Sun Symphony Orchestra và hành trình nuôi đam mê nhạc hàn lâm từ ấu thơ
Tiếp tục khát vọng đưa giao hưởng đến gần hơn với công chúng và nuôi dưỡng những thế hệ mầm non cho dòng nhạc hàn lâm kén khán giả này, ngày 02/3.
Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời (SSO) tổ chức Chương trình Hòa nhạc Hợp tác Giáo dục – buổi số 2 tại Phòng hòa nhạc Lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam.
Chương trình nằm trong dự án Hòa nhạc Hợp tác Giáo dục của SSO và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam triển khai từ năm 2019. Và buổi hòa nhạc lần thứ hai trong khuôn khổ dự án sẽ diễn ra vào lúc 11h00-12h00, với sự tham gia của khách mời là 3 nghệ sỹ piano nhí gồm: Phan Thiên Bạch Anh, Trương Thị Ngân Hà và Lưu Danh Khôi.
Nghệ sĩ piano nhí Trương Thị Ngân Hà cùng nhạc trưởng nổi tiếng thế giới Olivier Ochanine – Giám đốc Âm nhạc của SSO
Các nghệ sỹ nhí- những mầm non tương lai của Giao hưởng Việt Nam sẽ cùng với Sun Symphony Orchestra đưa khán giả hàn lâm đến với những bản giao hưởng đi cùng năm tháng của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như Finlandia (Jean Sibelius); các tác phẩm độc tấu Piano Concerto của Mozart, Chopin và Beethoven; và Thunder and Lightning Polka của Strauss II.
Xuyên suốt lịch sử, âm nhạc được sáng tác vì nhiều lý do khác nhau, đôi khi để ăn mừng, đôi khi để than khóc và có khi lại chỉ để hồi tưởng. Bằng cách sử dụng những sắc màu đa dạng từ kỹ thuật sáng tác và các loại nhạc cụ khác nhau, nhà soạn nhạc có thể vẽ nên hình ảnh thông qua thanh âm.
Nghệ sĩ piano nhí Lưu Danh Khôi tập luyện cùng nhạc trưởng nổi tiếng thế giới Olivier Ochanine – Giám đốc Âm nhạc của SSO
Khán giả của buổi hòa nhạc sẽ được thấy lại một giai đoạn lịch sử của Phần Lan được tái hiện rõ mồn một trước mắt, qua “bài thơ bằng nhạc” mang tên Finlandia của nhà soạn nhạc Jean Sibelius. Tác phẩm được viết năm 1899 và sửa lại năm 1900- mô tả cuộc chiến âm thầm của người Phần Lan nhằm chống lại sự kiểm duyệt ngày càng tăng của Nga hoàng trên đất nước mình thời kỳ đó. Có những thanh âm gợi nhắc sự hỗn loạn, kích động của cuộc tranh đấu ở phần đầu của bản giao hưởng, để rồi, người nghe được lắng lại trong những nốt nhạc bình yên, thanh thản ở phần cuối tác phẩm, khi cuộc tranh đấu qua đi.
Tiếp nối những khoảnh khắc lịch sử của Finlandia sẽ là Chương 1 của bản giao hưởng số 23 dành cho Piano của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart, được trình diễn bởi cây piano nhí Lưu Danh Khôi cùng với SSO. Concerto No. 23 là một trong ba bản concerto được viết vào mùa xuân và được biểu diễn bởi chính Mozart. Mỗi chương trong ba chương của bản nhạc mang một cung bậc sắc màu tình cảm khác nhau. Chương 1 có tiết tấu đằm thắm, tha thiết, nhẹ nhàng, khiến người nghe có những lúc tưởng chừng như tiếng piano là những giọt âm thanh bay bổng trên một dòng sông âm nhạc.
Ở nửa sau của buổi hòa nhạc, Trương Thị Ngân Hà sẽ cùng với SSO trình diễn chương 1 của bản Giao hưởng số 2 viết cho piano của F. Chopin. Và chương 3 của bản concerto số 3 viết bởi nhà soạn nhạc thiên tài L. Beethoven sẽ do Phan Thiên Bạch Anh thể hiện với dàn nhạc.
Video đang HOT
Chương trình Hòa nhạc Giáo dục số 1 (5)
Chương trình Hòa nhạc Giáo dục số 1 (1)
Người ta nói rằng, nếu cuộc đời Beethoven là một tấn bi kịch thì Bản giao hưởng số 3 này chính là một chương quan trọng nhất trong tấn bi kịch đó. Bản giao hưởng được viết năm 1800, nhưng mãi cho đến 1803 mới hoàn thành. Đó là quãng thời gian mà Beethoven phải vật lộn với sức khỏe suy sụp và nhận ra rằng ông có thể vĩnh viễn mất đi khả năng nghe. Khi lần chữa trị cuối cùng tại Heiligenstadt không mang lại kết quả gì, nhà soạn nhạc gần như chỉ muốn tự tử- nhưng trong bức thư nổi tiếng gửi tới các anh em trai của mình, ông đã thổ lộ rằng âm nhạc đã ngăn ông không tự đánh chết mình. Bản concerto số 3 bởi thế mà càng trở nên bất hủ.
