Sưởi ấm mùa đông nơi vùng biên viễn
Báo Công Lý đã đồng hành cùng các nhà hảo tâm tại thành phố Thanh Hóa lên điểm trường lẻ khu Ruộng, chia sẻ những gian nan vất vả với các thầy cô và trao những phần quà thiết thực.
Khu bản Ruộng là một điểm trường lẻ thuộc trường tiểu học Bát Mọt 1. Khi thành lập đến nay trường thầy và trò nơi vùng biên này gặp vô vàn khó khăn.
Cuối năm 2017, khu điểm trường lẻ bản Ruộng (thuộc xã biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) bị lũ quét tàn phá. Thầy và trò nơi đây lại rồng rắn kéo lên điểm cao hơn để việc học và dạy được an toàn.
Năm 2018 điểm trường này được một tổ chức xây dựng 2 khu nhà lắp ráp để che nắng mưa. Công trình đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, khu trường này vẫn còn vô vàn khó khăn và thiếu thốn như thiếu nước, thiếu điện, đồ dùng…
Phải đi bộ vài trăm mét mới đến được điểm trường khu Ruộng
Khu điểm trường Ruộng nằm giáp ranh với biên giới Lào, nếu đi đường chính từ trung tâm xã Bát Mọt lên đó thì khoảng 12km còn đi tắt lội qua những con suối thì khoảng gần 5km, nhưng con đường này lại rất nguy hiểm bởi những chiếc cầu, đập tràn đã bị lũ quét hủy hoại. Việc qua sông, qua suối khó khăn gấp vạn lần đặc biệt là đối với các em học sinh và thầy cô giáo.
Video đang HOT
Điểm trường khu Ruộng được xây dựng ở địa điểm mới
Thấu hiểu được những khó khăn mà thầy và trò nơi đây gặp phải, Báo Công Lý đã đồng hành cùng các nhà hảo tâm tại thành phố Thanh Hóa lên tận điểm trường lẻ khu Ruộng để chia sẻ những gian nan vất vả với các thầy cô và trao những phần quà thiết thực.
Những chiếc cầu tạm được bắc qua những con suối để thầy trò và người dân địa phương đi lại được thuận tiện hơn
Thầy Lê Trung Hậu là giáo viên dạy lớp 2 và 3 khu bản Ruộng chia sẻ: Điểm trường dậy chung cả mầm non và tiểu học. Trong đó có 12 cháu học mầm non, 15 cháu học tiểu học. Việc dạy và học gặp nhiều khó khăn như về điện nước, đồ dùng sinh hoạt còn thiếu thốn…
Vợ chồng anh Hà Hoàng Minh và chị Ngô Thị Thanh Xuân ở thành phố Thanh Hóa tận tay mặc những chiếc áo ấm cho học sinh nơi đây
“Được các nhà hảo tâm mua áo ấm tặng các cháu, lắp đặt hơn 2000m ống dẫn nước từ khe suối về trường, bình lọc nước, bếp ga, xoong nồi… và đặc biệt là làm 3 cây cầu tạm qua các con suối để thầy và trò chúng tôi không phải lội suối dưới cái lạnh thấu xương nơi biên viễn này, cũng như bà con địa phương đi lại thuận lợi và an toàn hơn. Tôi không biết nói gì hơn xin cảm ơn các nhà hảo tâm và Báo Công Lý đã chia sẻ, giúp đỡ”, thầy Hậu xúc động nói.
Các nhà hảo tâm chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò điểm trường Ruộng
Những món quà thiết thực kịp thời trao cho thầy trò điểm trường lẻ khu Ruộng vào những ngày đông giá rét, đã sưởi ấm nơi biên viễn này. Đó không chỉ là nguồn động viên vật chất mà còn là sự động viên tinh thần lớn lao đối với cả thầy và trò nơi vùng cao xa xôi này. Tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết giúp họ vượt qua muôn vàn những khó khăn, đem con chữ tới cho người dân nơi đây.
Theo congly
Thanh Hóa: Hơn 700 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với số tiền gần 197 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, đến 31/10/2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 730 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên...
Công ty CP xây dựng Hancorp.2 nợ bảo hiểm xã hội với số tiền hơn 30 tỷ đồng
Theo đó, tính đến 31/10/2019, tổng số nợ bảo hiểm xã hội đối với 730 doanh nghiệp phải tính lãi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là gần 197 tỷ đồng. Trong đó, số tiền nợ bảo hiểm xã hội hơn 135 tỷ đồng, tiền lãi gần 62 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, một số doanh nghiệp gặp khó khăn do hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, chiếm dụng vốn, nợ chồng chéo, chậm được giải ngân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, bị phong toả hoá đơn; số doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tăng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, trả lương thưởng cho người lao động bình thường nhưng vẫn tìm cách đối phó, trốn tránh, chiếm dụng tiền đóng của người lao động để sử dụng vào mục đích khách; ý thức về chấp hành pháp luật của doanh nghiệp chưa được chú trọng, còn tình trạng người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận, chủ động trốn đóng bảo hiểm xã hội, đóng không đúng mức quy định, cũng như sự hiểu biết pháp luật của người lao động còn hạn chế, chưa đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trong số 730 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa, có nhiều doanh nghiệp nợ đọng với số tiền lớn như: Công ty CP xây dựng Hancorp.2 (xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa) nợ cả lãi hơn 30 tỷ đồng; Công ty TNHH TS Vina (xã Định Liên, huyện Yên Định) nợ cả lãi hơn 17 tỷ đồng; Công ty CP sản xuất và Thương mại Ba Lan (thị xã Bỉm Sơn) nợ cả lãi hơn 6 tỷ đồng; Công ty CP Lilama 5 (phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn) nợ cả lãi là gần 8 tỷ đồng Công ty CP Khách sạn Lam Kinh nợ cả lãi hơn 4 tỷ đồng...
Hiện nay, vấn đề trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, nhất là với doanh nghiệp nợ thời gian dài, số tiền nợ lớn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn ảnh hưởng tới niềm tin và tính nghiêm minh của pháp luật.
Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện việc chuyển hồ sơ đối với các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền lớn, nợ kéo dài, xử lý nghiêm theo Nghị quyết số 05 của Tòa án nhân dân tối cao.
HOÀNG MINH
Theo Dansinh
Bộ Công Thương: Năm 2021, cả nước sẽ thiếu điện Do các dự án nguồn điện đi vào hoạt động chậm so với quy hoạch nên từ năm 2021, điện sẽ thiếu trên cả nước. Ảnh minh họa. Thực trạng này được nêu trong báo cáo được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký, gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn ngày 6/11. Bộ Công Thương cho...