Sudan, Ethiopia nhất trí giải quyết các tranh chấp thông qua cơ chế chung
Ngày 26/1, Sudan và Ethiopia đã nhất trí giải quyết các tranh chấp biên giới cũng như vấn đề Đập thủy điện Đại Phục hưng (GERD) trên sông Nile Xanh, thông qua các cơ chế chung và đối thoại trực tiếp.
Toàn cảnh đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD) ở Guba, Ethiopia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong một tuyên bố, Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp Sudan cho biết Chủ tịch Hội đồng, ông Abdel Fattah Al-Burhan và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã đưa ra quyết định trên trong cuộc họp tại Cung điện Cộng hòa ở thủ đô Khartoum của Sudan.
Theo tuyên bố, ông Al-Burhan đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa Sudan và Ethiopia trong các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế.
Về phần mình, Thủ tướng Ethiopia khẳng định rằng “GERD sẽ không gây bất kỳ phương hại nào cho Sudan, mà sẽ mang lại lợi ích cho nước này trong lĩnh vực điện”.
Về vấn đề biên giới, ông Ahmed cho rằng đây là vấn đề cũ và kêu gọi các bên giải quyết bằng văn bản. Ngoài các tranh chấp về khu vực biên giới Fashaga, Sudan và Ethiopia còn có các vấn đề pháp lý và kỹ thuật liên quan đến GERD.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed sáng 26/1 đã đến Khartoum trong chuyến thăm chính thức Sudan. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Ahmed tới Khartoum kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Sudan năm 2021.
Mối quan hệ giữa Khartoum và Addis Ababa đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, trong đó liên quan đến vấn đề tranh chấp biên giới và người tị nạn do cuộc xung đột kéo dài 2 năm tại vùng Tigray ở miền Bắc Ethiopia. Mâu thuẫn giữa 2 bên gia tăng sau cuộc xung đột nổ ra vào tháng 11/2020 giữa Chính phủ liên bang Ethiopia và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF). Tình trạng giao tranh ở nước láng giềng đã khiến hàng chục nghìn người phải xin tị nạn ở Sudan. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai nước cũng trở nên xấu đi vì tranh chấp khu vực biên giới Al-Fashaqa và vấn đề GERD trên sông Nile Xanh.
Sudan và Ethiopia bất đồng về kế hoạch trữ nước cho đập thủy điện Đại phục hưng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/5, Sudan đã bác bỏ tuyên bố gần đây của Ethiopia liên quan đến kế hoạch tích trữ nước giai đoạn thứ ba cho Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD), dự kiến được tiến hành từ đầu tháng 8/2022, cho rằng tuyên bố như vậy làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Đập thủy điện Đại Phục Hưng ở Guba, Ethiopia, ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, phát biểu với Kênh Al-Arabiya News ngày 27/5, ông Kiffle Horo, Giám đốc dự án đập GERD do Ethiopia triển khai xây dựng trên sông Nile Xanh, nói rằng đợt trữ nước thứ ba sẽ diễn ra vào tháng 8 và tháng 9 tới. Ông Horo đã loại bỏ khả năng trì hoãn kế hoạch trữ nước đợt ba mặc dù ông thừa nhận Ai Cập và Sudan có thể bị ảnh hưởng bởi đợt tích nước sắp tới.
Hai nước ở hạ nguồn sông Nile là Sudan và Ai Cập đã nhiều lần kêu gọi Ethiopia tránh các hành động đơn phương liên quan đến GERD, đồng thời nhấn mạnh các bên cần phải đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý liên quan việc tích nước và vận hành đập thủy điện khổng lồ này. Tuy nhiên, Addis Ababa đã đơn phương thực hiện hai đợt trữ nước trong hai năm qua và bắt đầu hoạt động phát điện từ một trong các tua-bin của GERD vào tháng 2/2022.
Trong những tháng gần đây, Sudan, Ai Cập và Ethiopia đã bày tỏ sẵn sàng tham gia trở lại các cuộc đàm phán do Liên minh châu Phi (AU) bảo trợ về vấn đề GERD. Tuy nhiên, Ethiopia vẫn lên kế hoạch tiến hành đợt trữ nước lần ba cho GERD, dù không có một thỏa thuận ràng buộc nào.
Bộ Ngoại giao Sudan đã bác bỏ các tuyên bố của phía Ethiopia, cho rằng những tuyên bố như vậy làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước và thể hiện rõ ràng rằng Ethiopia tiếp tục vi phạm các thỏa thuận trước đó. Theo Bộ Ngoại giao Sudan, các tuyên bố của ông Horo đi ngược lại đề xuất của Sudan về việc thực hiện các sáng kiến của nhóm gồm Liên hợp quốc (LHQ), Mỹ, AU và Ngân hàng Thế giới (WB) trong quá trình đàm phán.
Ukraine huy động được ít nhất 150 triệu USD cho sáng kiến ngũ cốc Tại hội nghị quốc tế về an ninh lương thực diễn ra tại thủ đô Kiev ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khởi động sáng kiến "Ngũ cốc từ Ukraine" nhằm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước dễ bị tổn thương nhất do nạn đói và hạn hán trên thế giới. Nông dân thu hoạch lúa mì tại Kharkiv, Ukraine,...