suối nên thuận tiện di chuyển.
Từ cổng công viên Thiên Đường Bảo Sơn (đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), Hiếu cùng nhóm bạn di chuyển theo đại lộ Thăng Long về hướng Quốc Oai rồi rẽ trái vào đường Phủ Quốc (huyện Quốc Oai).
Sau đó, nhóm tiếp tục rẽ vào đường TL412B, khi đến ngã 4 thị trấn Xuân Mai thì rẽ trái để đi theo QL21A rồi rẽ vào xã Cư Yên, huyện Lương Sơn là tìm được vị trí khu vực suối.
Chàng trai 22 tuổi nhận xét, khu vực suối khá rộng, không gian trong lành, hai bên bờ có những rặng cây to, tỏa bóng râm mát.
Nước suối rất trong, sạch sẽ và mát mẻ. Du khách có thể đến trải nghiệm thoải mái mà không phải trả bất kỳ khoản phí dịch vụ nào.
Hiếu cùng nhóm bạn vui chơi ở đây nửa ngày, đủ để cảm nhận tinh thần như được “chữa lành”, tái tạo sau những bộn bề, mệt nhọc nơi thành phố.
Video đang HOT
Ngoài tắm mát, nhóm còn mang theo nguyên liệu để nướng thịt và tranh thủ ngắm cảnh, chụp hình.
|
Kết thúc chuyến đi, Hiếu ước tính chi phí hết khoảng 100.000 đồng/người, gồm tiền xăng xe và ăn uống.
10X cho biết, do di chuyển bằng xe máy và chỉ mua một số loại đồ ăn thức uống đơn giản như bánh mì, xúc xích, nước ngọt, trái cây… nên chi phí không tốn kém mà vẫn mang lại những trải nghiệm thú vị khi được hòa mình vào thiên nhiên.
|
“Vì đây là suối nước tự nhiên, chưa phải địa điểm du lịch nên chưa có bất kỳ loại hình dịch vụ nào cả. Du khách đến đây dã ngoại hay cắm trại cần chuẩn bị sẵn đồ đạc từ nhà, bao gồm đồ ăn, nước uống và một số vật dụng cá nhân thiết yếu. Đồng thời lưu ý dọn dẹp rác trước khi ra về để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên”, Hiếu nói.
10X cũng gợi ý, nếu tới con suối này, du khách có thể kết hợp check-in, khám phá một số điểm đến khác trên địa bàn huyện Lương Sơn như: hồ Đồng Chanh (xã Nhuận Trạch); động Đá Bạc (xã Liên Sơn); hang Mãn Nguyện và hang Khụ Thượng (xã Cao Răm)…
Điểm đến 'chữa lành' cách Hà Nội 140km, khách vui chơi 'thả ga' hết 2 triệu đồng
Chỉ tốn khoảng 3 tiếng di chuyển từ Hà Nội, điểm đến này thu hút du khách bởi thời tiết mát mẻ, khung cảnh trong lành, có nhiều hoạt động vui chơi và các món ăn ngon hấp dẫn.
Yến Nguyễn (SN 1999, ở Bắc Giang) vừa có chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm tới Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) hồi giữa tháng 6. Cô gái trẻ cho biết đã đi qua khu vực này khá nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên nán lại và nghỉ qua đêm tại đây.
Từ Hà Nội, Yến cùng nhóm bạn di chuyển bằng ô tô đến Mai Châu, tốn khoảng 3 giờ đồng hồ. Quãng đường được nhận xét có phong cảnh đẹp, dễ đi, thậm chí du khách còn được đưa đón tới tận điểm đến mong muốn.
"Mai Châu đón mình bằng những tia nắng ấm sau chuỗi ngày mưa. Ngồi trên xe điện đi qua cây cầu treo, qua cánh đồng lúa chín mùa thu hoạch, mình ngửi thấy rõ mùi lúa thơm. Ôi chao! Sao lại có thể dịu dàng bình yên đến thế", Yến thốt lên ngay khi đặt chân tới vùng đất xanh, trong lành cách Hà Nội chừng 140km.
Yến đến Mai Châu vào thời điểm lúa chín vàng nên được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu
Để có nhiều trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, cô chọn lưu trú ở một khu nghỉ biệt lập trong bản làng Xăm Khòe, được bao quanh bởi ruộng bậc thang và núi, cách trung tâm Mai Châu 15km.
Để di chuyển tới đây, du khách sẽ đi xe điện băng qua chiếc cầu treo độc đạo vào khuôn viên.
