Sức tàn phá của vụ nổ ở Lebanon gây ra địa chấn tương đương trận động đất 3,3 độ richter
Sau khi thu thập dữ liệu, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết, vụ nổ lớn ở thủ đô Beirut (Lebanon) đã tạo ra sóng địa chấn tương đương với trận động đất mạnh 3,3 độ richter.
Rạng sáng 5/8, 2 vụ nổ lớn tại thủ đô Beirut (Lebanon) đã gây ra thiệt hại kinh hoàng với ít nhất 78 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ sau đó đã thu thập dữ liệu và cho biết vụ nổ lớn này gây tác động rất mạnh, tạo ra sóng địa chấn tương đương với trận động đất 3,3 độ richter.
Cảnh tang thương sau vụ nổ mạnh gây ra sóng địa chấn tương đương trận động đất 3,3 độ richter ở thủ đô Beirut (Lebanon). Ảnh: Getty Images
Điều này cũng có nghĩa nếu vụ nổ ghi nhận từ trong lòng đất, cường độ rung chấn ghi nhận có thể còn cao hơn con số 3,3 độ richter. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết cường độ 3,3 độ richter của cơn địa chấn trên không thể đem so sánh trực tiếp với trận động đất mạnh tương tự.
Theo giáo sư Don Blakeman, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia Hoa Kỳ, nguyên nhân là do năng lượng của vụ nổ trên bề mặt trái đất như vụ nổ ở Lebanon phần lớn sẽ tác động vào không khí và các tòa nhà chứ không gây rung chuyển như các cơn địa chấn ghi nhận bên trong lòng trái đất.
Video đang HOT
Hiện nguyên nhân vụ nổ vẫn đang được giới chức Lebanon tiến hành điều tra. Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự chia sẻ với Lebanon sau thảm họa trên.
Biến rác thải nhựa từ đại dương thành đồ nội thất
Các nhà thiết kế sáng tạo đã thu thập rác thải trên biển để chế ra đồ nội thất trong gia đình vô cùng ngoạn mục
Biến rác thải nhựa từ đại dương thành ghế ba chân chắc chắn
Rác thải nhựa đã tàn phá đại dương của chúng ta trong nhiều thập kỷ. Đời sống sinh vật biển, môi trường biển bị ảnh hưởng nặng nề do con người xả rác trên mặt nước.
Bên cạnh việc vận động thu gom rác, làm sạch môi trường biển. Giờ đây, trên khắp thế giới, rất nhiều dự án tái chế rác thải biển xuất hiện và nhanh chóng lan rộng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân các nước. Mới đây, một nhóm các nhà thiết kế đã sáng tạo ra cách làm khá hoàn hảo để tái chế rác thải nhựa đại dương.
Alexander Groves và Azusa Murakami, hai nhà thiết kế đứng đầu Studio Swine cùng đồng đội đã làm ra những vật dụng nội thất gia đình từ rác thải nhựa.
Alexander Groves và Azusa Murakami thu gom rác thải nhựa trên các bãi biển để tái chế thành đồ nội thất sử dụng được
Cặp đôi đã sớm có nhận thức về rác thải nhựa cách đây 8 năm khi còn ở trên ghế nhà trường đại học. Lúc đầu Alexander Groves và Azusa Murakami cùng nhau nhặt rác thải nhựa bị mắc kẹt vào lưới của ngư dân đánh cá ở Đông Sussex, Anh.
Nhưng đến nay, họ chủ yếu trực tiếp thu gom rác thải nhựa trên khắp các bãi biển vì theo nhà thiết kế Alexander Groves 'thật đáng kinh ngạc, không thể tin nổi', thu gom rác hiện là vấn đề phải thực hiện.
Cặp đôi từng ghi lại video quay lại trực tiếp quá trình thực hiện việc thu gom rác thải nhựa sau đó tái chế thành chiếc ghế nội thất gia đình đẹp mắt. Khoảng 2,5 triệu người đã theo dõi video sau khi cặp đôi chia sẻ trên phương tiện xã hội.
Chiếc ghế ba chân làm từ rác thải nhựa đại dương
Đến nay, cặp đôi đã tạo dựng nên chiến dịch gây quỹ cộng đồng Kickstarter để tài trợ cho các bến tàu nghiên cứu về loài rồng biển, từ Azores đến Quần đảo Canary.
Hiện tại, cặp đôi chưa sản xuất hàng loạt ghế và những sản phẩm của họ mới chỉ xuất hiện ở trong viện bảo tàng, chưa nhân rộng sử dụng rộng rãi trong nhà dân. Tuy nhiên, Groves và Murakami cũng chia sẻ kế hoạch đưa thiết kế của họ đến với nhiều người để nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường.
Tất nhiên, cặp đôi Groves và Murakami không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới có ý tưởng này.
Ghế đại dương được làm từ rác thải nhựa của Mater
Một người khác sử dụng rác thải nhựa từ đại dương để sản xuất đồ nội thất là nhà sản xuất Mater của Đan Mạch. Họ đã cho tái bản những chiếc ghế đại đương sử dụng trong vườn nhà và bàn đi kèm.
Cụ thế, ghế đại dương được thiết kế vào năm 1955, ban đầu làm từ gỗ dán và thép. Dennie Ditzel, con gái của cặp vợ chồng đã tạo ra chiếc ghế ban đầu, đã bán lại thương hiệu ghế đại dương cho Mater vào năm 2018.
Bây giờ, thay vì dùng gỗ dán và thép, những chiếc ghế được làm từ rác thải nhựa, lưới đánh cá cũ hoặc dây thừng cũ bị bỏ lại trên biển.
Theo nhà sản xuất, họ muốn tạo ra các giải pháp sáng tạo để hạn chế tình trạng ô nhiễm biển trên khắp thế giới, nhất là những sản phẩm dụng ở ngoài trời.
Để tạo ra mỗi chiếc ghế, nhà sản xuất đã sử dụng khoảng một kg rác thải nhựa. Trong khi đó, sẽ mất nhiều nguyên liệu hơn để làm ra một chiếc bàn.
Ngoài ra, một vài nhà sản xuất khác bao gồm Plastix, Bureo và Patagonia cũng đang tìm cách sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích từ việc tái chế chất thải nhựa trong đó có kính râm, ván trượt, mũ, đồ nội thất văn phòng ...
Trí tuệ nhân tạo giải quyết bí ẩn về 22.000 trận động đất siêu nhỏ Bí ẩn hàng chục nghìn trận động đất nhỏ xảy ra ở một thị trấn tại bang California (Mỹ) cuối cùng đã được giải đáp bằng thuật toán AI. AI đã kiểm tra hàng chục ngàn cơn chấn động xảy ra dưới bề mặt. Những cơn rung chấn quá nhỏ quá nhỏ để con người cảm nhận được nhưng lại khiến các nhà...