Súng trường Arisaka: “Bại tướng” đến từ Nhật Bản
Trong Thế chiến 2, dù có căm ghét đối thủ đến đâu, lính thủy đánh bộ Mỹ không thể không thừa nhận lính Nhật Bản cực kỳ thiện chiến. May mắn cho người Mỹ là sự thiện chiến ấy đã bị hạn chế bởi Arisaka – dòng súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nhật thời đó.
Lính Nhật Bản cùng với súng trường Arisaka trong 1 cuộc đổ bộ
Theo các tài liệu và ghi chép lịch sử, quân đội Nhật sử dụng 2 mẫu súng trường Arisaka. Mẫu thứ nhất là Arisaka Type 38 vốn được đưa vào biên chế sau Chiến tranh Nga-Nhật. Type 38 sử dụng hộp đạn “cứng” 5 viên đạn cỡ 6,550mm SR. Được biết, từ khi được thiết kế năm 1905 cho đến khi bị loại biên, người Nhật đã sản xuất được khoảng 3,4 triệu khẩu súng trường mẫu này. Type 38 phổ biến đến nỗi người Anh, Thái, Trung Quốc và Nga cũng đã từng sử dụng súng trường của Nhật.
Năm 1937, Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra đã trở thành động lực thay đổi vũ khí của quân đội Nhật. Cảm thấy lép vế trước những khẩu Mauser (xuất xứ từ Đức) sử dụng cỡ đạn lớn hơn hẳn so với Type 38, Tokyo quyết định nghiên cứu và cho ra đời Type 99 – mẫu súng sử dụng đạn 7,758mm cũng thuộc dòng Arisaka.
Trong Thế chiến 2, hơn 3,5 triệu khẩu Type 99 đã được sản xuất. Tuy nhiên, nếu giai đoạn đầu chất lượng súng tốt bao nhiêu thì càng về cuối cuộc chiến, chất lượng lại tệ hại bấy nhiều. Sau khi Nhật Bản thua cuộc, 133.000 khẩu Type 99 tiếp tục được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên. Những khẩu súng được sử dụng trong cuộc chiến này được chỉnh sửa để sử dụng đạn của M1 Garand – 1 cái kết dường như đã là quá mỹ mãn với “bại tướng” đến từ Nhật này.
Theo Danviet
Ngôi mộ tập thể 113 năm tuổi của lính hải quân Nga trên đất Việt
Ngôi mộ tập thể chôn cất 12 lính hải quân Nga (có 8 người xác định được danh tính) tại nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương. Nhưng ít ai biết tại sao lính hải quân Nga lại được chôn cất ở đây, chôn cất từ bao giờ? Và sự kiện nào dẫn đến việc hình thành ngôi mộ này?
Đầu thế kỷ 20, nước Nga chìm trong khủng hoảng khi liên tiếp thất bại trong nhiều cuộc chiến tranh "solo". Trong cuộc chiến Nga - Nhật (1904 - 1905), nước Nga của Sa Hoàng thua cuộc.
Trận hải chiến quyết định diễn ra ngay trên vùng biển Trung Quốc từ tháng 2 - 4.1904. Tham gia trận hải chiến có tuần dương hạm Diana. Đây là anh em song sinh, cùng hạ thủy vào năm 1901 với tuần dương hạm Rạng Đông.
Video đang HOT
Rạng Đông là chiến hạm có tên tuổi lừng lẫy, một biểu tượng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, nơi đã phát tín hiệu cho cuộc tấn công cuối cùng vào Cung điện mùa Đông tại Petrograd vào ngày 7.11.1917.
Tuần dương chiến hạm Rạng Đông - anh em sinh đôi với Tuần dương chiến hạm Diana. Ảnh: Tư liệu
Thông số kỹ thuật của tuần dương chiến hạm Rạng Đông và Diana như nhau: Mức choán nước 6.731 m3, tốc độ 20 hải lý/giờ, hải trình 4.000 hải lý, chiều dài 137 m, chiều rộng 16,8 m. Thành boong dày 38 - 60 mm, thành buồng lái và các đài quan sát dày 152 mm. Thủy thủ đoàn gồm 570 người. Về trang bị gồm có: Đại bác 152 mm, 8 khẩu; Đại bác 75 mm, 24 khẩu; Pháo 37 mm, 8 khẩu; Hệ thống phóng ngư lôi, 3 bộ.
