Súng bắn tỉa đoạt mạng lính đồng minh Mỹ nhiều nhất ở Trung Đông
Với súng bắn tỉa hạng nặng M82 do Mỹ sản xuất, phiến quân Houthi đã bắn hạ hơn 500 binh sĩ của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen.
Súng bắn tỉa M82 do Mỹ sản xuất đang trở thành nỗi kinh hoàng cho chính đồng minh nước này tại Trung Đông.
Lực lượng Houthi tại Yemen vừa công bố thành tích bắn tỉa của mình khi đối phó với liên quân Arập do Saudi Arabia đứng đầu trong nửa đầu tháng 9/2019.
Chỉ trong nửa đầu tháng 9/2019, các tay súng bắn tỉa của nhóm này đã bắn hạ tới 535 binh sĩ của liên quân Arập do Saudi Arabia dẫn đầu trong một số trận chiến.
Trong số này, hầu hết bị bắn hạ bởi súng bắn tỉa hạng nặng M82 do Mỹ sản xuất.
Ngoài số lượng binh sĩ bị bắn hạ, Houthi cũng đã phá hủy 14 khẩu súng máy hạng nặng và nhiều xe chiến đấu của liên quân.
Hình ảnh vụ bắn tỉa bằng súng M82 gần đây nhất được Houthi công bố là hồi cuối tháng 8/2019 trong trận chiến diễn ra tại vùng Nijran, miền Nam Saudi Arabia, khi tay súng bắn tỉa Houthi tiêu diệt mục tiêu của mình ở khoảng cách gần 2km.
Được biết súng M82 của Houthi đều do lực lượng phiến quân này cướp được từ chính quân đội Saudi Arabia.
Tại Trung Đông, súng M82 có trong trang bị của Qatar, UAE, Bahrain và Saudi Arabia.
Tuy nhiên, đây không phải đây là lần đầu tiên M82 xuất hiện trong cuộc nội chiến đang diễn ra tại Yemen.
Chính phủ Mỹ đã viện trợ chuyển giao một số vũ khí cho lực lượng vũ trang Yemen vào năm 2012, trong đó có một số lượng lớn súng bắn tỉa M82.
Một số súng bắn tỉa khác cũng được nhận ra trong ảnh tuyên truyền của Houthi năm 2015, là chiến lợi phẩm sau các cuộc tấn công các vị trí biên phòng của Saudi Arabia.
Video đang HOT
Nắm giữ 4/13 kỹ lực bắn tỉa của thế giới, “sát thủ” M82 được coi là nỗi kinh hoàng cho binh sĩ đối phương.
Vận tốc của viên đạn nhanh hơn vận tốc âm thanh có thể giết chết đối phương trước khi họ kịp nghe thấy tiếng súng nổ.
Tuy được coi là khẩu súng bắn tỉa hàng đầu thế giới, nhưng nó lại được chế tạo bởi một nhà sản xuất súng không hề nổi danh trước đó, hãng Barrett Firearms.
M82 được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1989, nó còn được biết đến với tên gọi tiêu chuẩn M107.
Đây là một trong những dòng súng bắn tỉa hạng nặng khi sử dụng cỡ đạn lên tới 12,7mm.
Súng có chiều dài 1.400 mm, nòng súng dài 813 mm, trọng lượng 13,5kg, M82 sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên cỡ nòng 12,7 x 99 mm.
M82 được trang bị kính ngắm quang học hoặc kính ngắm hồng ngoại tùy thuộc vào nhiệm vụ.
Súng sở hữu tính năng lên đạn bằng chính lực giật của viên đạn bắn đi trước đó.
Hình ảnh phiến quân Houthi đang tác chiến với khẩu súng bắn tỉa M82.
Súng có tầm bắn hiệu quả lên tới 1,8km, trong khi tầm bắn tối đa lên tới hơn 2,6km.
Súng được thiết kế đơn giản chắc chắn để đảm bảo hiệu quả tác chiến ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
Súng có chân chống chữ V có thể gập lại, trên thân súng thiết kế một tay cầm phụ để tiện cho việc di chuyển súng.
Để tránh lực giật bởi viên đạn khi bắn ra, súng đã được thiết kế chụp bù giật hình chữ V cho phép giảm tối đa lực giật khi khai hỏa.
M82 từng tham gia nhiều cuộc xung đột trên thế giới, hiện tại súng được trang bị rộng rãi trong quân đội Mỹ cũng như các lực lượng đặc nhiệm ở các quốc gia khác.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Vì sao Iran và Ả-rập Xê-út luôn đối đầu gay gắt ở Trung Đông?
Hai quốc gia láng giềng hùng mạnh, Iran và Ả-rập Xê-út, rất khó để tìm được tiếng nói chung và luôn cạnh tranh giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Đông.
