Sức sống từ những trầm tích văn hóa, lịch sử
Điều gì đã khiến cho dân ca xứ Nghệ có sức hút mãnh liệt trong đời sống đương đại? Phải chăng chính những trầm tích văn hóa, lịch sử ẩn sâu trong những làn điệu mang đặc trưng bản địa đã tạo nên điều kỳ diệu đó.
Đất và người làm nên giá trị văn hóa đặc sắc
Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng đất cổ. Những năm đầu thế kỷ 17 – 18, hát ví, giặm phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động bình dân đến các nhà khoa bảng, thầy đồ và trí thức… mà bất kỳ người Nghệ An – Hà Tĩnh nào cũng đều có thể hát. Người ta có thể hát trong các nghi lễ tín ngưỡng, đến vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng.
Một buổi biểu diễn hát dân ca ví, giặm trên sông của các nghệ sĩ Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ và thành viên CLB dân ca ví, giặm xã Bồi Sơn, huyện Đô Luơng, Nghệ An. Ảnh: Tá Chuyên
Tháng 11.2014, tại Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
PGS-TS Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho biết: “Nghệ Tĩnh là vùng đất có truyền thống hiếu học, có các nhà khoa bảng văn chương danh tiếng, nơi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhà văn hóa, khoa học tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Chính đội ngũ các danh nhân, chí sĩ đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá học thuật, giáo dục truyền thống, nâng cao dân trí, góp phần tạo ra nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn bác học cho kho tàng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, trong đó có ví, giặm”.
Video đang HOT
Là vùng đất có địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển, với khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi thiên nhiên chưa bao giờ ưu đã đã tạo nên con người xứ Nghệ kiên cường, dẻo dai. Theo quan sát của GS Đặng Thai Mai: “Những đặc điểm tự nhiên đã tạo cơ sở cho sự hình thành nét phong thái, tính cách can đảm đến sơ xuất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến… “cá gỗ” đã hình thành lên dòng máu người Nghệ ham thích văn chương, trong đó có thói quen thường trực với nhu cầu ca hát ví, giặm”.
PGS – TS Bùi Quang Thanhcho rằng: “Ví, giặm là một cuốn sử của cộng đồng xứ Nghệ, được ghi lại một cách chi tiết, tự nhiên và kịp thời bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật bình dị, gửi gắm vào đó mọi nghĩ suy, nhận thức, đánh giá… của hầu hết dân chúng. Điều đó làm nên giá trị và chứa đựng mọi tri thức về văn hóa, lịch sử, kỹ thuật canh tác, ứng xử với tự nhiên và xã hội cũng như ứng xử mang bản sắc người Nghệ được đúc kết cho hậu sinh”.
Đưa dân ca ví, giặm đến tầm nhân loại
Khác với dân ca các vùng miền, lịch sử phát triển của ví, giặm xuyên suốt và gắn với tự nhiên, xã hội, ứng xử giữa con người với con người qua các thế hệ và luôn được trao truyền, gìn giữ và phát triển, cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Ví, giặm hiện diện như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Người dân xứ Nghệ có thể hát mọi lúc, mọi nơi mà không cần âm nhạc minh họa hay phục trang, đạo cụ, không bị gò bó bởi những lề lối, niêm luật trong khi trình diễn, mà có thể ứng tác cho phù hợp với nhu cầu được thể hiện tâm tư tình cảm, trình độ, trạng thái, môi trường, hoàn cảnh…
Theo các nhà nghiên cứu, kho tàng ca cổ của xứ Nghệ có 3 thể hát chính: Hò, ví, giặm. Hệ thống bài bản, làn điệu của ví, giặm gắn liền với lao động sản xuất và chủ yếu phát triển mạnh ở các làng nghề (nghề dệt vải, nghề làm nón, nghề làm bánh, nghề đan lát, nghề làm hàng sáo, nghề đóng thuyền, nghề mộc, nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề rèn…) với những điệu ví phường Vải, ví phường Nón, ví Đò đưa, Giặm kể… mà tập trung chủ yếu ở các vùng dân cư dọc theo sông Lam và sông La.
