Súng trường M16 ra đời như thế nào?
Phát triển chậm hơn AK-47 gần một thập kỷ song điều đó không giúp cho M16 nổi bật mà thậm chí còn tệ hơn.
Ra đời để cạnh tranh với AK-47
Nếu như AK-47 là đại diện tiêu biểu cho đường lối phát triển vũ khí cá nhân của Liên Xô thì M16 lại là sản phẩm đặc trưng phong cách Mỹ. Nói đến M16 là cả một câu chuyện dài hơi của người Mỹ trong việc phát triển một súng trường tiến công hiệu quả như AK-47.
Mỹ tỏ ra khá chậm chân trong lĩnh vực súng trường tiến công so với Liên Xô. Khi AK-47 được chấp nhận đưa vào trang bị với vai trò vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của Hồng quân vào năm 1949 thì lúc đó Mỹ vẫn còn loay hoay với khẩu súng trường M14 .
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ tập trung khá nhiều vào các vũ khí hạng nặng trong kế hoạch phòng ngự từ xa và bành trướng của họ. Mặt khác, lúc đó người Mỹ vẫn hài lòng với khẩu M1 Garand .
M14 được phát triển trên cơ sở M1, đây là mẫu súng trường bán động có khả năng chọn chế độ bắn. Nó được chấp nhận với vai trò súng trường tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ từ năm 1959.
Súng trường M14
Mặc dù M14 có uy lực khá tốt với cỡ đạn 7,62 x 51 mm, tuy nhiên đây không phải là một mẫu súng thành công. Trọng lượng của súng khá nặng lên tới 5,2 kg, dài và rất khó xoay xở.
M14 thể hiện tốt vai trò của súng trường bắn tỉa, súng trường chiến đấu chứ không phải là một súng trường tiến công đúng nghĩa. Các chương trình nghiên cứu thực địa cho thấy phần lớn binh lính Mỹ tỏ ra không hài lòng với M14.
Do đó quân đội Mỹ cần một mẫu súng trọng lượng nhẹ có khả năng chiến đấu tốt với vai trò súng trường tiến công cá nhân. Bên cạnh đó sự ra đời của AK-47 đã thúc đẩy chương trình thay thế M14.
Video đang HOT
Dẫn đầu chương trình thay thế M14 là nhà thiết kế Eugene Stoner của Công ty Armalite với mẫu AR-15 , sự phát triển của AR-15 được tiến hành vào khoảng năm 1956.
AR-15 là một súng trường bán tự động hoạt động theo nguyên tắc trích khí trực tiếp. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5,56 x 45 mm (hộp tiếp đạn này về sau đã trở thành tiêu chuẩn của NATO cho súng trường cá nhân).
Súng trường AR-15 với loa che lửa kiểu 3 cạnh
Tháng 02/1958, Hội đồng bộ binh quân đội Mỹ đã tiến hành đánh giá AR-15 với M14 tại trung tâm huấn luyện Fort Benning, bang Georgia. Các thử nghiệm cho thấy, AR-15 là một vũ khí tiềm năng để thay thế cho M14, nó bắt đầu được đưa vào sản xuất từ năm 1959.
Tuy nhiên sau đó vì lý do tài chính, Armalite đã bán thiết kế của mình cho hãng Colt vào năm 1959. AR-15 chính thức được chấp nhận bởi Không quân Mỹ vào năm 1961.
Quá trình đánh giá trên chiến trường
Năm 1962 khoảng 1.000 khẩu AR-15 được đưa đến chiến trường Việt Nam để tiến hành đánh giá.
Các cố vấn Mỹ tại chiến trường Việt Nam đã nộp những bản báo cáo khống ca ngợi AR-15 một cách hết sức hào phóng. Chỉ có những người trực tiếp sử dụng mới có một đánh giá đầy đủ về loại súng trường này.
AR-15 được thử nghiệm đầu tiên trên chiến trường Việt Nam
Thời điểm đó, tại Lầu Năm Góc tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau, một ủng hộ AR-15 và một ủng hộ M14. Ngay cả Tổng thống John F. Kennedy cũng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã ra lệnh cho Bộ trưởng Lục quân Cyrus Vance tiến hành đánh giá M14, AR-15 và AK-47.
Báo cáo thử nghiệm nói rằng M14 phù hợp với quân đội, tuy nhiên lúc đó Cyrus Vance đã thắc mắc tính khách quan của báo cáo và yêu cầu Tổng thanh tra quân đội tiến hành đánh giá lại. Kết quả kiểm tra lại cho thấy M14 được ưu ái hơn.
Tháng 01/1963, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara ra lệnh ngưng sản xuất M14 và chấp nhận AR-15.
