Sửng sốt vì tiền điện tăng gấp đôi
Gần đây, hàng loạt hộ gia đình kêu trời về tình trạng hóa đơn tiền điện bỗng dưng tăng gấp đôi. Nhiều người nghi ngờ liệu có sự nhầm lẫn “có chủ đích”.
Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi trước sự ngỡ ngàng của chủ nhà.
Chị Hằng ở ngõ 139 Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cảm thấy choáng váng khi hóa đơn tiền điện tháng vừa rồi là 1,2 triệu đồng, tăng gấp đôi các tháng trước. Chị cho biết, khi cầm tờ hóa đơn, thấy số tiền điện tăng vọt chị chỉ nghĩ tháng vừa rồi thời tiết nóng, gia đình dùng điều hòa nên số điện nhảy vọt lên. Song, thấy nhiều người phản ánh cũng bị tình trạng tương tự, xem lại chị mới thấy số tiền này là bất hợp lý bởi gia đình vẫn sử dụng điện bình thường, chỉ thêm cái điều hòa công suất nhỏ nhưng thi thoảng mới bật.
“Nhà có trẻ nhỏ, sợ cháu bị viêm họng nên mỗi ngày gia đình chỉ dám bật điều hòa khoảng 5 tiếng, từ 22h đến 2h sáng. Mà không phải ngày nào cũng bật. Chúng tôi chỉ dùng điều hòa vào những ngày nắng nóng, còn bình thường bật quạt. Như vậy giỏi lắm một tháng cũng mất thêm khoảng 100 số điện nữa chứ không thể tăng gấp đôi so với những tháng trước được“, chị Hằng tính toán.
Trường hợp hóa đơn tiền điện bỗng nhiên tăng gấp đôi không chỉ xảy ra ở một khu vực mà tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội cũng có tình trạng tương tự.
Chị Vũ Thị Thủy làm thu ngân cho một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ khi tiền điện tháng này của quán vụt tăng, cao gần gấp đôi so với tháng trước.
“Sau khi tiền điện bị tăng vụt lên 13 triệu đồng (tháng trước là 8 triệu đồng), chủ quán cứ nghĩ do trời nóng nên tiền điện đội lên và bắt nhân viên sử dụng điện thật tiết kiệm, khi không có khách phải tắt bớt thiết bị điện không cần thiết. Tuy nhiên, nhân viên ở quán ai cũng thắc mắc bởi điều hòa và các thiết bị điện khác tại quán vẫn sử dụng bình thường, quán cũng không sử dụng thêm thiết bị điện nào, vậy tại sao hóa đơn tiền điện lại tăng lên gần gấp đôi?” – chị Thủy bức xúc.
Anh Nguyễn Tuấn Linh ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho biết, so với những tháng trước, gia đình anh không dùng thêm thiết bị điện nào nhưng tiền điện tháng này cũng tăng gấp, đôi từ 640.000 đồng (tháng trước) lên 1,2 triệu đồng (tháng này) mà không rõ nguyên do.
Video đang HOT
Trong khi đó, cũng có không ít người khác ca thán bởi tiền điện phải đóng tháng này quá cao so với mức mà họ sử dụng. Thậm chí, có hộ còn rất bức xúc do cả gia đình đi du lịch một tuần liền, không sử dụng tới bất cứ thiết bị điện nào trong thời gian đó, thế mà hóa đơn tiền điện không những không giảm mà tháng này còn bị tăng lên gấp đôi.
Nhiều người còn cho hay, khi đi đóng tiền điện có thắc mắc tại sao hóa đơn tiền điện tháng này lại tăng vọt lên như vậy họ đều được giải thích từ phía đơn vị thu tiền điện, rằng “do trời nóng, điều hòa mở nên tốn điện hơn”.
Liệu có thêm sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ điện? (ảnh minh họa)
Trước đó, anh Nguyễn Tuấn Linh – sau khi phát hiện chênh lệch tiền điện tại văn phòng tháng 6 tăng gấp đôi so với tháng 5 dù điện sử dụng rất ít, đã làm đơn khiến nại lên điện lực quận Ba Đình. Kết quả, sau khi kiểm tra so sánh hóa đơn điện với số điện thực tế, đại diện phía điện lực Ba Đình đã thừa nhận trường hợp của anh Linh là do đội quản lý phường có ghi nhầm và cam kết sẽ trừ các chỉ số ghi sai vào tháng 7.