Không gian cư trú của người Nghệ An – Hà Tĩnh dường như cũng chính là không gian của dân ca ví, giặm. Dường như nơi nào có người nói được tiếng Nghệ, nơi đó sẽ vang lên âm hưởng của dân ca ví, giặm. Do đặc trưng phương ngữ nên người Nghệ hát ví, giặm mang một phong vị riêng. Nhiều khi hát mà như nói mới thể hiện được hết ngữ nghĩa, độ luyến láy, tính chất của làn điệu hát.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, dân ca xứ Nghệ không chỉ trở thành biểu trưng văn hóa sống động của người Nghệ mà nó đã trở thành di sản mang tầm nhân loại, luôn được sáng tạo, vun bồi, phát triển và hội nhập cùng dòng chảy văn hóa đương đại.
Theo Danviet
Hội Thánh Đức Chúa Trời: Đừng nhầm lẫn những thứ na ná tôn giáo
Tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo, có điều kiện lây lan.
Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời" đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhìn vào cách hành đạo và việc lôi kéo, dụ dỗ các "tín đồ" của tổ chức này, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây là tổ chức tôn giáo hay một thực thể na ná tôn giáo?.
Chính sách mở cửa và hội nhập dẫn đến sự giao thoa văn hóa, tôn giáo cũng là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong xu thế đó, không loại trừ những hiện tượng na ná tôn giáo du nhập vào Việt Nam mà nhiều người lầm tưởng là tôn giáo. Đặc biệt, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, ép buộc nhiều người cùng tham gia một xu hướng mới mà họ gọi là tôn giáo, truyền bá những tư tưởng "mới, lạ" có biểu hiện phản văn hóa, lệch chuẩn đạo đức xã hội.
Không có thứ tôn giáo nào mà phải đi chiêu dụ tín đồ mọi nơi, mọi lúc, không có tôn giáo nào mà lại rao giảng những lời ma mị về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng, chối bỏ niềm tin khoa học để theo đuổi những điều phi lý, càng không có thứ tôn giáo nào mà làm cho nhiều gia đình ly tán, nhiều người từ bỏ công việc, học hành, từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một cách cực đoan...
Mấy chục năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo là di sản văn hóa của nhân loại. Người từng nói: phải tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức; phải biết khai thác sự tương đồng để tìm ra mẫu số chung về mục tiêu để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh.
Nhưng tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau trong nhận thức về tôn giáo cũng cần sự tỉnh táo. Cái mới xuất hiện không có nghĩa là phủ nhận cái cũ một cách lạnh lùng, trái với thuần phong mỹ tục, trái với truyền thống văn hóa. Cái mới xuất hiện phải thể hiện được những khía cạnh tích cực, khuyến khích con người làm những việc tốt cho gia đình và xã hội chứ không phải là sự u mê, mù quáng.
Phát huy đạo đức tôn giáo để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp. Điều đó được khuyến khích và tạo điều kiện. Nhưng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng nghiêm cấm các hành vi: ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi... Pháp luật cũng không cho phép sử dụng tên của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận để đi truyền đạo. Thực tế, đã có không ít người tin rằng "Hội Thánh Đức Chúa Trời" chính là các nhóm Tin lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo truyền thống cũng có những tôn giáo ngoại lai. Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển. Khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đã tăng khoảng 33%. Chỉ tính riêng đạo Tin lành - một tôn giáo có nguồn gốc từ bên ngoài, truyền vào Việt Nam muộn nhất, thì từ năm 1975 đến nay, số lượng tín đồ đã tăng gấp 6 lần với hơn 1 triệu người tham gia, thuộc hơn 50 tổ chức, hệ phái Tin lành. Không chỉ tập trung ở các thành phố lớn với sự tham gia của công chức, trí thức... mà cộng đồng theo đạo Tin lành rất đa dạng, mở rộng đến các tầng lớp cư dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.
Tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển, tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin, không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo có cơ hội lây lan từ địa phương này sang địa phương khác, làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng và cuộc sống bình thường của một bộ phận dân cư. Dư luận mong muốn, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo pháp luật những hoạt động phi tôn giáo, ngăn chặn kịp thời việc dụ dỗ, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin vào những hoạt động biến tướng, trục lợi của một số cá nhân nào đó.
Theo Sông Hương (VOV)
15 tỷ đồng cải tạo, ga Sài Gòn sẽ có dịch vụ cao cấp như sân bay Với kinh phí 15 tỷ sửa chữa thiết kế, thực hiện trong 3 tháng, ga Sài Gòn sẽ mang một diện mạo mới với điểm nhấn lịch sử, văn hóa đậm nét Sài Gòn xưa. Phối cảnh khu vực xếp hàng mua vé trên lầu sau khi cải tạo Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco)...