Sudan: Sinh viên phản đối mở lại trường đại học
Trước bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chính phủ Sudan từng đưa ra quyết định tạm đóng cửa các trường đại học. Mới đây, tuyên bố mở cửa lại các trường ĐH đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ giới sinh viên nước này.
Các thành viên SSA biểu tình ở thủ đô Khartoum
Phản đối gay gắt
Sau một thời gian đóng cửa, cuối tháng Tư vừa qua, Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) đã tuyên bố sẽ mở lại tất cả các trường đại học công lập cũng như tư thục trong nước. Tuy nhiên, tuyên bố này đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ các sinh viên và cũng là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cuộc biểu tình.
Giữa tuần trước, hàng trăm sinh viên tụ tập bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum để phản đối quyết định này. “Quyết định này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quân sự chuyển tiếp vì vai trò của quân đội là thiết lập an ninh nội bộ và bên ngoài, trong khi các trường đại học là những tổ chức không thuộc đơn vị quân đội”, Hiệp hội sinh viên Sudan (SSA) cho biết.
Bất chấp thái độ phản đối của sinh viên, một số tổ chức giáo dục đại học đã đưa ra thông báo hoạt động trở lại, trong đó Đại học Khoa học và Công nghệ Sudan tuyên bố sẽ tái mở cửa vào ngày 10/6 và Đại học Al-Neelain là ngày 16/6.
Trong một bài đăng trên Twitter gần đây, Hiệp hội sinh viên Sudan tại Đại học Al-Neelain đã không công nhận tính hợp pháp của chính quyền trường đại học; đồng thời lên án lãnh đạo nhà trường vì “tuân theo các quyết định của cuộc đảo chính quân sự”.
Nhân dịp này, Hiệp hội sinh viên Sudan cũng thông báo nhấn mạnh sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình cho tới khi lật đổ được sự cai trị của quân đội.
Video đang HOT
Quyết định gây tranh cãi trước đó
Trước khi diễn ra đảo chính, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã nổ ra liên tiếp, khiến ông Al-Sadiq al-Mahdi, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Đại học Sudan, phải đưa ra tuyên bố đình chỉ hoạt động của 38 trường đại học công lập và khoảng 100 tổ chức GD đại học tư thục. Quyết định này đã được ông Mohammed al-Khair Abdul Rahman, Giám đốc của Đại học Sinnar xác nhận. Ông cho rằng, sự gián đoạn này “sẽ giúp các sinh viên bớt đau khổ trong hoàn cảnh hiện tại”.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Mohamed Yousif tại Đại học Khartoum, đây là hành động mà chính phủ không nên thực hiện; đồng thời chỉ ra rằng, nguyên nhân thực chất của hành động này là lý do chính trị bởi sự lo sợ biểu tình từ sinh viên. “Sẽ rất khó để ngăn chặn các cuộc biểu tình của sinh viên và rất khó để các nhân viên bảo vệ tại các trường đại học kiểm soát hoặc ngăn chặn bạo lực”, ông Yousif nói thêm.
“Chúng tôi sẽ không tiếp tục việc học nếu không có sự thay thế các nhân viên của chế độ cũ, khôi phục lại dịch vụ an ninh trong trường, giải thể liên minh của sinh viên Đại học Al-Neelain”, Hiệp hội Sinh viên Sudan tuyên bố.
Giáo sư Nuha Hasb al-Rasool, trưởng khoa Khoa học của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Sudan, tin rằng việc đóng cửa các trường đại học gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên và cho rằng “đây là một sự lãng phí thời gian và lãng phí cho tương lai của giới trẻ”.
Ông Nuha al-Zein Mohammed, giáo sư tại Đại học Al-Neelain, cho rằng đây không phải lần đầu tiên chính phủ đóng cửa các trường đại học. “Trong quá khứ cũng đã có những hành động tương tự, do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, chẳng hạn như tình trạng thiếu nhiên liệu trong năm 2013″, ông cho biết.
Nhiều sinh viên cũng tin rằng, gián đoạn hoạt động các trường học do hoàn cảnh chính trị là không công bằng. “Chúng tôi không liên quan gì đến chính trị. Mục tiêu của chúng tôi là hoàn thành đại học để có thể xây dựng cuộc sống độc lập và giảm bớt gánh nặng cho gia đình”, anh Mohamed Abdul-Hadi, sinh viên luật tại Đại học Al-Neelain cho biết.
Quyết định đóng cửa các trường đại học đã khiến hàng trăm sinh viên phải rời bỏ ký túc xá đại học. “Chúng tôi đang hỗ trợ phương tiện di chuyển cho sinh viên và cung cấp chi phí sinh hoạt hoặc giúp họ có được thu nhập để có thể trở về nhà cho đến khi việc học được tiếp tục”, Abbas al-Khair, một sinh viên ở khoa Lâm nghiệp và là đại diện của sinh viên Đại học Khartoum chia sẻ.
Kế hoạch cải cách 15 năm
Trước bối cảnh phức tạp của hệ thống giáo dục Sudan, nhóm Sáng kiến Nhân viên Giảng dạy của Đại học Khartoum (UKTSI) đã lên kế hoạch chiến lược trong vòng 15 năm cho việc cải cách giáo dục, bắt đầu từ năm 2020 – 2035, như một sự định hướng cho sinh viên trong giai đoạn chính phủ chuyển tiếp sắp tới.
Kế hoạch tập trung vào việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới các tổ chức giáo dục đại học cũng như trung tâm nghiên cứu, tạo ra những sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghiệp – Thị trường.
Ngoài ra, kế hoạch cải cách nhằm hướng tới việc sáp nhập Bộ Giáo dục hiện tại với Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học, thành lập một hội đồng cao hơn về giáo dục và nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đưa ra luật, cũng như có các chiến lược cải cách và nâng cấp các trường đại học; tạm dừng việc mở rộng của các trường đại học có chất lượng kém và thành lập các đơn vị bảo đảm chất lượng, đổi mới trong các tổ chức giáo dục đại học.
UKTSI cũng đưa ra lời kêu gọi giúp các trường đại học không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi chính trị, đồng thời tăng ngân sách cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học lên 4,5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030.
Sau khi đưa ra đề xuất, UKTSI đã mời các chuyên gia của các trường đại học ở Sudan và các bộ, ngành liên quan nhằm đưa ra quyết định thống nhất trong vấn đề cải cách giáo dục ở nước này.
Vân Huyền
Theo giaoducthoidai
Universityworldnews; Al-fanarmedia
Sudan bắt Thủ tướng và hơn 100 quan chức chính quyền của ông Bashir
Ngày 11/4, truyền thông Bắc Phi đưa tin, hơn 100 người vốn là quan chức của chính quyền Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir đã bị quân đội bắt giữ, trong đó có Thủ tướng nước này Mohamed Tahir Ayala.
Thủ tướng Sudan Mohamed Tahir Ayala. (Nguồn: xinhuanet/New.CN)
Ngày 11/4, truyền thông Bắc Phi đưa tin, hơn 100 người vốn là quan chức của chính quyền Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir đã bị quân đội bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Sudan Mohamed Tahir Ayala.
Trang mạng Al-Mashhad Al-Sudany cho biết, Thủ tướng Ayala, người mới lên nắm quyền chưa đầy 2 tháng, đã bị bắt ở thủ đô Khartoum.
Ngoài ra, trong số những người bị bắt còn có cả các cựu quan chức chính quyền như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Rahim Mohammed Hussein, lãnh đạo đảng Đại hội Quốc gia cầm quyền Ahmed Haroun và cựu Phó Tổng thống thứ nhất Ali Osman Taha.
Hiện vẫn chưa rõ ông Omar al-Bashir đang bị giam ở đâu. Một số nguồn tin cho rằng ông đã bị quản thúc tại gia dưới sự giám sát của quân đội.
Tuy nhiên, cũng có nguồn tin cho rằng ông Bashir đã rời khỏi Sudan./.
Theo Vietnam
Giáo sư Nhật Bản bị cáo buộc yêu cầu sinh viên chế thuốc lắc Một giáo sư Nhật Bản phải đối mặt án tù 10 năm với cáo buộc hướng dẫn sinh viên của mình chế thuốc lắc. Theo SCMP, vị giáo sư dược học 61 tuổi tới từ Đại học Matsuyama đã yêu cầu sinh viên của mình chế ra MDMA, thường gọi là thuốc lắc vào năm 2013 và một loại thuốc khác gọi là...