Thùng thuốc súng ở Trung Đông chực chờ phát nổ, sau cuộc tấn công vào 2 cơ sở lọc dầu của Ả-rập Xê-út. Nhóm phiến quân Houthi ở Yemen(do Iran hậu thuẫn) nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công. Tuy nhiên, Mỹ, Ả-rập Xê-út và nhiều đồng minh phương Tây cho rằng Iran phải chịu trách nhiệm, các khả năng về một cuộc tấn công quân sự đang được xem xét. Iran phủ nhận mọi cáo buộc, đe dọa hủy diệt bất cứ kẻ tấn công nào.
Đối đầu gay gắt giữa Tehran và Riyadh đã kéo dài mấy thập kỷ qua. Nguyên nhân xâu xa không đơn giản là một cuộc tấn công mà nó nằm trong chiến lược địa chính trị phức tạp của hai quốc gia Hồi giáo hùng mạnh này.
Mâu thuẫn lâu đời
Lãnh tụ tinh thần Iran Ayatollah Khamenei và Thái tử Ả Rập Xê-út Saudi Mohammed bin Salman đại diện cho hai nhánh Hồi giáo dòng Shiite và Sunni. (Ảnh: Reuters )
Một trong những nguyên nhân sâu xa gây nên mối thù địch giữa Tehran và Riyadh là mâu thuẫn tôn giáo giữa hai quốc gia Hồi giáo trong hàng chục năm qua.
Hai nước tồn tại hai dòng người Hồi giáo chính là Hồi giáo dòng Shia ở Iran và Hồi giáo dòng Sunni ở Ả-rập Xê-út. Mở rộng ra toàn khu vực, các quốc gia theo dòng Hồi giáo nào sẽ có xu hướng trông cậy tương ứng vào Iran hoặc Ả-rập Xê-út.
Ban đầu, Ả-rập Xê-út thống trị thế giới Hồi giáo, là cái nôi của đạo Hồi. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 biến quốc gia này trở thành nhà nước Hồi giáo và đem tư tưởng Hồi giáo dòng Shia đến những nơi khác trên thế giới.
Kể từ đó, quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Iran leo thang nghiêm trọng trong vòng 15 năm. Năm 2003, một liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo lật đổ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, một người dòng Sunni và là kẻ thù chính của Iran. Từ đó, Iran gia tăng đáng kể ảnh hưởng của mình ở Iraq và khu vực.
Năm 2011, những diễn biến bất ngờ của "Mùa xuân Ả-rập" đã gây ra những bất ổn chính trị lớn trong khu vực. Tehran và Riyadh tận dụng làn sóng biểu tình ở các quốc gia Ả-rập để tăng cường ảnh hưởng, đặc biệt là ở Syria, Bahrain và Yemen. Sự ngờ vực lẫn nhau trong thế giới Hồi giáo gia tăng, nguy cơ xung đột đến gần.
Lực lượng đối lập đã cáo buộc Tehran đang bành trướng, giành quyền kiểm soát lãnh thổ kéo dài từ Iran đến biển Địa Trung Hải.
Tình hình khu vực đang có lợi cho Tehran
Xung đột quân sự tại Yemen đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc chiến địa chính trị giữa Iran và Ả Rập Xê-út. (Ảnh: Reuters)
Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Ả-rập Xê-út và Iran đang gia tăng gần đây. Một phần vì hiện nay Iran giành nhiều thắng lợi quan trọng và tạo thanh thế trong khu vực ở nhiều khía cạnh.
Tại Syria, với sự hỗ trợ của Iran và Nga, Tổng thống Bashar al-Assad đã thành công trong việc đánh dẹp hầu hết các phe đối lập được Ả-rập Xê-út hậu thuẫn.
Riyadh đang tuyệt vọng tìm kiếm hướng kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran. Ngoài ra, cuộc phiêu lưu quân sự của nhà lãnh đạo Mohammed bin Salman cũng đang làm trầm trọng thêm căng thẳng khu vực. Cuộc chiến với phiên quân ở nước láng giềng Yemen của Thái tử Mohammed bin Salman, nằm trong kế hoạch vô hiệu hóa ảnh hưởng của Iran, nhưng lại khá bế tắc và tiêu tốn nhiều tiền bạc.
Ngoài ra, Ả Rập Xê-út đang tranh thủ sự hậu thuẫn của chính quyền Donald Trump và chính phủ Israel nhằm đạt được lợi ích trong khu vực. Mỹ và Israel vốn luôn coi Iran là mối đe dọa, và không ngừng ủng hộ những nỗ lực Riyadh nhằm kiềm chế Tehran.
