Sudan: Nhiều tiếng súng nổ bên ngoài trụ sở Bộ quốc phòng
Reuters đưa tin, ngày 13/4, nhiều tiếng súng nổ đã xuất hiện bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Sudan ở thủ đô Khartoum.
Tuần hành kêu gọi một chính quyền dân sự lãnh đạo đất nước sau khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị phế truất, tại thủ đô Khartoum ngày 12/4/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin, ngày 13/4, nhiều tiếng súng nổ đã xuất hiện bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Sudan ở thủ đô Khartoum.
Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của vụ nổ súng cũng như thông tin về thương vong.
Video đang HOT
Trước đó không lâu, truyền hình nhà nước Sudan cho biết chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) Mohamed Hamdan Dagalo đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp.
Trong một diễn biến khác, AFP cho biết ngày 13/4, Đảng Đại hội Quốc gia (NCP) của nhà lãnh đạo Sudan bị lật đổ Omar al-Bashir đã hối thúc hội đồng quân sự nước này trả tự do cho quyền chủ tịch NCP cùng một số thành viên quan trọng khác.
Trong một tuyên bố, NCP cho rằng việc hội đồng quân sự lên nắm quyền là một hành động vi hiến.
NCP nhấn mạnh: “NCP phản đối việc bắt giữ các lãnh đạo của đảng, trong đó có quyền chủ tịch đảng cùng nhiều thành viên quan trọng khác, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những người này”./.
Theo DNVN
Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh Sudan từ chức
Ngày 13/4, Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh Sudan Salah Gosh đã từ chức. Thông tin đã được truyền hình Sudan đăng tải.
Người biểu tình Sudan tuần hành sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất, tại thủ đô Khartoum ngày 11/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan chức tình báo trên đưa ra quyết định từ chức trong bối cảnh tình hình Sudan trở nên căng thẳng sau các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra từ ngày 19/12/2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực tăng mạnh, đồng thời bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của người dân khó khăn hơn.
Thời điểm hiện tại, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng để phản đối việc quân đội thành lập Hội đồng Quân sự chuyển tiếp tạm thời điều hành đất nước, cũng như không tuân thủ các lệnh giới nghiêm được đưa ra sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ.
Sau khi bắt giữ Tổng thống al-Bashir, quân đội Sudan đã bắt đầu lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ 22h00 đến 4h00 (giờ địa phương). Nhóm biểu tình chính ở Sudan đã phản đối các thông báo của quân đội, đồng thời kêu gọi tiếp tục các cuộc biểu tình.
Trong khi đó, nhiều nước lớn trên thế giới cũng kêu gọi Sudan thực thi quá trình chuyển tiếp hòa bình. Mỹ kêu gọi Hội đồng Quân sự chuyển tiếp kiềm chế, để người dân tham gia vào chính quyền.
Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi quân đội nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho người dân. Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định việc quân đội giám sát quá trình chuyển tiếp kéo dài 2 năm "không phải là câu trả lời". Theo ông, cần nhanh chóng chuyển sang ban lãnh đạo dân sự, có đại diện của tất cả các bên.
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet kêu gọi Hội đồng quân sự chuyển tiếp bảo vệ nhân quyền, hạn chế việc sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình hòa bình ở thủ đô Khartoum.
Phương Hồ (TTXVN)
Theo Tintuc
Sudan bắt Thủ tướng và hơn 100 quan chức chính quyền của ông Bashir Ngày 11/4, truyền thông Bắc Phi đưa tin, hơn 100 người vốn là quan chức của chính quyền Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir đã bị quân đội bắt giữ, trong đó có Thủ tướng nước này Mohamed Tahir Ayala. Thủ tướng Sudan Mohamed Tahir Ayala. (Nguồn: xinhuanet/New.CN) Ngày 11/4, truyền thông Bắc Phi đưa tin, hơn 100 người vốn là quan chức của...