Tuy nhiên, đa số mọi người dều cho rằng, nếu ghi nhầm, phía nhà cung cấp chỉ có thể nhầm một vài trường hợp chứ không thể có chuyện nhầm đồng loạt, diễn ra tại khắp các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội như vậy.
Anh Nguyễn Văn Đức, một trong những trường hợp nhận được hóa đơn tiền điện tháng này tăng vọt, cho rằng, người dân kiểu gì cũng bị thiệt bởi giá điện hiện nay được áp dụng theo mức lũy tiến và số tiền đền bù sẽ không đúng với thực tế giá lũy tiến.
Để chấm dứt tình trạng “ghi nhầm số điện” của nhân viên điện lực và kiểm soát được tiền điện chính xác nhất, một số người cho rằng nên kiểm tra và so sánh hóa đơn tiền điện hàng tháng, nếu thấy vênh số điện thì phải kiểm tra công tơ điện ngay lập tức. Thậm chí, nên lắp thêm một công tơ điện nữa trong nhà để tiện so sánh số điện hàng tháng giữa công tơ điện trong nhà với công tơ điện ở ngoài cột của phía điện lực. Làm như thế mới mong “sự cố ghi nhầm số điện” không còn xảy ra hàng loạt như hiện nay.
Theo xahoi
Giá điện sẽ tăng cao?
Giá điện cần được tăng theo lộ trình từng bước ngắn để không tác động quá lớn đến lạm phát.
Giá than bán cho ngành điện chính thức được phép điều chỉnh tăng khá cao, kéo theo nguy cơ giá điện tăng mạnh.
Tăng thêm gần 30%
Theo ông Nguyễn Văn Biên- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than-Khoáng sản VN (Vinacomin)- từ 20.4 giá than bán cho ngành điện đã được Thủ tướng và Bộ Công Thương chấp thuận cho tăng bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011- tương đương 84% giá thành sản xuất than năm 2013.
Lý giải cho việc tăng giá này, theo Vinacomin, trong quý I/2013 giá than bán cho ngành điện mới chỉ bằng 71 - 73% giá thành năm 2011 đã kiểm toán và bằng 63 - 66% giá thành năm 2013. Tính riêng trong quý I, tổng giá trị than bán cho ngành điện thấp hơn giá thành năm 2013 khoảng 1.500 tỉ đồng. Vinacomin cho rằng, giá bán cho ngành điện thấp, trong khi phải cung cấp cho ngành điện tới 50% sản lượng trong nước (4 triệu tấn) nên ngành than "đuối sức". Bên cạnh việc được điều chỉnh giá than bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011, Vinacomin cũng cho rằng nếu được điều chỉnh tiếp theo lộ trình bằng giá thành năm 2013 và có lãi thì điều kiện sản xuất, đời sống công nhân... mới tốt lên.
Trên thực tế, việc ngành than nôn nóng tăng giá than bán cho ngành điện không chỉ vì giá này đang phải duy trì ở mức thấp, mà còn do xuất khẩu than không thuận lợi, giá xuất khẩu xuống thấp không đủ để bù lỗ giá than bán cho ngành điện như trước đây.
Đáng nói, để bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011 thì giá than bán cho ngành điện sẽ phải tăng thêm khoảng 27 - 29% so với giá năm 2011, đẩy đầu vào ngành điện tăng mạnh tương ứng. Trao đổi với PV, ông Đinh Quang Tri- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN)- cho biết chưa nhận được phương án tăng giá của ngành than. "Than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than. Hiện tại, nguồn huy động nhiệt điện than xấp xỉ hơn 100 triệu kWh/ngày và ngày càng tăng lên. Tỉ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt điện than, qua đó tác động đến giá điện"- ông Tri cho hay.
Cũng theo lãnh đạo EVN, theo thông tư 31 của Bộ Công Thương, giá các yếu tố dẫn tới giá điện tăng lên thì mới tính cụ thể mức tăng giá điện. Tháng 5-6 sẽ tính cụ thể giá, nếu nước về sớm ở các nhà máy thủy điện thì thuận lợi; nếu không, sản xuất điện sẽ còn khó khăn hơn, phải đổ dầu vào chạy điện.
