Sùi mào gà: Biến chứng khó lường
Sùi mào gà là bệnh phổ biến, lây qua đường tình dục. Rất nhiều người chủ quan khi bị mắc bệnh vì cho rằng bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) cho phụ nữ nếu để bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần mà không điều trị dứt điểm.
Khám phụ khoa, phát hiện sùi mào gà
Trong đợt đi khám sức khỏe với đồng nghiệp tại công ty, chị Lê Như T. (29 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) bàng hoàng khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với UTCTC.
Theo lời tâm sự của chị Như T., thỉnh thoảng chị hay bị nổi những mụn nhỏ màu hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì ở vùng kín. Vì cảm thấy không đau, thỉnh thoảng chỉ hơi ngứa nên chị chủ quan và cũng vì “ngại” nên không đi khám phụ khoa. Sau khi biết mình bị UTCTC, chị Như T. mới đến bệnh viện để điều trị. Các bác sĩ cho biết, chị Như T. bị sùi mào gà quanh CTC, CTC lộ tuyến bị sùi toàn bộ, nhưng vì để bệnh tiến triển kéo dài nên dẫn đến UTCTC.
May mắn hơn chị Như T., chị Bảo H. (21 tuổi, đã có gia đình, ngụ tại Q.3, TP.HCM) đi khám phụ khoa để chuẩn bị có thai thì phát hiện mình bị mắc sùi mào gà sinh dục. Chị điều trị kịp thời, không để bệnh tiến triển.
Biến chứng nguy hiểm
BS Hoàng Văn Minh, giảng viên bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh sùi mào gà sinh dục là một bệnh “khó nói” và vì không có triệu chứng đặc biệt nên không ai nghĩ mình bị bệnh. Đa số phát hiện bệnh chỉ do… tình cờ.
Theo BS Minh, sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục. Bệnh chiếm đến hơn 50% trong số các loại bệnh lây qua đường tình dục và thuộc nhóm bệnh thường gặp nhất ở BV Da Liễu TP.HCM hiện nay.
Bệnh này do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Có khoảng 90% chứng sùi mào gà ở cơ quan sinh dục là do loại HPV-6 và HPV-11 gây ra, rất dễ lây lan và tấn công “vùng kín” một cách âm thầm. Bao cao su cũng không thể bảo vệ an toàn 100% nguy cơ bị HPV tấn công.
BS Hoàng Văn Minh cho biết, bệnh sùi mào gà sinh dục nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ chuyển biến ác tính, có thể dẫn đến UT. Phổ biến là UTCTC và âm hộ. Nếu phụ nữ mang thai bị bệnh sùi mào gà, thì có nguy cơ lây truyền sang con lúc sinh.
Video đang HOT
Khám da liễu hay phụ khoa định kỳ giúp tầm soát nguy cơ nhiễm bệnh
Những dấu hiệu không nên bỏ qua
Vì không có triệu chứng cơ bản như đau, rát, ngứa nên rất khó phát hiện bệnh sùi mào gà. Bệnh chỉ thường được phát hiện khi đi khám phụ khoa vì viêm nhiễm, ngứa, chảy máu…
Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dị thường như ngứa vùng sinh dục, dịch trắng, kinh nguyệt ít… hoặc thấy có biểu hiện của tổn hại vùng sinh dục như phát hiện có những nốt sùi hình dáng u nhú, giống mào gà hoặc hình như hoa xúp lơ, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau, nhưng dễ chảy máu… thì nên đi khám để điều trị sớm. Nếu được chẩn đoán đã mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên tới chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện để chữa trị. Mặc dù là bệnh tương đối nguy hiểm, nhưng nếu được khám, phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh cũng không phải lo lắng quá.
BS Hoàng Văn Minh khuyến cáo, người bệnh không nên bôi thuốc hoặc tự ý uống thuốc khi phát hiện bệnh. Do tâm lý e ngại nên nhiều trường hợp biết mình mắc phải sùi mào gà đã tự ý điều trị ở nhà. Việc tự ý bôi, đặt thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tùy theo vị trí, kích thước và số lượng của những vùng bị sùi mà bác sĩ có thể chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Đối với những sùi nhỏ, số lượng ít, bác sĩ có thể dùng phương pháp đốt điện hay đốt laser. Còn với những sùi có kích thước lớn, có thể sẽ phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân kết hợp thêm thuốc thoa bên ngoài.
Để biết mình đã bị bệnh hay chưa, nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn, làm xét nghiệm cần thiết. Nếu đã bị lây bệnh, cần điều trị ngay. Trong thời gian điều trị bệnh, cần lựa chọn an toàn tình dục (bao cao su) hoặc nên kiêng quan hệ tình dục để tránh tình trạng nhiễm trùng chéo giữa hai người, làm cho bệnh nặng thêm. Với bệnh sùi mào gà, việc phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu, tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin ngay ở tuổi thanh thiếu niên. Ngoài chích ngừa bằng vắc-xin, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có lối sống lành mạnh, khám da liễu hay phụ khoa định kỳ hàng năm để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm.
