Sudan: Liên hợp quốc đồng ý thay thế lực lượng Ethiopia trong UNISFA
Ngày 19/1, Sudan thông báo Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng ý thay thế hàng nghìn binh sĩ Ethiopia trong Phái bộ an ninh lâm thời của LHQ tại Abyei ( UNISFA) bằng các lực lượng khác của tổ chức này.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tuần tra tại thị trấn Abyei, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp của Sudan cho biết ông Abdel Fattah Al-Burhan – Chủ tịch hội đồng, đã nhận được điện thoại từ Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các hoạt động hòa bình, ông Jean-Pierre Lacroix. Hai bên đã thảo luận về các thỏa thuận thay thế lực lượng Ethiopia trong UNISFA bằng các lực lượng khác của LHQ theo yêu cầu của Sudan. Ông Lacroix nhấn mạnh rằng các hoạt động thay thế sẽ bắt đầu vào tháng 2 và kéo dài đến tháng 3 tới.
Về phần mình, ông Al-Burhan cam kết sẽ xóa bỏ mọi rào cản và thách thức mà phái bộ UNISFA phải đối mặt.
Trước đó, Sudan đã yêu cầu thay thế lực lượng Ethiopia trong UNISFA sau khi hai nước xảy ra tranh chấp biên giới. UNISFA được Hội đồng Bảo an LHQ thành lập năm 2011 để giám sát biên giới tại Abyei. Phái bộ bao gồm chủ yếu là lực lượng của Ethiopia với khoảng 4.200 binh sĩ và 50 nhân viên cảnh sát. Sau đó, quy mô của các lực lượng này đã được tăng lên 5.326 người, tất cả đều đến từ Ethiopia. Quan hệ căng thẳng giữa Sudan và Ethiopia ngày càng gia tăng, với các cuộc giao tranh chết người, dọc biên giới giữa hai nước kể từ tháng 9/2020.
Cùng ngày, Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khu vực Trung Đông – Bắc Phi, ông Ted Chaiban, xác nhận rằng hơn 120 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em đã xảy ra ở Sudan kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10/2021.
Ông Chaiban cho biết thêm rằng 9 trẻ em đã thiệt mạng và 13 trẻ em khác bị thương trong các cuộc biểu tình ở Sudan. Hầu hết các trường hợp vi phạm xảy ra đối với các bé trai vị thành niên, trong đó nhiều bé trai và bé gái khoảng 12 tuổi đã bị giam giữ. Trẻ em còn bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công thường xuyên vào các cơ sở y tế.
UNICEF tiếp tục kêu gọi giới chức Sudan bảo vệ trẻ em trên khắp quốc gia này khỏi bạo lực, bị xâm hại và không để trẻ em trở thành mục tiêu trong các cuộc xung đột hoặc các sự kiện chính trị.
LHQ thúc đẩy đối thoại giải quyết khủng hoảng chính trị tại Sudan
Phái bộ Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan ngày 10/1 thông báo tiến trình tham vấn sẽ bắt đầu với mục tiêu triển khai đàm phán trực tiếp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kể từ sau vụ đảo chính xảy ra ở nước này hồi tháng 10/2021.
Người biểu tình tập trung tại thủ đô Khartoum, Sudan ngày 6/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Bắc Phi dẫn phát biểu của Đặc phái viên LHQ tại Sudan - ông Volker Perthestại tại buổi họp báo ở thủ đô Khartoum cho hay những cuộc thảo luận sẽ bắt đầu bằng hình thức tham vấn cá nhân, với mục tiêu chuyển hướng sang giai đoạn thứ hai của đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các bên tại Sudan.
Theo ông Perthes, không dễ để ấn định khung thời gian đàm phán cụ thể, bởi lẽ có rất nhiều sức ép đối với tiến trình chính trị ở nước này và đối với phái bộ LHQ tại Sudan. Tuy nhiên, tiến trình tham vấn có thể là nền tảng để xây dựng lòng tin và ít nhất sẽ giúp giảm thiểu bạo lực tại Sudan.
Trước đó, LHQ ngày 8/1 cho biết sẽ mời các lãnh đạo quân sự, các đảng phái chính trị và các nhóm khác của Sudan tham gia vào một "tiến trình chính trị" nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại nước này sau khi Thủ tướng Abdalla Hamdok từ chức hôm 2/1 trước.
Dự kiến, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tổ chức phiên họp không chính thức vào ngày 12/1, theo đề nghị của 6 trong số 15 thành viên gồm Mỹ, Anh, Pháp, Na Uy, Ireland và Albania, để thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Sudan.
Mỹ, Trung Quốc bổ nhiệm đặc phái viên vùng Sừng châu Phi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/1 thông báo bổ nhiệm ông David Satterfield, Đại sứ sắp mãn nhiệm của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, vào cương vị Đặc phái viên giải quyết các cuộc khủng hoảng ở vùng Sừng châu Phi, đặc biệt là tại Sudan và Ethiopia. Ông David Satterfield. Ảnh: tdpelmedia.com Nhà ngoại giao kỳ cựu David Satterfield sẽ thay...