Phải có lộ trình tăng
Theo chuyên gia kinh tế- TS Nguyễn Minh Phong, kéo dài tình trạng giá than bán cho ngành điện dưới giá thành là không hợp lý, nên tiến tới điều chỉnh dần theo giá thị trường là đúng. "Nhưng có hai điểm cần lưu ý khi tăng: Tăng phải có lộ trình, vì phải cân nhắc tác động đầu vào tới ngành điện và các ngành sản xuất khác, nếu không sẽ tạo cú sốc về giá, hệ lụy lớn hơn; thứ hai, tất cả các con số này phải được công khai, kiểm toán để tạo sự đồng thuận"- TS Phong nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Chính phủ đồng ý chủ trương tăng giá than bán cho ngành điện bằng 100% giá thành năm 2011, nhưng ngành than không thể tăng sốc một lần, mà cần chia làm nhiều đợt tăng, giảm áp lực cho giá điện.
Trên thực tế, nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng cơ cấu nguồn, nên việc tăng giá than không thể là lý do chính để dẫn tới điện tăng giá. Nhưng ngay từ đầu năm, ngành điện đã "cảnh báo" nhiều yếu tố bất lợi cho giá điện, như tình hình khô hạn diễn biến phức tạp trên cả nước, dự kiến sản lượng thủy điện năm nay thiếu hụt khoảng 1,2 tỉ kWh so với năm 2012 và có nguy cơ phải bù lại bằng điện chạy dầu và tăng tỉ lệ huy động nhiệt điện than.
Cụ thể, tình hình khô hạn ở miền Trung và khả năng thiếu khí có thể khiến EVN phải huy động 1,8 - 2,4 tỉ kWh điện chạy dầu để đảm bảo điện cho miền Nam. Và nếu trường hợp này xảy ra- theo một phó tổng giám đốc EVN- tập đoàn này sẽ phải bù khoảng 10.000 tỉ đồng và khoản lỗ này sẽ được phân bổ vào giá thành điện trong những lần tăng tiếp theo quy định. Chưa kể, EVN vẫn còn khoản lỗ treo hơn 8.000 tỉ đồng của năm 2010, cộng với 26.000 tỉ đồng lỗ chênh lệch tỉ giá- đã được cho chủ trương bù đắp dần vào giá điện cho tới năm 2015, đe dọa rất lớn tới mức tăng giá điện.
Mặt khác, theo quy định hiện hành khi có biến động giá đến 5% thì EVN được phép điều chỉnh giá điện. Nếu các yếu tố trên (tỉ lệ huy động nhiệt điện than, điện chạy dầu cao) diễn ra cùng thời điểm với việc điều chỉnh giá than bán cho ngành điện, thì yếu tố đầu vào chắc chắn sẽ vượt trên 5%. Đây là lý do một chuyên gia trong ngành cho rằng cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương cần có tính toán cân nhắc chặt chẽ tới thời điểm tăng giá của cả than và điện. Nếu giá than được điều chỉnh ngay trong mùa khô năm nay thì sức ép lên giá điện là rất lớn.
Đáng chú ý hơn, giá điện lại đang được nhận cơ chế rất "mở" của Bộ Công Thương trong dự thảo cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện. Theo đó, khi thông số đầu vào ảnh hưởng đến chi phí phát điện có biến động, làm giá điện tăng 2% so với giá đang áp dụng và nằm trong khung giá thì EVN được phép tăng giá bán điện. Với mức tăng rất thấp này, giá điện sẽ được tạo cơ hội biến động tăng nhanh và nhiều hơn.
Theo TS Lưu Bích Hồ- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược- mức tăng giá than bán cho ngành điện theo dự kiến rất lớn- gần 1/3 so với giá thành năm 2011. "Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tăng giá điện đột biến, tác động rất lớn đến lạm phát. Bởi vậy, không thể tăng đột ngột mà phải tăng dần, tăng từng bước ngắn. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phải tính toán lộ trình tăng để giữ ổn định cho nền kinh tế, không tác động lớn đến lạm phát. Với các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như than, điện, việc nhích dần lên cơ chế thị trường là đúng, nhưng nhích lên như thế nào cần phải tính toán kỹ, đặc biệt các con số lỗ lãi của các tập đoàn độc quyền phải thực sự minh bạch, không thể khi muốn tăng giá thì nói lỗ, cuối năm hạch toán lại nói lãi"- TS Hồ nhìn nhận.
Theo laodong
Không "đua" theo xăng, giá điện tạm "đứng im" Giá điện sẽ chưa tăng trong tháng 4 (Ảnh minh họa) Ít nhất trong tháng 4, giá điện chưa có kế hoạch điều chỉnh do chưa có đề xuất của EVN. Đây là khẳng định của Ông Đặng Huy Cường - Cục trường Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức...