Sững sờ nhìn em gái khỏa thân uốn éo chụp ảnh bên hoa sen
Một ngày tin dữ đến khiến tôi như đứng tim: “Mày liệu mà đưa em gái về, nó ra Hà Nội không học mà lo đi chụp ảnh khỏa thân, uốn éo bên mấy gã trai trông phát khiếp”. Nói là có bằng chứng, bạn tôi chìa ra mấy bức hình chụp ảnh mát mẻ của em tôi bên những gã đàn ông.
Mẹ tôi qua đời khi tôi lên hai tuổi, một mình bố vất vả nuôi 3 chị em tôi ăn học. Những tưởng bố sẽ ở bên chúng tôi mãi mãi nhưng một ngày nọ khi tôi vừa vào lớp 10 bố đã qua đời vì kiệt sức. Tôi không được nhìn thấy bố lúc đó nhưng người ta kể bố tôi mất trong sự đau đớn, ông nằm trên vũng bùn khi đang cấy lúa.
Tôi đã rơi nước mắt, đau lắm, nghĩ lại tất cả như có điềm báo trước. Vì tối hôm trước khi bố tôi mất tôi còn ngồi bên bố, ông dặn tôi “Sau này con lớn, con nhớ thay bố mẹ nuôi hai em Chi và Tùng ăn học nên người. Bố nhờ cả vào con đấy. Con là đứa con gái mạnh mẽ, cá tính, bố tin con sẽ làm được”. Lúc đó, tôi đã khóc, tôi nói rằng ông nói gở, tôi còn tin tưởng bố sẽ sống bên tôi đến đầu bạc răng long, ai ngờ cuộc đời ngắn ngủi vậy. Giờ nghĩ lại mà tim đau nhói.
Bố mẹ tôi không còn, cuộc sống chị em tôi trở nên lao đao, vất vả. Tôi nghỉ học ở nhà kéo cày nuôi 2 em. Chi học lớp 8 còn Tùng em trai út học lớp 6. Được cái cả 2 đứa em tôi đều ngoan ngoãn, nhưng tôi cảm nhận được rằng trong mắt các em tôi đều có một nỗi buồn không nói nên lời. Tôi biết, dù tôi có thương có yêu các em nhiều đến mấy nhưng tôi không thể bù đắp được hết hơi ấm, cũng như tình thương của người bố, người mẹ.
Thấm thoắt thời gian vất vả cũng trôi qua khi Chi vào Đại học. Ngày em ra Hà Nội, tôi đã dặn em rất nhiều điều, dặn em rằng dù có đi đâu về đâu em hãy luôn nhớ tới người chị như tôi, nhớ tới đứa em trai và gia đình mình. Tôi dặn em phải biết sống sao cho phải đạo, để cha mẹ nơi suối vàng không phải xót xa ân hận. Chi ôm tôi khóc và hứa sẽ không làm tôi phiền lòng.
Tháng đầu em ra Hà Nội, tôi ngoài làm ruộng còn cố gắng buôn bán kiếm thêm tiền gửi cho em gái. Nhưng chỉ hai tháng sau, Chi nói em đã đi làm thêm nên tôi không phải gửi tiền cho em nữa, Chi dặn tôi dành tiền đó nuôi em trai ăn học. Chưa hết, em còn gửi thêm tiền về cho tôi đỡ chật vật “Em mong số tiền ít ỏi này sẽ phụ giúp thêm chị nuôi em Tùng ăn học”. Nhiều lần tôi hỏi em, làm thêm gì mà kiếm được nhiều tiền như vậy, em nói em đi dạy thêm, bán hàng thuê. Tôi cũng yên tâm phần nào.
Tết đầu tiên đi học về, tôi không nhận ra em. Từ cô gái đen nhẻm cao gầy em biến thành một người hoàn toàn khác. Em trắng trẻo, xinh gái như mấy cô diễn viên Hàn Quốc mà tôi thường xem. Nói thật có khi tôi còn thấy em xinh đẹp hơn nhiều. Em lanh lợi tháo vát, biết làm nhiều món ăn ngon hơn. Thấy em vui vẻ yêu đời tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm lắm.
Nhưng rồi một ngày tin dữ đến khiến tôi như đứng tim: “Mày liệu mà đưa em gái về, nó ra Hà Nội không học mà lo đi chụp ảnh khỏa thân, uốn éo bên những gã trai trông phát khiếp”. Nói là có bằng chứng, bạn tôi chìa ra mấy bức hình chụp ảnh mát mẻ của em tôi bên những gã đàn ông. Tôi không tin nổi vào mắt mình. Ngay đêm hôm đó, tôi bắt xe ra Hà Nội. Lần theo địa chỉ tôi tìm được phòng Chi. Nhưng bạn bè nói em theo nhóm đi chụp ảnh với sen.
Tôi suýt ngã xuống hồ nước vì em gái tôi đang không mặc gì tạo dáng giữa hồ sen, xung quanh là mấy ông thợ ảnh uốn éo kẻ quỳ người đứng (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Tôi không báo trước với Chi mà thuê xe ôm tới thẳng Hồ Tây, nơi có những cô gái áo yếm, đang đua nhau khoe sắc giữa hồ sen. Nhìn mãi không thấy Chi đâu, tôi chen vào một đám đông. Tôi suýt ngã xuống hồ nước vì em gái tôi đang không mặc gì tạo dáng giữa hồ sen, xung quanh là mấy ông thợ ảnh uốn éo kẻ quỳ người đứng chụp ảnh miệng tấm tắc “đẹp mĩ mãn”, “tuyệt vời”, “đường cong tuyệt đẹp”… Thậm chí có thằng thanh niên loai choai, còn lội xuống nước ôm em gái tôi chỉnh tư thế này nọ các kiểu.
Chướng mắt không nhịn được tôi lội xuống hồ nước choàng khăn cho em mình rồi kéo lên mặc cho đám đông la hét, còn Chi thì liên tục giật tay tôi “Ôi chị! Em đang kiếm tiền mà…”. Quá ức chế, tôi cho Chi một tát đau đớn “Mặc quần áo rồi về quê, không có học hành gì nữa cả”.
Tên thanh niên loai choai lúc nãy còn cản đường tôi “Bà nhà quê này ở đâu ra vậy? Có hiểu thế nào là nghệ thuật không vậy”. Chi khóc nức nở, xin lỗi mọi người rồi theo tôi về.
“Chi ơi, đã xong đâu em, còn cảnh nằm lên cánh sen nữa mà. Chi ơi”, vẫn giọng tên thanh niên choai choai, đánh son đó.
Sau hôm đó, Chi nghỉ học theo tôi về quê, em khóc rất nhiều. Tôi cũng không có tâm trạng dỗ dành, những hình ảnh về Chi hôm đó khiến tôi ám ảnh mãi. Có lẽ, tôi quá nuông chiều, vì tôi thiếu hiểu biết nên không thể dạy em mình đến nơi đến chốn. Tôi khóc khi nghĩ đến bố mẹ mình, cảm giác tội lỗi bủa vây.
Nghỉ được một tuần, tôi và Chi ngồi nói chuyện với nhau. Tôi nói với em những hành động như thế là sai, là đi ngược thuần phong mĩ tục, tôi nói em làm điều gì hãy nghĩ đến gia đình, tới bố mẹ đã khuất. Đừng quá nông nổi vội vàng, nếu em có chuyện gì tôi sẽ không thể sống nổi, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn cha mẹ.
“Chị biết em muốn đỡ đần chị, nhưng không phải bằng cách đó, giờ việc quan trọng là học hành. Em làm thêm bằng cách đó, người ta cười em một cười chị mười, nhưng người ta nhắc đến cha mẹ em có đau lòng không? Thực sự những điều diễn ra chị chưa thể gạt bỏ được”. Tôi đã khóc rất nhiều.
Chi sợ, em quỳ xin tôi tha thứ, em xin được ở nhà để cùng tôi làm việc nuôi em trai ăn học. Nhưng tôi đã không cho phép Chi làm điều đó, tôi không muốn em ở nhà rồi sống cảnh như tôi. Tôi muốn em học hành nên người vì thế việc quay lại trường học là điều bắt buộc. “Dù có vất vảbao nhiêu chị cũng không thể để em nghỉ học. Vì thế, ngày mai em hãy quay lại trường học, chỉ cần em hiểu những điều chị làm tất cả là vì em”. Hai chị em tôi ôm nhau khóc nức nở, ngoài trời nắng đã lên sau những ngày mưa dông.
Theo ĐSPL
Tranh chấp tại Đại học Hoa Sen: Khổ nhất chính là sinh viên
Khi việc phân định hình thức là "tư thục" hay "không vì lợi nhuận" của trường Đại học Hoa Sen còn chưa đi đến kết luận cuối cùng thì đối tượng chịu thiệt nhất trong chuyện này lại rất rõ ràng: không ai khác ngoài sinh viên.
Lấy lý do là trường "đại học không vì lợi nhuận" theo công bố tại một buổi "đại hội đồng cổ đông thường niên" diễn ra ngày 25.1 trước đó, trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) đã lần đầu tiên tổ chức Đại hội toàn trường vào sáng 31.1.
Tham dự đại hội khoảng 380 người gồm các thành viên góp vốn, thành viên hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu sinh tại trường.
Đại hội có nhiều nội dung như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo của ban kiểm soát, phương hướng năm học 2014-2015, góp ý dự thảo sửa đổi hai quy chế liên quan đến trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là quy chế tổ chức hoạt động và quy chế tài chính nội bộ.
Tại đại hội lần này, ngay phần mở đầu đã xảy ra áo loạn do tranh cãi về tính pháp lý giữa các cổ đông và ban tổ chức.
Một số cổ đông cho rằng, đại học Hoa Sen đứng ra tổ chức đại hội toàn trường là không đúng quy định. Nếu trường muốn phát triển theo cơ chế "không vì lợi nhuận" căn cứ vào Điều lệ đại học (hiệu lực từ ngày 30.1.2015) thì cần phải làm hồ sơ, sau khi được Bộ GD&ĐT thẩm định và được Chính phủ công nhận mới được tiến hành đại hội.
Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trả lời, ngày 10.12.2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 70/2014/QĐ-TT ban hành Điều lệ trường đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 30.1.2015.Trong đó có quy định chi tiết về tổ chức của trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Kể từ ngày 30.1.2015, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không tổ chức đại hội đồng cổ đông mà thay vào đó là tổ chức Đại học toàn trường.
Trong đại hội, vấn đề đại họ "không vì lợi nhuận" được nhiều cổ đông đặt lên mức quan trọng nhất với nhiều ý kiến phát biểu.
Cổ đông Nguyễn Công Đức (góp 6% vốn) nói: "Tôi cứ nghĩ đại học Hoa Sen đã hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận từ lâu lắm rồi và chính vì quy chế này tôi mới quyết định đầu tư vào đây. Cũng chính vì hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận trường mới được các cơ quan nhà nước, sinh viên, phụ huynh và xã hội ủng hộ. Từ sự ủng hộ này trường mới có lợi nhuận lâu dài".
Còn ông Trương Quốc Tụy, một trong những người gắn bó với đại học Hoa Sen từ ngày thành lập, cho biết rất buồn phiền trước việc nội bộ trườngbất đồng quan điểm và mâu thuẫn nội bộ.
" Vì sự tồn vong của đại hội Hoa Sen, xin các cổ đôngđừng vì đồng tiền mà làm rối mọi chuyện, làm mất uy tín của trường. Đó là tội ác!", ông Tụy phát biểu.
Một đại biểu khác cũng bày tỏ quan điểm: Chính sinh viên mới chính là người góp vốn nhiều nhất cho sự hoạt động của trường. Vì vậy, hãy lấy sinh viên ra làm mục tiêu cho sự hoạt động và cần phải phát huy được vai trò của cựu sinh viên chứ không nên chăm chăm nhìn vào lợi nhuận, vì đây là môi trường giáo dục.
Liên quan đến chủ trương "hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận", Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM đã có buổi làm việc với hội đồng quản trị và các cổ đông đại học Hoa Sen. Ngày 29.1, Sở đã có văn bản gửi những thành viên này.
Sở GD-ĐT cho rằng trường muốn hoạt động theo cơ chế này phải làm hồ sơ để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt. Hội đồng quản trị và các cổ đông chưa thống nhất được tỉ lệ góp vốn của cổ đông nên chưa đủ cơ sở pháp lý đề xuất UBND thành phố công nhận hội đồng quản trị bầu ra tại đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2.8.2014.
Hiện tại, quyết định công nhận hội đồng quản trị trường Đại học Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017 của UBND TP.HCM vẫn còn hiệu lực.
Nội bộ Đại học Hoa Sen bắt đầu chia rẽ sâu sắc khi nhóm cổ đông 30% đứng ra tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8.2014, miễn nhiệm hội đồng quản trị và bầu ra hội đồng quản trị mới. Tuy nhiên, hội đồng mới này không được công nhận vì chưa đủ cơ sở pháp lý.
Ngày 25.1.2015, trường lại tổ chức đại hội cổ đông thường niên, nhưng đại hội này không thể tiến hành do chưa đủ tỉ lệ vốn điều lệ cần thiết, do các cổ đông 30% không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ.
Sau đó 4 ngày, một nhóm cổ đông khác cũng đã nhóm họp đưa ra quan điểm riêng, trong đó phản đối "đại hội cổ đông thường niên" ngày 25.1, phản đối tên gọi "đại học không vì lợi nhuận" mà hiệu trưởng Phượng nhắc đi nhắc lại vì chưa được cơ quan có thẩm quyền nào công nhận.
Dẫu việc vấn đề "tư thục" và "không vì lợi nhuận" còn chưa được quyết định rõ ràng nhưng người chịu thiệt từ cuộc "đấu đá" này đã được thấy rõ. Thiết nghĩ, những người làm giáo dục nên cư xử cho phù hợp và đặt quyền lợi của sinh viên lên hàng đầu. Đừng vì tranh giành đồng tiền hay lợi ích.
Bởi như một số cổ đông đã nói: Cuối cùng khổ nhất vẫn là sinh viên!
Theo Motthegioi.vn
Xác ướp 200 tuổi trong tư thế thiền tại Mông Cổ Giới khảo cổ học ở Mông Cổ phát hiện xác ướp nhà sư ngồi trong tư thế thiền hoa sen và họ nhận định có thể ông đã qua đời từ đầu thế kỷ 19. Xác ướp nhà sư ngồi trong tư thế thiền hoa sen. Ảnh: Mirror Ngày 27/1, tại tỉnh Songinokhairkhan, Mông Cổ, các nhà khảo cổ học phát hiện xác...