Năm 2015, Israel và Ả-rập Xê-út đã chủ động phản đối các thỏa thuận quốc tế, nhằm hạn chế chương trình hạt nhân Iran. Hai nước này tỏ ra lo lắng việc Iran có thể sản xuất được vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Israel cũng lo ngại việc phiến quân do Iran kiểm soát ở Syria, sẽ tiếp cận biên giới nước này.
Hai thế lực đối đầu trong khu vực
Ả Rập Xê-út luôn dành được sự ủng hộ của chính quyền Donald Trump. (Ảnh: EPA)
Trên bản đồ chiến lược Trung Đông, có thể thấy sự tách biệt của hai lực lượng thuộc dòng Sunni và Shiite. Các đồng minh của Ả-rập Xê-út gồm có các quốc gia dòng Sunni như UAE, Kuwait, Bahrain, Ai Cập và Jordan.
Trong khi đó, đồng minh của Iran là Syria, chính phủ Iraq (chủ yếu là người Shiite nắm quyền) và nhóm Hezbollah đang kiểm soát Libanon.
Ngoài ra, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Iran và Ả Rập Xê-út còn có sự tham gia của các cường quốc thế giới, như Mỹ, Nga vàTrung Quốc. Chính quyền Tổng thống Trump được xem là lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho Riyadh trong vai trò thủ lĩnh thế giới Hồi giáo. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc ủng hộ Tehran vì những lợi ích địa chính trị của riêng mình.
Hiện tại, Iran và Ả-rập Xê-út không trực tiếp gây chiến với nhau, nhưng các lượng lượng vũ trang, hai nước này hậu thuẫn đang đối đầu với nhau trong khu vực, cụ thể là tại Syria và Yemen.
Hơn nữa, Iran cũng bị cáo buộc thường xuyên thể hiện sức mạnh trong vùng biển chiến lược ở Vịnh Ba Tư, nơi các tàu dầu của Ả-rập Xê-út thường xuyên qua lại.
Liệu có xảy ra chiến tranh giữa Iran và Ả Rập Xê-út?
Liệu Iran và Ả Rập Xê-út có lao vào một cuộc chiến hủy diệt? (Ảnh: Reuters)
Vụ tấn công vào thủ đô và các cơ sở công nghiệp dầu khí lớn của Ả-rập Xê-út hôm 14/9 mà phiến quân Houthi ở Yemen (được Iran hậu thuẫn) nhận trách nhiệm, đẩy mâu thuẫn giữa Riyadh và Tehran lên đỉnh điểm.
Những cáo buộc gay gắt của Bộ Ngoại giao Ả-rập Xê-út nhằm vào Iran được xem là lời tuyên bố phát động chiến tranh giữa hai thế lực hàng đầu khu vực Trung Đông.
Nếu không tháo gỡ được những mâu thuẫn hiện tại, hai quốc gia láng giềng sẽ lao vào cuộc xung đột trực tiếp. Và "chiến tranh sẽ là sự lựa chọn cuối cùng", như lời Bộ trưởng Ngoại giao Ả-rập Xê-út Adel al-Jubeir tuyên bố.
Đối với Mỹ và các nước phương Tây, tự do hàng hải ở vịnh Ba Tư là hết sức quan trọng. Bất cứ cuộc xung đột nào cũng đe dọa đến tuyến đường thương mại quốc tế quan trọng bậc nhất thế giới này. Mỹ buộc phải có động thái điều quân đội đến bảo đảm an ninh hàng hải khu vực.
Mỹ và đồng minh từ lâu đã coi Iran là lực lượng gây bất ổn ở Trung Đông. Còn chính quyền Ả-rập Xê-út thì sẵn sàng làm mọi thứ đề ngăn chặn tầm ảnh hưởng không ngừng của Tehran.
Cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ cho thấy lỗ hổng an ninh của Ả-rập Xê-út. Với việc Mỹ điều thêm quân và tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa cho Riyadh (hôm 20/9), Ả-rập Xê-út sẽ có cơ sở để phát động một cuộc tấn công đáp trả nhằm vào Iran.
Bầu không khí đang rất căng thẳng ở Trung Đông. Những quyết định sai lầm sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hủy diệt. Trong lúc này, vai trò hòa giải của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tiếng nói của các cường quốc thế giới như Mỹ, Nga là rất quan trọng. Chiến cuộc Trung Đông đang trong giai đoạn "ngàn cân treo sợi tóc".
(Tổng hợp)
PHONG VŨ
Theo VTC
Cận cảnh vết tích hỏa lực hằn sâu trên 'da thịt' nhà máy dầu Saudi Arabia bị tấn công Các bức ảnh chụp từ hiện trường 2 nhà máy thuộc tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ tấn công tuần trước. Ngày 14/9, tình hình Trung Đông thêm một lần nữa nóng lên sau vụ việc các cơ sở sản xuất dầu của Tập đoàn Dầu khí Saudi Aramco bị tấn công...