Năm 1904, Diana được lệnh xuất kích đến hải cảng Lữ Thuận - một căn cứ của Nga ở Mãn Châu, Trung Quốc để phòng thủ cuộc tấn công từ hải quân Nhật. Tại đây, tháng 2.1904, Diana đã chống trả cuộc tấn công của các tàu chiến Nhật Bản. Tháng tư năm ấy, Diana xông ra chặn đòn tấn công, phá vỡ kế hoạch của hải quân Nhật toan vây chặt hạm đội Nga. Tháng sáu, Diana đột kích, chọc thủng vòng phong tỏa của đoàn tàu Nhật đang muốn bịt kín cửa ngõ ra vào cảng. Bằng cách đó, Diana mở đường cho những chiến hạm đồng đội thoát ra biển khơi, tháo chạy.
Thoát khỏi vòng vây, một số tàu bị đối phương bắt giữ, số khác thì thủy thủ đoàn đã tự nổ mìn đánh chìm để tránh thân phận tù binh. Một bộ phận tàu Nga dạt vào bến cảng của những quốc gia trung lập. Riêng Diana không thể vượt trùng khơi về lại bến bờ quê hương nước Nga ở Vladivostok. Với thân tàu thương tích, tháng 8.1904, Diana tới cảng Sài Gòn. Chiến hạm Nga neo lại ở đó để sửa chữa cho đến tháng 10.1905, khi chiến hạm Rạng Đông cập bến cảng Sài Gòn, cả hai mới lên đường về nước.
Vượt qua được vòng vây của hải quân Nhật nhưng Diana bị tổn thất lớn, toàn bộ tàu bị hư hỏng nặng. Thủy thủ đoàn có 12 người bị thương nặng và tử vong trong thời gian neo đậu tại cảng Sài Gòn. Tất cả được chôn cất ở nghĩa trang thành phố (nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nay là công viên Lê Văn Tám). Các thủy thủ được chôn cất riêng lẻ, trên mỗi phần mộ đều có bia đá cẩm thạch, khắc rõ tên họ, chức vụ trước khi hi sinh.
Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật chiếm được Việt Nam từ tay Pháp. Trong thời gian đóng quân ở Sài Gòn, lính Nhật tìm thấy những ngôi mộ của lính hải quân Nga, kẻ thù cũ (40 năm trước) và là kẻ thù mới (Liên Xô trong phe Đồng minh chống lại phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2) nên đã tiến hành đập phá tất cả bia mộ. Vì chiến tranh, vì loạn lạc, những ngôi mộ của 12 lính hải quân Nga đã bị chìm vào lãng quên trong thời gian dài.
Mãi đến năm 1984, chính quyền TP.HCM di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ra khỏi trung tâm. Trong lúc khai quật, người ta tìm thấy những hài cốt lạ. Với những bằng chứng, tư liệu, chính quyền Thành phố xác định đây là hài cốt hải quân Nga.
Ngôi mộ tập thể lính hải quân Nga được dời về Nghĩa trang Lái Thiêu - Bình Dương. Ảnh: Lý Tín
Theo xác minh của Cơ quan Lưu trữ Trung tâm của Hải quân Nga, các nhà ngoại giao đã tìm thấy danh tính của 8 trong số 12 thủy thủ hải quân Nga từ trần ở Sài Gòn vào khoảng năm 1905. Sau đó quyết định cải táng di cốt của họ vào ngôi mộ tập thể. Địa điểm mộ phần được phân bổ ở nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Danh tính 8 người là: Gribanov Ilia Nicolaievich sĩ quan quân nhu, Sliusarenko Ilia thợ đốt lò, Dovganiuk Stephan thợ đốt lò, Mamontov Alecsei thợ máy, Volgin Nicolai thợ máy, Kozlov Egor thợ máy, Nigerish Ignathi thủy thủ, Martunov Nazap thủy thủ.