Khu nghỉ mà nữ du khách Hà Nội lưu trú nằm trên một quả đồi, tách xa khu dân cư với tầm nhìn mở rộng ra những cánh đồng phía trước
Yến cho biết, cô ấn tượng với khu nghỉ vì được thiết kế theo lối kiến trúc nhà sàn của dân tộc Thái, gồm phần mái làm từ lá cọ, tường trát đất nên mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Trong phòng, nội thất đều làm từ chất liệu thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, lưu trú ở đây, 9X còn được trải nghiệm bể bơi onsen khoáng ấm; làm và thưởng thức các món bánh như bánh ốc, bánh gai... Những hoạt động này diễn ra theo mùa, có mùa, du khách còn được học đan nón lá.
Cô gái trẻ trải nghiệm làm các món bánh truyền thống ở Mai Châu như bánh ốc, bánh gai
Giống như nhiều chuyến du lịch trước, lần này tới Mai Châu, nữ du khách đến từ Hà Nội cũng dành thời gian trải nghiệm ẩm thực độc đáo của bà con dân tộc Thái nơi đây.
Trong đó, có nhiều món ăn, đặc sản địa phương khiến cô thích thú như: Mẹt gà với xôi tím, gà nướng, nộm, củ quả luộc chấm chẩm chéo...
"Món mình ấn tượng nhất là gà hầm ống tre. Thịt gà mềm, ngọt, ăn rất tốn cơm", Yến kể.
Nữ du khách 25 tuổi nhận xét Mai Châu thích hợp làm điểm đến "chữa lành" vì khung cảnh đẹp, thời tiết mát mẻ, có nhiều hoạt động hòa mình vào thiên nhiên như đạp xe, dạo chơi ngắm cảnh...
Trong thời gian 2 ngày 1 đêm ở Mai Châu, ngoài trekking và chụp ảnh check-in tại hòn Đá Đỏ (hay còn gọi Hòn đá trái tim), Yến còn đi chợ phiên sáng sớm hay trải nghiệm hoạt động dưới nước như đi thác, chèo bè...
"Đi chợ phiên cũng là một trong những trải nghiệm mình thích nhất ở Mai Châu. Mình được biết, ở đây, mỗi ngày lại có một phiên chợ khác nhau, ví dụ thứ 4 có chợ Mai Hịch, thứ 5 chợ Săm Khỏe, thứ 6 chợ Bao La, thứ 7 là chợ Co Lương, còn cuối tuần du khách có thể ghé chợ trong trung tâm thị trấn. Các chợ phiên thường hoạt động từ sáng sớm, khoảng 6-7h là nhộn nhịp nhất", Yến cho hay.
Một số đặc sản địa phương mà Yến bắt gặp khi trải nghiệm chợ phiên như nhộng tằm, ốc núi
Tổng kết chuyến đi Mai Châu, cô gái trẻ ước tính tổng chi phí hết 2,2 triệu đồng/người, gồm: 600 ngàn đồng tiền xe Limousine khứ hồi; 1,5 triệu tiền phòng (gồm 1 bữa sáng và 2 bữa chính); 100 ngàn đồng phí phát sinh đồ ăn, nước uống.
9X nhận xét mức chi phí rất phù hợp, đủ để du khách có một chuyến đi "chữa lành" hay đổi gió cuối tuần, giải tỏa căng thẳng.
Yến (bên phải) chụp ảnh check-in tại hòn Đá Đỏ. Để đến được đây, cô cùng nhóm bạn phải đi bộ xuyên rừng, leo núi
Mai Châu nằm ở phía tây tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Mộc Châu (Sơn La) và Pù Luông (Thanh Hóa), cách Hà Nội khoảng 140km.
Mỗi mùa, Mai Châu lại mang một nét đẹp riêng. Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân, hoa ban đua nở, thời tiết ấm áp khá dễ chịu. Tháng 5 và tháng 6 là mùa lúa chiêm, tháng 7 là mùa nước đổ.
Còn từ tháng 8 đến tháng 10 được xem là thời điểm lý tưởng để ghé thăm Mai Châu khi vùng đất này bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Cuối tháng 10, du khách tới đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín vàng vào mùa thu hoạch. Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa hoa mận, hoa mơ nở trắng núi đồi.
Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển đến Mai Châu bằng ô tô, xe máy tự lái để trải nghiệm cảnh sắc tuyệt đẹp hai bên đường. Nếu chọn đi xe khách từ bến xe Yên Nghĩa, Mỹ Đình, du khách tới ngã ba Tòng Đậu thì xuống bắt xe ôm, đi 5km nữa là đến trung tâm thị trấn Mai Châu.
Quận Hoàn Kiếm có gì chơi? Quận Hoàn Kiếm, nằm ngay trung tâm Hà Nội, là nơi hội tụ nhiều địa điểm vui chơi, tham quan và mua sắm hấp dẫn. Quận Hoàn Kiếm ở đâu? Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, được biết đến như trái tim của thành phố với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan...