Sửng sốt với những hình xăm bằng dao lam
Những vòng xoáy tinh tế hay những chấm chấm phức tạp không phải là vết sẹo mà là hình xăm của bộ tộc Bodi và Surma ở Ethiopia.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue đã chia sẻ bộ ảnh đáng kinh ngạc về tục lễ xăm mình của một số bộ tộc châu Phi. Đó không giống là những hình xăm thông thường (chích mực vào da thịt) mà là vết tích được tạo ra từ gai và dao lam.
Người dân bộ tộc Bodi và Surma ở Ethiopia cho rằng, những hình xăm này là biểu tượng cho vẻ đẹp của tuổi trưởng thành. Cách tạo vết sẹo lồi lõm trên da cũng được người Karamojong ở Uganda ưa chuộng và người Nuer, Sudan áp dụng tương tự ở trên trán.
Họ dùng gai để kéo da ra và một lưỡi dao lam để cắt da
Sau đó họ dùng nhựa hoặc tro cây để làm cho vết thương lồi ra khi lành
“Cô gái 12 tuổi bị xăm hình trong suốt 10 phút đã không nói một lời nào và không hề kêu đau đớn. Mẹ cô bé sử dụng một cái gai để kéo da ra và một lưỡi dao lam để cắt da. Sau đó họ dùng nhựa hoặc tro cây để làm cho vết thương lồi ra khi lành. Tôi hỏi cô ấy có đau không và cô ấy trả lời rằng gần như không thể chịu đựng nổi. Cô ấy không dám biểu hiện một chút đau đớn trên khuôn mặt trong buổi lễ vì như vậy sẽ bị coi là điều đáng xấu hổ cho gia đình” – nhiếp ảnh gia Eric kể lại lần chứng kiến nghi lễ trưởng thành của người bộ tộc Surma.
Người dân ở đây cho rằng sự chịu đựng đau đớn là dấu hiệu cho thấy các cô gái có thể đối phó được với việc sinh con trong tương lai. Tuy nhiên, cách xăm ghê rợn, đẫm máu này lại là nguy cơ gia tăng các bệnh lây lan qua đường máu.
Ở phía nam Omo, sử dụng chung lưỡi lam khiến cho bệnh viêm gan siêu vi và AIDS ngày một lan rộng. Thế nhưng, đối với các bộ tộc, điều này không quan trọng vì những vết sẹo mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của họ.
Một số hình ảnh được nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue chia sẻ:
Phụ nữ Surma cũng xăm mình và xâu khuyên môi theo truyền thống.
Video đang HOT
Một người đàn ông Mursi với hình xăm từ vết sẹo trên ngực của mình. Người Mursi cho rằng hình xăm là biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh.
Cả Menit và bộ lạc Surma đều có những hình xăm trên mặt bằng gai cây
Một phụ nữ ở bộ lạc Menit sống gần với Surma ở thung lũng Omo
Các bộ tộc như Dassanech ở thung lũng Omo tập trung xăm vào vai, nhưng người Surma và các bộ tộc khác thì thực hiện ở mặt và đầu.
Hình xăm của nữ giới và nam giới.
Vẻ đẹp biểu tượng của bộ lạc
Hình xăm râu của phụ nữ Afar.
Nhiều người đàn ông Nuer xăm 6 dòng trên trán biểu tượng cho sự trưởng thành.
Bộ lạc Toposa của Nam Sudan là có hình xăm phức tạp nhất là những “dấu chấm” trên khắp cơ thể.
Nhiều những hình xăm phức tạp, hoa văn trên mặt.
Theo Khampha
Hãi hùng bộ tộc ném trẻ con cho cá sấu...ăn thịt
- Với những đứa trẻ bị coi là điểm gở, người dân trong bộ tộc này sẽ quẳng chúng cho cá sấu ăn thịt hoặc bỏ rơi trong bụi rậm.
Daily Mailđưa tin, Buko Balguda, 45 tuổi, luôn phải sống một mình cô đơn trong ngôi làng Duss của bộ lạc Karo ở thung lũng Omo, miền nam Ethiopia. Đáng lẽ ra, cô có tới 7 người con trai và 8 người con gái nhưng tất cả bọn trẻ đều bị giết lúc chào đời. Những người lớn tuổi trong bộ lạc coi chúng là những đứa con đáng nguyền rủa, mang lại điểm gở cho dân làng.
"Tôi đã mất 15 đứa con, 7 trai và 8 gái. Thời gian đó, truyền thống của bộ tộc của chúng tôi rất khắc nghiệt. Tôi không tôn trọng những truyền thống của bộ tộc, vì vậy, họ giết những đứa con của tôi", Buko chia sẻ.
Những đứa trẻ bị coi là mingi sẽ bị quẳng xuống sông cho cá sấu ăn thịt hay bị bỏ đói tới chết.
Đối với Balguda, bi kịch bắt đầu từ trước khi cô kết hôn. Người chồng tương lai của cô đã không tham gia vào một buổi lễ truyền thống của bộ lạc - một nghi thức đầu tiên mà nam giới phải hoàn thành trước khi lấy vợ.
Tuy nhiên, Buko không phải là trường hợp duy nhất. Quan niệm về những đứa trẻ đáng nguyền rủa hay còn gọi là "mingi" vẫn còn tồn tại trong cuộc sống của người dân bộ tộc Hamer và Bana. Người lớn tuổi ở đây khẳng định rằng những đứa trẻ mingi phải bị giết trước khi chúng mang những điều xấu đến cho bộ lạc.
Khi Balguda kết hôn, tộc trưởng đã tuyên bố, bất cứ đứa trẻ nào mà họ sinh ra đều bị coi là bất hợp pháp và sẽ bị "tử hình" khi chào đời.
Dân làng sẽ quẳng những em bé xuống dòng sông Omo đầy cá sấu này.
Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến đứa trẻ bị coi là "mingi". Bộ tộc này cũng "xếp" những đứa trẻ tàn tật hay dị dạng khác, sẽ mang lại điềm xấu cho dân làng.
"Nếu chiếc răng đầu tiên mọc ở hàm trên chứ không phải hàm dưới, đứa trẻ đó sẽ bị coi là mingi. Bị coi là mingi không có nghĩa là đứa trẻ nào cũng chết. Người dân trong bộ lạc sẽ bỏ rơi chúng trong bụi rậm mà không cho thức ăn và nước uống hoặc là họ sẽ quẳng chúng từ vách đá xuống giữa dòng sông cho bầy cá sấu ăn thịt", nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue cho biết. Eric đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các bộ lạc Karo và Hamer.
Mặc dù chính phủ Ethiopia đã cố gắng ngăn cấm hủ tục này nhưng mỗi ngày, những đứa trẻ vẫn bị quẳng cho cá sấu, linh cẩu ăn thịt hay bị bỏ đói cho đến chết.
Năm 2012, bộ lạc Karo cuối cùng đã chấp thuận chấm dứt quan niệm đáng sợ này nhờ nỗ lực của Lale Labuko và John Rowe, người sáng lập tổ chức từ thiện Omo Child. Tổ chức này đã dành nhiều thời gian để thuyết phục những người cha, người mẹ Bana và Hamer đem những đứa trẻ mingi cho gia đình khác thay vì giết chúng.
Đến nay, tổ chức Omo Child đã cứu sống khoảng 37 đứa trẻ mingi. Chúng được chăm sóc tại các trại trẻ mồ côi.
"Biết mình mang thai một đứa trẻ mingi, một số người phụ nữ đã đồng ý đưa con của họ đến tổ chức. Tuy nhiên, quan niệm về những đứa trẻ mingi vẫn khó có thể thay đổi được ở những người lớn tuổi. Mỗi năm, ước tính khoảng 300 trẻ vẫn bị người dân bộ tộc Bana và Hamer giết hại", Lafforgue nói.
"Mặc dù bộ lạc Karo không còn hủ tục đáng sợ đó nhưng nó vẫn tồn tại trong bộ lạc Bana và Hamer. Điều này là bất hợp pháp nhưng những người lớn tuổi luôn bí mật thực hiện và cho đến nay vẫn chưa có ai bị bắt giữ", Lafforgue nói thêm.
Đến nay, quan niệm đã thay đổi nhưng nỗi đau của những người phụ nữ như Balguda vẫn ở lại. "Lúc đó, tôi không có lựa chọn nào. Giờ đây, tôi cảm thấy rất cô đơn vì không có ai bên cạnh", Balguda tâm sự.
SONG TÚ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những bức ảnh hiếm thấy về đời sống thực ở Triều Tiên Từ cảnh tượng trẻ em làm việc vất và trên cánh đồng cho đến nhóm binh sĩ đẩy xe bus chết máy, đó là những bức ảnh mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể không muốn lộ ra ngoài. Được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue trong chuyến thăm cuối cùng của ông tới Triều Tiên, những bức...