Tên các thủy thủ tử nạn được khắc trên thân đài tưởng niệm. Ảnh: Lý Tín
Năm 1985, trên nền ngôi một tập thể, người ta cho xây dựng một đài tưởng niệm có hình dáng một chiến hạm thu nhỏ với cột buồm cao và chiếc mỏ neo. Trên thân đài tưởng niệm ghi tên họ, chức vụ của các thủy thủ tử nạn. Phía trên, dưới mỏ neo là tấm bia trắng khắc dòng chữ: "Tưởng nhớ các thủy thủ Nga qua đời ở Sài Gòn năm 1905".
Bia tưởng niệm các thủy thủ tuần dương chiến hạm Diana - Ảnh: Lý Tin
Phía trước đài tưởng niệm có một chiếc mỏ neo bằng sắt, dài khoảng 1.5m, với chiều rộng phần dưới là 0.7m. Chiếc mỏ neo khá cũ nhưng vẫn còn rất chắc chắn, với màu đen không hề bị gỉ sét. Chưa có tài liệu nói về lai lịch, nguồn gốc chiếc mỏ neo này.
Mỏ neo bằng sắt không rõ lai lịch phía trước đài tưởng niệm. Ảnh: Lý Tín
Phía bên ngoài, bao bọc xung quanh đài tưởng niệm và ngôi mộ có hai lớp. Lớp thứ nhất là hàng rào bằng cây xanh. Lớp thứ hai là sợi xích bằng sắt lớn bao bọc. Sợi xích được thiết kế dựa trên những sợi xích có trên chiến hạm.
Những sợi xích sắt bao quanh đài tưởng niệm. Ảnh: Lý Tín
Đài tưởng niệm mô phỏng theo hình dáng con tàu Diana giúp các công dân Nga nói chung và những công dân Nga đang sinh sống tại TP. HCM nói riêng biết về lịch sử hào hùng của tuần dương hạm Diana và các thuyền viên trên con tàu vĩ đại này. Đây sẽ là một địa điểm tham quan để người Nga tìm đến dâng nến và hoa tưởng niệm mỗi khi ghé thăm TP. HCM.
Năm 2002, các đại diện chính thức của Giáo hội Chính thống Nga đã có chuyến thăm phụng vụ đến Việt Nam. Lần đầu tiên sau gần một trăm năm, nghi lễ cầu siêu Chính thống giáo được các linh mục cử hành trên nấm mồ những thủy thủ Nga. Từ đó trở đi, mỗi khi tàu chiến Nga ghé thăm miền Nam Việt Nam, các thủy thủ Nga đều tới viếng mộ những người đồng hương tiền bối.
Đài tưởng niệm thành nơi viếng thăm của người Nga khi đến Sài Gòn. Ảnh: Lý Tín
Về số phận của các con tàu Nga, tuần dương hạm Rạng Đông đã đi vào lịch sử nước Nga, góp phần vào cuộc Cách mạng vĩ đại năm 1917 và bảo tồn, còn số phận tàu Diana thì rất đáng buồn. Năm 1922, khi chính phủ nước Cộng hòa Xô Viết trẻ tìm mọi cách để chống đói, tuần dương hạm này đã được bán cho nước Đức làm sắt vụn.
Theo Danviet
Kế hoạch của Nhật dội 150 triệu bọ chét tiêu diệt quân Mỹ Bọ chét từ quả bom ném xuống sẽ bám lên những con chuột trong vùng và khiến bệnh dịch hạch lan truyền nhanh chóng. Bọ chét là vật trung gian truyền bệnh dịch hạch. Trong Thế chiến 2, Trung Quốc tố Nhật Bản từng tấn công bằng vũ khí sinh học khiến hàng ngàn người dân nước này thiệt mạng. Có một sự...