Hãng Colt đã tiến hành sửa đổi AR-15 và súng được thông qua với tên gọi M16. Mặc dù M16 đã được báo cáo có những khuyết điểm cần phải khắc phục nhưng nó vẫn được chấp nhận đưa vào trang bị.
Các biến thể của M16: Từ trên xuống M16A1, M16A2, M4 Carbine và M16A4
Từ đó về sau, M16 và các biến thể cải tiến của nó trở thành súng trường tiến công tiêu chuẩn của quân đội Mỹ. Biến thể đầu của M16 sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên, các biến thể về sau sử dụng hộp tiếp đạn cong 30 viên STANAG chuẩn NATO.
Theo Tri Thức
Những điều thú vị về khẩu súng trường đáng sợ nhất hành tinh
Trùm khủng bố Osama bin Laden luôn xuất hiện cùng một khẩu AK trong khi hơn 250.000 người thiệt mạng vì đạn bắn ra từ loại súng này mỗi năm.
Súng trường tấn công AK-47 là thành tựu của nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov. Tuy nhiên, cha đẻ của khẩu súng huyền thoại là lính xe tăng trước khi bị thương ở vai và theo đuổi sự nghiệp chế tạo vũ khí khi nghe các đồng đội phàn nàn về khẩu súng chủ lực của Liên Xô. Sách kỷ lục Guinness ghi nhận AK là súng trường tấn công phổ dụng nhất thế giới với khoảng 100 triệu khẩu đang được sử dụng, RT đưa tin. Ảnh: RT
Quân đội và lực lượng đặc biệt ở 106 quốc gia sử dụng súng trường tấn công AK-47. Nga cũng không phải quốc gia duy nhất xuất khẩu AK-47. Có tới 30 quốc gia được phép chế tạo AK-47 theo giấy phép từ Nga, bao gồm cả Trung Quốc, Israel, Ấn Độ.... Ảnh: Flickr
Người ta tin rằng, AK-47 gây thương vong nhiều hơn so với pháo binh, không kích và tên lửa hợp lại. Một ước tính cho thấy 250.000 người thiệt mạng vì đạn bắn ra từ nòng của súng AK-47 mỗi năm. Theo chuyên gia kinh tế Phillip Killicoat của Đại học Oxford, giá trung bình của mỗi khẩu AK-47 đạt 534 USD (giá năm 2005) nhưng ở các nước châu Phi, người ta có thể mua chúng với giá rẻ hơn khoảng 200 USD. Ảnh: AFP
Khi còn sống, trùm khủng bố Osama bin Laden rất hay xuất hiện cùng một khẩu AK trong các đoạn video được tung lên Internet. Theo một số nguồn tin, Mỹ đã trao cho bin Laden khẩu AK-47 để lãnh đạo các lực lượng ở Afghanistan chống lại quân đội Liên Xô. Ảnh: Reuters
Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều lính Mỹ đã vứt M16 để nhặt AK-47 vì chúng đáng tin cậy hơn. Ngày nay, lính thủy đánh bộ Mỹ vẫn mang theo băng đạn AK-47 để phòng trường hợp vũ khí của họ bị vô hiệu hóa. Ảnh: Flickr
Hình ảnh AK-47 xuất hiện trên quốc kỳ Mozambique hay trên quân phục của Zimbabwe, Burkina Faso (1984-97) và Đông Timor. Khẩu súng còn được in trên cờ của các tổ chức Hezbollah. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein có một khẩu súng AK-47 bằng vàng. Quân đội Mỹ tịch thu nó sau khi lật đổ chế độ Saddam ở Iraq. Ảnh: Reuters
Cesar Lopez, một nghệ sĩ người Colombia đã dùng hàng chục khẩu AK-47 để chế tạo thành những chiếc đàn guitar. Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan được tặng một dụng cụ âm nhạc đặc biệt trong năm 2007. Người ta cũng dùng tên Kalashnikov để đặt cho một loại rượu vodka. Nó được đóng trong những chai hình khẩu súng và chính thức xuất hiện trên thị trường từ năm 2004. Ảnh: AP
Liberation, một tờ báo của Pháp bình chọn AK-47 là một trong những phát minh quan trọng nhất thế kỷ XX, vượt qua cả bom nguyên tử và các tàu vũ trụ.
Theo Tri Thức
Súng trường Kalashnikov: 65 tuổi, 100 triệu khẩu, trên 50 quốc gia Ngày 18-6, Tập đoàn Izhevsk "Kalashnikov" kỷ niệm 65 năm ngày các loại súng trường lừng danh thuộc dòng Kalashnikov được chính thức đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô. Thông báo của tập đoàn Izhevsk "Kalashnikov" trích dẫn: "Theo lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô viết ngày 18-6-1949, súng trường Kalashnikov mô hình năm 1947 đã được...