Ngô Đồng
Theo PNO
Hiểm họa không ngờ từ bệnh huyết trắng
Do ảnh hưởng của môi trường sống và áp lực công việc nên chị em phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa.
Theo thống kê từ Bộ Y tế Việt Nam, có tới gần 90% phụ nữ hiện đang mắc bệnh và con số này không ngừng tăng nhanh mỗi năm.
Đây là con số đáng báo động! Tuy nhiên, đáng báo động hơn là do thiếu thông tin và thời gian nên các chị em phụ nữ thường bỏ qua, mà không biết các chứng bệnh tưởng chừng như vô hại này lại chứa đựng những hiểm họa rất lớn có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng của chính mình.
Ví như bệnh huyết trắng (khí hư), dù không khó chữa trị nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài , lây lan tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, dẫn đến ung thư cổ tử cung, vô sinh. Còn đối với phụ nữ đang mang thai thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, dẫn đến sinh non.
Vì vậy, dù bận rộn nhưng chị em phải nên lưu ý và dành thời gian để chăm sóc đúng cách vùng kín của mình, tránh để huyết trắng bệnh lý làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cũng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Dưới đây là một số cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và vùng kín chị em nên lưu ý:
1. Hạn chế ngâm mình dưới nước
Ngâm mình dưới nước (ao, hồ bơi...) quá lâu vừa làm "vùng kín" mất cân bằng dễ gây tình trạng viêm nhiễm sinh dục, vừa làm vi nấm, vi khuẩn có cơ hội tấn công. Vì vậy, nếu không cần thiết, chị em không nên ngâm mình quá lâu, đặc biệt là tránh tắm ngâm quá thường xuyên.
2. Năng thay đồ lót
Vì quá bận rộn, một số phụ nữ thường chỉ mặc 1 chiếc quần lót/ngày cho dù đó có là ngày huyết trắng ra nhiều hay phải làm việc trong môi trường dễ ra mồ hôi... Trong khi đó, môi trường sinh dục ẩm ướt rất dễ khiến chị em trở thành đối tượng thường xuyên bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục với biểu hiện thường gặp là huyết trắng bệnh lý. Để đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh, phụ nữ nên thay đồ lót ít nhất 2 lần/ngày. Tùy vào tình trạng cơ thể (huyết trắng sinh lý ra nhiều trong những ngày sắp đến kinh nguyệt, đang trong chu kỳ kinh...) mà có thể linh hoạt thay đổi nhiều lần hơn.
3. Nhớ rửa tay sạch
Thói quen dùng tay vệ sinh "vùng kín" khi chưa rửa tay sạch có thể tạo điều kiện cho những vi khuẩn có trên tay xâm nhập vào cô bé. Trước khi tắm, thăm khám "vùng kín", hay vthay băng vệ sinh, chị em phụ nữ nên tạo thói quen rửa sạch đôi tay.
4. Phơi đồ dưới ánh nắng
Phơi quần áo, đồ lót trong bóng râm tuy có thể giúp quần áo giữ màu lâu nhưng lại không có lợi gì đối với sức khỏe "vùng kín" bởi không diệt được các vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn. Do đó, nếu chưa có thói quen này, bạn nên chuyển vị trí phơi đồ lên những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu không có điều kiện, bạn có thể chọn cách ủi quần lót trước khi mặc để thay thế.
5. Khám phụ khoa định kỳ
Đây là thói quen lành mạnh giúp phòng bệnh hiệu quả nhất mà phụ nữ nên áp dụng. Bởi nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ biết cách nhận diện sớm dấu hiệu bệnh "vùng kín" và được chữa trị sớm cũng như có cách phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Thông thường, dù không có bệnh, chị em cũng nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 năm/lần.
6. Sử dụng Hoàng Tố Nữ định kỳ.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu dựa trên những vị dược liệu quý của Y học cổ truyền Việt Nam, với thành phần từ tinh chất thiên nhiên như: Bạch truật, Đẳng sâm, Bán hạ chế, Trần bì, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh. Sản phẩm được nghiên cứu dành cho chị em phụ nữ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng huyết trắng (khí hư) bệnh lý, viêm nhiễm phụ khoa...
Dược sĩ tư vấn bệnh phụ khoa (miễn phí):
- Miền Nam: 08.6255.2222 - 0914.799.997
- Miền Bắc: 04.3782.3630 - 0986.411.41
- Website: http://hoangtonu.com
-http: //www.facebook.com/fanpagekhoedepmoingay
Hoàng Tố Nữ không phải là thuốc, không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
(Nguồn: hoangtonu.com)
Theo 24H
Tại sao bạn không dám khám phụ khoa? Chu kỳ kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt. Em năm nay 22 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 16 tuổi. Nhưng kinh nguyệt của em luôn thất thường từ đó đến nay, có khi...