Sun Group, VinGroup, BRG, IPH…đổ bộ vào quy hoạch mới Đà Nẵng với loạt siêu dự án hàng chục nghìn ha
Thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, nhiều tập đoàn lớn đã đề xuất nghiên cứu ý tưởng đầu tư vào 12 phân khu quy hoạch của Đà Nẵng.
Đà Nẵng đã trải qua một giai đoạn bùng nổ thu hút dòng vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2016 – 2020, hàng chục ngàn tỷ đồng đã được doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rót vào thành phố bên sông Hàn.
Mới đây, Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã mở ra một không gian phát triển mới, đầy triển vọng cho Đà Nẵng. Theo Đồ án Quy hoạch này, Đà Nẵng sẽ hình thành 2 vành đai kinh tế, gồm: vành đai phía Bắc là vành đai “công nghiệp công nghệ cao và cảng biển – logistics”; vành đai phía Nam là vành đai “đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Đặc biệt, đô thị Đà Nẵng sẽ hình thành 12 phân khu chức năng.
Bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng cho biết, nhà đầu tư hiện rất quan tâm đến việc triển khai quy hoạch 12 phân khu. Mỗi quy hoạch phân khu sẽ gắn liền với loạt dự án lớn, tạo ra nhiều động lực và dư địa phát triển cho Đà Nẵng.
Thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cũng cho biết nhiều tập đoàn lớn đã đề xuất nghiên cứu ý tưởng đầu tư vào 12 phân khu quy hoạch của Đà Nẵng.
Trong đó, IPPG được Đà Nẵng thống nhất tiếp nhận ý tưởng quy hoạch Phân khu Đô thị sườn đồi (khoảng 2.729 ha). Bên cạnh đó, IPPG còn đề xuất ý tưởng quy hoạch Dự án Khu tổ hợp đô thị thông minh – phi thuế quan (khoảng 850 ha) và đề nghị tài trợ chi phí quy hoạch Phân khu Khu đô thị sân bay.
Video đang HOT
Tập đoàn Sun Group cũng tham gia ý tưởng với Dự án Khu tổ hợp đô thị thông minh – phi thuế quan với diện tích 1.110 ha (thuộc Phân khu Đô thị sườn đồi). Sun Group còn đề xuất tham gia nghiên cứu và đầu tư Khu đô thị ven sông Tây Nam Nhà máy nước Cầu Đỏ (khoảng 50 ha).
Ngoài Sun Group, Tập đoàn BRG cũng đề xuất tài trợ ý tưởng quy hoạch phân khu khu vực khoảng 11.573 ha và đề xuất tài trợ ý tưởng quy hoạch tổng thể phát triển không gian 9 xã phía Nam Hòa Vang, khoảng 25.042 ha.
Đối với khu dự trữ phát triển, bên cạnh Tập đoàn Vingroup tự khảo sát khoảng 450 ha tại xã Hòa Châu – Hòa Tiến, cũng có sự tham gia của Công ty cổ phần Phát Đạt…
Được biết, hiện Đà Nẵng cũng chủ động đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chủ trương triển khai thành lập Trung tâm Tài chính quy mô khu vực tại Đà Nẵng; Đề án Thành lập Khu phi thuế quan; xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng… Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án động lực, trọng điểm như cảng Liên Chiểu; Khu đô thị Đại học Đà Nẵng; tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan (đoạn Hòa Liên – Túy Loan); nâng cấp, mở rộng nhà ga hành khách T1 – Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng…
Dự báo, dòng vốn đầu tư lớn sẽ tiếp tục được doanh nghiệp, nhà đầu tư rót vào Đà Nẵng, khi các quy hoạch được triển khai xong. Bởi vậy, Đà Nẵng đang ráo riết đẩy nhanh hoàn thành quy hoạch giai đoạn mới.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết: “Tất cả các hoạt động trên sẽ tạo nền tảng, tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2045, TP. Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á theo định hướng tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị”, ông Lê Trung Chinh khẳng định.
VinFast phát hành gần 700 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Nhà sản xuất ôtô trong nước đã tăng vốn lên trên 57.000 tỷ đồng, bằng việc phát hành hơn 688 triệu cổ phiếu ưu đãi từ đầu năm cho nhà đầu tư trong nước.
Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast vừa hoàn tất phát hành hơn 88 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức và thay đổi vốn điều lệ tại phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hải Phòng kể từ ngày 19/5.
Phương án phát hành trên đã giúp vốn điều lệ của nhà sản xuất xe hơi trong nước tăng từ 56.497 tỷ đồng lên mức mới 57.380 tỷ đồng.
Việc liên tục hút vốn giúp quy mô của VinFast không ngừng mở rộng, tiếp tục là công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong hệ sinh thái doanh nghiệp thuộc Vingroup. Quy mô vốn này vượt cả vốn công ty mẹ - Tập đoàn Vingroup hiện ở mức 38.689 tỷ; vốn của Vinhomes là 43.454 tỷ và Vincom Retail là 23.288 tỷ.
Quy mô vốn này cũng thuộc top đầu của nền kinh tế Việt Nam, vượt qua vốn tất cả các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán, tât cả ngân hàng lớn nhất như BIDV, Vietcombank, VietinBank... và chỉ xếp sau số ít các tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN, EVN, Viettel.
Như vậy, cả 2 đợt tăng vốn trong năm nay đều là hình thức chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức với tổng khối lượng hơn 688 triệu đơn vị, chiếm gần 12% tổng số cổ phần hiện có. Đáng chú ý là toàn bộ lượng phát hành mới đều cho cổ đông trong nước, làm thay đổi cơ cấu cổ đông.Việc phát cổ phiếu ưu đãi cổ tức mới được VinFast áp dụng trong năm nay. Công ty con của Vingroup lần đầu lựa chọn hình thức này bằng việc chào bán thành công 600 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức từ tháng 3/2022.
Công ty VinFast Trading & Investment Pte.Ltd (công ty con khác của Vingroup có trụ sở tại Singapore) vẫn duy trì nắm giữ hơn 5,045 tỷ cổ phần phổ thông, do đó bị giảm tỷ lệ sở hữu từ 99,9% xuống 87,9% vốn. Trong khi các nhà đầu tư trong nước chỉ nắm giữ đúng khối lượng cổ phần ưu đãi đã phát hành.
VinFast đang được dồn toàn lực cho quá trình đầu tư và chịu lỗ lớn nên chưa thể chia cổ tức phổ thông cho cổ đông, do đó việc phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức là một lựa chọn hợp lý để huy động vốn.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ trường hợp ĐHĐCĐ có quyết định khác).
Cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ được nhận cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ đông phổ thông (bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng). Trong đó, cổ tức cố định được nhận hàng năm không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, dù công ty đó có làm ăn thua lỗ. Còn cổ tức thưởng thì được xác định được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
VinFast Trading & Investment Ptl.Ltd (VinFast Singapore) được thành lập với mục tiêu nhận chuyển nhượng vốn VinFast từ Vingroup và các cổ đông khác, sau đó tiến tới IPO trên thị trường Mỹ.
Trong cuộc họp mới đây của Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết tập đoàn mẹ đang tiết kiệm từng đồng để phát triển dự án VinFast. Đây là thời cơ vàng để có thể chiếm lĩnh thị trường và tạo dựng thương hiệu, vị thế.
Người đứng đầu doanh nghiệp tiết lộ kế hoạch bán hàng năm 2026 là 750.000 xe/năm. Trong đó nhà máy VinFast ở Mỹ có công suất khoảng 150.000 xe/năm và sẽ có khoảng 600.000 xe bản ở Mỹ sản xuất tại Việt Nam.
Phú Quốc: Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án đúng lộ trình Theo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, trên địa bàn thành phố Phú Quốc, năm 2022 có 49 dự án chuyển tiếp đang triển khai thực hiện các hạng mục còn lại để hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và phấn đấu đến cuối năm giải ngân đạt khoảng 22.595 tỷ đồng. Đến thời điểm này,...