Kết thúc buổi Hòa nhạc giáo dục số 2 sẽ là những giai điệu hết sức tươi vui của Thunder and Lightning Polka của Strauss II, đưa người nghe trở lại với tâm trạng phấn khởi, hạnh phúc, vui mừng sau những bi kịch đẫm nước mắt từ bản nhạc trước của Beethoven qua đi.
Trong suốt năm 2019, SSO sẽ cùng Học viện Âm nhạc thực hiện 6 buổi Hòa nhạc Hợp tác Giáo dục, với mục đích giới thiệu Dàn nhạc giao hưởng và âm nhạc cổ điển đến khán giả (là các em học sinh, sinh viên và khán giả yêu mến âm nhạc giao hưởng) thông qua những tác phẩm nổi tiếng. Dự án cũng nhằm mang lại cơ hội được biểu diễn cùng một Dàn nhạc chất lượng và chuyên nghiệp tới các em học sinh/sinh viên đang học tập tại trường cũng như các khán giả yêu mến và quan tâm.
Chương trình Hòa nhạc Giáo dục
Ở chương trình hòa nhạc số 2 này, ba tài năng trẻ của âm nhạc hàn lâm nước nhà sẽ lần lượt chứng minh cho khán giả yêu giao hưởng thấy Việt Nam không thiếu danh tài.
Phan Thiên Bạch Anh từng đạt Giải vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế châu Á tại Hàn Quốc năm 2012, khi đó cô bé mới 10 tuổi. Trương Thị Ngân Hà (17 tuổi) đã từng giành giải nhất bảng B (lứa tuổi từ 10-12) tại cuộc thi International Music Competition “Pietro Argento” lần thứ 18. Còn Lưu Danh Khôi, cậu bé 16 tuổi cũng đã từng đạt Giải Bạc cuộc thi Piano quốc tế châu Á tại Hàn Quốc năm 2014. Danh vị đầu đời ấy, với những nghệ sỹ gạo cội trong làng nhạc giao hưởng, có thể chưa phải là lớn lao, nhưng đó là nền tảng, là bệ phóng, để các em có thể tiến xa hơn trong tương lai, đặc biệt, khi được học tập, được trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng nổi tiếng thế giới Olivier Ochanine – Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời.
Tôn vinh những tài năng trẻ, tạo cho các em những cơ hội được thể hiện tài năng thiên bẩm trong âm nhạc hàn lâm, đó là một trong những mục tiêu, sứ mệnh hàng đầu của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời. Sứ mệnh ấy, qua Chương trình Hòa nhạc Giáo dục số 1 (ngày 24/1/2019) đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo khán giả là phụ huynh, học sinh các trường đào tạo âm nhạc. Và tương lai, SSO sẽ còn làm được nhiều hơn thế, để âm nhạc hàn lâm Việt có thể đĩnh đạc bước ra thế giới
Theo Tổ Quốc
Bật mí kế hoạch hấp dẫn năm 2019 của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời
Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời- Sun Symphony Orchestra (SSO) đã tạo dựng được ấn tượng, tình cảm đẹp đẽ của công chúng yêu thích nhạc thính phòng.
Để hiểu hơn những dự định âm nhạc mà Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời đang ấp ủ để dành tặng cho khán giả mộ điệu, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Âm nhạc- Nhạc trưởng chính của SSO - ông Olivier Ochanine.
Xin chào ông và chúc mừng những thành công bước đầu của Sun Symphony Orchestra. Từ buổi công diễn đầu tiên trước công chúng đến nay, SSO đã trình diễn những tác phẩm âm nhạc nào và đã có bao nhiêu buổi diễn?
Ra mắt công chúng lần đầu tiên vào tháng 5/2018, kể từ đó đến nay chúng tôi đã biểu diễn nhiều tác phẩm của các nhạc sỹ Việt Nam cũng như của các nhà soạn nhạc kinh điển trên thế giới. Chúng tôi cũng đã tham gia biểu diễn trong cả các chương trình nhạc Pop hay nhạc đương đại. Thật khó có thể nào liệt kê hết được nhưng tôi rất thích sự linh hoạt này của SSO.
Xin ông cho biết tiêu chí hoạt động và những mục tiêu mà SSO hướng tới là gì?
Thành lập năm 2017, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời với sự đồng hành của Tập đoàn Sun Group được kỳ vọng mang đến những tiêu chuẩn mới cho nền âm nhạc Việt Nam. Qua quá trình tuyển dụng khắt khe, SSO đã quy tụ được những tài năng âm nhạc cổ điển xuất sắc đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Giám đốc Âm nhạc- Nhạc trưởng chính của SSO - ông Olivier Ochanine
Không chỉ đặt kỳ vọng trở thành một trong những dàn nhạc đẳng cấp của châu Á, chúng tôi còn mong muốn được góp phần quan trọng trong việc phát triển một thế hệ nghệ sỹ và khán giả mới của âm nhạc cổ điển tại Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn hướng tới sự hoàn hảo, tôi tin SSO sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Ông vừa nói quá trình tuyển chọn nhân tài cho SSO vô cùng khắt khe. Vậy tiêu chuẩn để trở thành thành viên Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời là như thế nào?
Đúng vậy, họ phải trải qua những vòng tuyển chọn khá ngặt nghèo. Và thật may mắn là SSO đã quy tụ được cho mình những thành viên tài năng, từng được đào tạo bài bản tại các Học viện âm nhạc danh tiếng , được rèn luyện và trưởng thành từ các Dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới.
Lựa chọn để trở thành nhạc công chuyên nghiệp chưa bao giờ là con đường dễ dàng. Số năm mà các nhạc công phải khổ luyện để có thể chơi điêu luyện một loại nhạc cụ mà họ chọn được tính bằng hàng thập kỷ. Nhưng khổ luyện thôi cũng chưa đủ, để trở thành một nhạc công chuyên nghiệp, bạn phải sở hữu cái gọi là tài năng thiên bẩm - điều này thì chẳng trường lớp nào có thể đào tạo được.
Quy tụ những nhạc công tài năng như vậy thì việc tập luyện của dàn nhạc có nhất thiết phải tiến hành thường xuyên hay chỉ khi gần đến các chương trình biểu diễn, thưa ông?
Một dàn nhạc cũng giống như một đội bóng, cần phải luyện tập hàng ngày để chuẩn bị cho những sự kiện. Và trong "đội bóng" đó thì mỗi nhạc công cũng giống như một cầu thủ, phải tự mình tập luyện hàng ngày để có thể giữ vững phong độ và phát triển các kỹ năng. Người Việt Nam có câu "có công mài sắt, có ngày nên kim", mỗi nghệ sỹ âm nhạc cổ điển cũng vậy thôi, càng luyện tập nhiều, họ sẽ càng giỏi hơn mà thôi.
Qua những buổi biểu diễn, ông có cảm nhận thế nào về gu thẩm mỹ của khán giả Việt Nam đối với âm nhạc giao hưởng?
Khán giả luôn là nguồn cảm hứng giúp chúng tôi làm việc tốt hơn và tôi rất biết ơn đặc biệt ấn tượng với khán giả Việt Nam bởi sự yêu mến và ủng hộ của họ dành cho SSO. Tôi tin rằng họ đánh giá cao chất lượng biểu diễn của dàn nhạc. Bạn không thể giải thích với ai đó làm thế nào để có thể cảm thụ âm nhạc. Điều đơn giản là bạn chỉ cần nhắm mắt lại lắng nghe và cảm nhận nó. Tôi tin rằng khán giả của chúng tôi hiểu điều đó.
Không thể phủ nhận rằng rất nhiều dàn nhạc giao hưởng trên thế giới đang phải hoạt động phi lợi nhuận. Trong điều kiện thị trường Việt Nam, liệu SSO có thể độc lập phát triển?
Tôi không đồng ý với nhận định này. Những giá trị thặng dư mà một dàn nhạc có chất lượng và đẳng cấp mang lại không thể đo lường bằng vật chất. Điều này đã được chứng minh qua suốt chiều dài lịch sử. Thành công không chỉ là sự giàu có về tiền bạc. Có những giá trị tinh thần mà chúng ta không thể xem nhẹ. Âm nhạc nên được coi là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, quý giá như không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống. Bạn không thể sống thiếu không khí hay thiếu nước được. Sau một thời gian ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng nhu cầu trong đời sống tinh thần của người dân ở đất nước này rất cao. Nhiều người Việt Nam hiểu sự giàu có về vật chất chỉ là phù du. Đó là lý do tôi tin vào một tương lai tươi sáng của SSO.
Chiến lược phát triển của dàn nhạc trong thời gian tới được SSO và Sun Group hoạch định như thế nào?
Để SSO thành công, chúng tôi cần phải trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng. Thương hiệu SSO sẽ phải đi xa hơn việc chỉ đơn giản là một cái gì đó để giải trí đơn thuần. Chúng tôi làm việc hết sức, để có thể trở thành một phần của tâm hồn Việt Nam, để không chỉ là một Dàn nhạc tổ chức các buổi hòa nhạc định kỳ, mà còn là nơi tìm kiếm và phát triển, tôn vinh những tài năng âm nhạc Việt Nam và thế giới. Với cam kết phát triển bền vững cũng như xây dựng và phát triển đội ngũ nhạc công chuyên môn cao, tôi hoàn toàn tin tưởng vào con đường phía trước cho SSO.
Theo KNTT
Nghệ sĩ độc tấu violin Sergei Dogadin và Sun Symphony Orchestra mê hoặc khán giả Hà Nội tối 26/10 Chương trình hòa nhạc thứ hai trong mùa diễn của Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời - Sun Symphony Orchestra đã khép lại trong những tràng pháo tay chưa bao giờ dài đến thế... Nghệ sĩ độc tấu violin người Nga Sergei Dogadin có màn trình diễn xuất thần trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội cùng Dàn nhạc giao hưởng Mặt...