Sửng sốt với kho trang sức bằng vàng hơn 3.000 năm tuổi
Thị trấn Tell el-Ajjul – một trong những trục lộ thương mại lớn nhất thế giới thời cổ xưa – được xây dựng cách đây khoảng 3.600 năm được các nhà khảo cổ khai quật ở Dải Gaza nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Họ bất ngờ khám phá nhiều di vật cổ quý giá như đồ trang sức và đồ gốm của đảo Síp. Lãnh đạo cuộc khai quật là Peter Fischer, giáo sư Đại học Gothenburg của Thụy Điển.
Thị trấn Tell el-Ajjul – một trong những trục lộ thương mại lớn nhất thế giới thời cổ xưa – được xây dựng cách đây khoảng 3.600 năm được các nhà khảo cổ khai quật ở Dải Gaza nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Họ bất ngờ khám phá nhiều di vật cổ quý giá như đồ trang sức và đồ gốm của đảo Síp. Lãnh đạo cuộc khai quật là Peter Fischer, giáo sư Đại học Gothenburg của Thụy Điển.
Thị trấn Tell el-Ajjul được khai quật lần đầu từ năm 1930-1934, với số lượng lớn đồ gốm, đồ trang sức bằng vàng được tìm thấy, trong đó nhiều hiện vật đang được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh.
Khuyên tai vàng hình chim ưng tìm thấy ở Tell el-Ajjul và đồ gốm khai quật ở Tell el-Ajjul.
Theo tin từ tờ Ha”aretz của Israel, những cuộc khai quật gần đây phát hiện mối giao thương giữa Tell el-Ajjul và người dân quanh Địa Trung Hải diễn ra hơn 500 năm. Hơn 200 mảnh gốm hiếm tìm thấy bên ngoài Síp được khai quật từ những đống đổ nát – yếu tố cho thấy mối kết giao khá chặt chẽ giữa người dân Tell el-Ajjul và đảo Síp.
Video đang HOT
Sau khi chở đến Tell el-Ajjul đồ gốm Síp cũng như những món đồ bằng đồng đỏ và đồng thanh được phân phối ra khắp khu vực Levant ngày xưa nằm ở phía đông Địa Trung Hải (nay gồm Liban, Israel và một số khu vực thuộc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ) và gồm cả Transjordan (sau năm 1946 được đổi tên thành Jordan), Giáo sư Peter Fischer tin rằng sự giàu có của Tell el-Ajjul nhờ giao thương với đảo Síp.
Hàng hóa nhập khẩu từ Syria, Thung lũng Jordan, Ai Cập và Mycenae (điểm khảo cổ ở Hy Lạp) là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của trạm thông thương Tell el-Ajjul từ khoảng năm 1650 đến 1300 trước CN.
Giáo sư Peter Fischer nhận định: “Phần lớn trong số hơn 1.300 đồ trang sức bằng vàng ở Tell el-Ajjul được chế tác tại địa phương này và từ đây phân phối ra khắp vùng Levant, gồm cả Transjordan. Tuy nhiên, tại thị trấn này cũng xuất hiện đồ trang sức tinh xảo của người Ai Cập”.
Giáo sư Peter Fischer tại điểm khảo cổ Tell el-Ajjul.
Một lượng lớn đồ gốm sang trọng ở Tell el-Ajjul được nhập khẩu từ đảo Síp – một trong những nhà chế tạo đồ gốm hàng đầu ở phía đông đảo Aegean nằm trong vùng biển cùng tên trong khu vực Địa Trung Hải. Có vẻ như người dân Tell el-Ajjul trao đổi những chiếc lọ gốm châu Phi cùng với rượu và dầu lấy đồ gốm sang trọng của Síp.
Điều không may là, làn sóng xây dựng nhà cửa bên trên tàn tích Tell el-Ajjul hiện nay đang đe dọa gây cản trở những nỗ lực khai quật khảo cổ và thậm chí có thể hủy diệt hoàn toàn di tích nền văn minh cổ. Năm 2011, những cuộc khai quật Tell el-Ajjul buộc phải dừng lại do những quy định hạn chế của Ai Cập và Israel.
Theo CAND
Bỗng dưng phát hiện vương miện vàng dưới gầm giường ngủ
Một người đàn ông bất ngờ phát hiện vương miện bằng vàng ròng 2300 năm tuổi thuộc thời Hy Lạp cổ đại trong thùng báo cũ dưới gầm giường.
Một người đàn ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện hộp nữ trang mà ông được thừa kế từ người ông nội trong đó có chiếc vương miện vàng ròng 2.300 năm tuổi thuộc thời Hy Lạp cổ đại. Người chủ chiếc vương miện không ngờ được rằng món đồ cũ này có giá ít nhất là 100.000 bảng Anh (khoảng 145.000 USD).
Mail Online cho hay người chủ giấu tên vương miện bằng vàng quý giá trên đã nhìn thấy cổ vật này từ gần một thập kỷ trước. Tuy nhiên, ông không nhận ra giá trị hay tầm quan trọng của chiếc vương miện vàng đó nên đã để nó vào trong thùng báo cũ dưới gầm giường. Chỉ khi những chuyên viên định giá từ công ty đấu giá Duke's ở Dorchester, Dorset đến nhà người đàn ông nghỉ hưu để xem xét một số đồ vật thừa kế từ cụ nội thì ông mới biết rằng mình sở hữu một báu vật có niên đại vào khoảng năm 300 TCN mà không hề hay biết.
Vương miện bằng vàng ròng 2.300 năm tuổi.
"Vương miện bằng vàng ròng đó có thể thuộc danh mục vương miện có niên đại từ thời Hellenistic (năm 31-323 TCN). Căn cứ vào kiểu dáng, nó được chế tạo ở phía Bắc Hy Lạp. Chiếc vương miện có bề rộng 20 cm và nặng khoảng 100 gram. Vương mượn quý giá này được làm thủ công bằng vàng ròng và do thợ kim hoàn có tay nghề chế tác", Guy Schwinge - người đấu giá của Duke's Auctioneers cho biết.
Vương miện vàng ròng mô phỏng những chiếc vòng tết từ lá thật mà người Hy Lạp cổ đại đội trên đầu trong nghi lễ tôn giáo hoặc dùng làm phần thưởng trong các cuộc thi thể thao và nghệ thuật. Những chiếc vòng lá này mang hình dáng của những nhánh cây nguyệt quế, cây sồi và cây ô-liu, tượng trưng cho sự thông thái, chiến thắng, hòa bình và đức hạnh.
Tâm Anh (theo Ancient Origins)
Theo_Kiến Thức
Ngắm thiết kế những nhà hàng nổi ấn tượng trên thế giới Những nhà hàng nổi độc đáo trên thế giới là địa điểm lý tưởng thu hút thực khách đến trải nghiệm ăn uống. Nhà hàng McBarge (Vancouver, British Columbia, Canada): Được xây dựng vào hội chợ Expo 86, nhà hàng nổi McBarge từng là một địa điểm thu hút nhiều thực khách. Tuy nhiên, nhà hàng này sau đó đã bị bỏ hoang...