Sức sống mới trên cao nguyên đá ồng Văn
Là huyện biên giới vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, ồng Văn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất, thiếu nước, thiếu kinh nghiệm sản xuất,…
áng nói là, trình độ dân trí chưa đồng đều dẫn đến kinh tế chậm phát triển so với các vùng khác. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững) của Chính phủ, đến nay, miền đá tai mèo muôn vàn gian khó đang dần “thay da đổi thịt”, ngày càng phát triển.
Petrolimex tài trợ, xây dựng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lũng Cú.
Hiệu quả thiết thực
Năm học 2019 – 2020, thầy và trò Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lũng Cú hân hoan về ngôi trường mới ba tầng với 12 phòng học được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đầu tư, xây dựng. Bên cạnh niềm vui chung ấy, chúng tôi bắt gặp những giọt nước mắt xúc động của các cán bộ, nhân viên Petrolimex, những người đã góp công sức xây ngôi trường khang trang. Thầy Nguyễn Văn Lợi, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường được thành lập từ lâu, nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Học sinh phải học trong những phòng học cấp 4 dột nát, xuống cấp.
Phòng học thiếu, cho nên việc ghép lớp, dạy bù thường xuyên xảy ra, tỷ lệ học sinh đến trường rất thấp. ược sự quan tâm, giúp đỡ của ảng, Nhà nước và Petrolimex, từ nay, thầy và trò nhà trường đã có được ngôi trường hiện đại, bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh. Phụ huynh hoàn toàn yên tâm gửi con để tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Giáo viên cũng thuận lợi hơn trong việc giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
Tương tự, Ban Giám hiệu Trường phổ thông dân tộc nội trú Phó Bảng cho biết, trước đây, khi Petrolimex chưa đầu tư xây dựng nhà lưu trú học sinh, cơ sở vật chất của trường xuống cấp trầm trọng. Từ khi có trường mới, học sinh đã có cuộc sống thoải mái, học tập đạt hiệu quả cao hơn, bảo đảm cho 200 học sinh nội trú sinh hoạt và học tập đầy đủ. Ngoài ra, đã thu hút học sinh ở các xã khác đến học, chất lượng giáo dục được nâng lên, đáng chú ý là cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.
Nhớ lại những năm tháng cơ cực, thường xuyên đối diện cảnh mưa dột, căn nhà tạm bợ, liêu xiêu những ngày mùa đông rét cắt da cắt thịt, anh Vàng Dỉ Théng, trú tại thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú) bùi ngùi cho biết, do khó khăn về kinh tế, gia đình không thể cất được một căn nhà kiên cố. Rất may được sự giúp đỡ của Petrolimex, gia đình anh có ngôi nhà mới khang trang, thoát cảnh mưa nắng dãi dầm. Vợ chồng anh hết sức phấn khởi, yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.
Không chỉ xây trường học, xóa nhà tạm, vách đất, Petrolimex cũng đã đầu tư hàng loạt trang, thiết bị y tế hiện đại nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn. Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa ồng Văn Hoàng Hoa Màn chia sẻ: Trước kia, trang, thiết bị y tế của bệnh viện rất nghèo nàn, lạc hậu. Từ năm 2010, sự đầu tư, hỗ trợ của Petrolimex về các trang thiết bị như giường bệnh, tủ kệ đựng thuốc, máy thở, máy theo dõi, xe cứu thương; các thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn, máy sấy tiệt trùng,… đã giúp bệnh viện chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn. Qua gần 10 năm sử dụng, đến nay các trang thiết bị này vẫn được bảo quản cẩn thận, sử dụng tốt. Chính vì vậy, các trường hợp bệnh nhân nặng trước đây phải chuyển tuyến thì nay đã được cấp cứu, điều trị tại chỗ rất hiệu quả.
Video đang HOT
Tiếp tục đồng hành, phát triển
ánh giá về cơ sở vật chất được hỗ trợ đầu tư trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Lũng Cú Lương Triệu Luân cho biết, điều kiện nguồn lực của địa phương còn nhiều hạn chế, người dân rất muốn được cải thiện về cơ sở vật chất, nhất là nhà ở. Trước nhu cầu đó, Petrolimex đã hỗ trợ mỗi gia đình bảy triệu đồng để cải tạo, xây nhà mới, đến nay đã xóa được hơn 20 căn nhà tạm.
Bên cạnh đó, hằng năm Petrolimex trao gạo, chăn bông tặng các hộ nghèo đón Tết cũng như không bị rét những ngày mùa đông. Sự giúp đỡ này là hết sức cần thiết để người dân các dân tộc thiểu số có cái ăn, cái mặc, đồng thời cũng là động lực vượt khó, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2008, huyện ồng Văn nằm trong danh sách 62 huyện nghèo trong Chương trình 30a của Chính phủ. Hơn 10 năm qua, với chủ trương, đường lối, chính sách kịp thời của ảng, Nhà nước, cùng nghĩa tình của doanh nghiệp, ồng Văn đã được tiếp thêm nhiều nguồn lực mới để thay đổi và phát triển.
Chủ tịch UBND huyện ồng Văn Hoàng Văn Thịnh phấn khởi cho biết, từ một trong những huyện nghèo nhất cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm (năm 2008) chỉ khoảng 5,5 triệu đồng, đến nay đã tăng hơn 17,1 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực tăng từ 20 lên 28 nghìn tấn; cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; tỷ lệ trẻ đến trường tăng từ 62,8 lên 99,8%,…
Theo Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Nguyễn Văn Sự, trước khi có Nghị quyết 30a của Chính phủ, Công ty Xăng dầu Hà Giang và các đơn vị trong Petrolimex đã có những việc làm thiết thực để hỗ trợ huyện ồng Văn cũng như tỉnh Hà Giang. Từ năm 2004 đến 2009, đã có hàng chục đợt động viên, hỗ trợ dưới nhiều hình thức với hàng tỷ đồng hiện vật và tiền mặt được trao tặng.
Sau khi triển khai Nghị quyết 30a tại ồng Văn, qua 10 năm, người lao động Petrolimex đã tự nguyện đóng góp gần 80 tỷ đồng (tiền và hiện vật) để hỗ trợ nhân dân huyện ồng Văn giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ sự hỗ trợ từ vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, huyện ồng Văn đã xóa 2.500 ngôi nhà tạm; Bệnh viện huyện ồng Văn được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện ồng Văn được tài trợ xây mới hạng mục nhà lưu trú.
Nhiều ngôi trường được Petrolimex hỗ trợ xây mới như Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lũng Cú, Trường THCS thị trấn ồng Văn, Trường tiểu học Tả Lủng, Trường mầm non Lũng Thầu,…
Ngoài cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống của người dân được chính quyền, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo. 19 xã, thị trấn ở ồng Văn liên tục được cấp gạo cứu đói định kỳ; chương trình khuyến học, khuyến tài đã hỗ trợ, khích lệ tinh thần học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tới, hằng năm, cùng với việc triển khai các hoạt động chính sách xã hội cộng đồng trên cả nước, Petrolimex và Công ty Xăng dầu Hà Giang sẽ tiếp tục đồng hành với tỉnh Hà Giang, huyện ồng Văn trong công cuộc giảm nghèo bền vững và hiệu quả.
BÀI VÀ ẢNH: QUỲNH CHI
Theo Nhân dân
Nhiều bệnh viện đóng góp nguồn lực cho bệnh viện dã chiến TP.HCM
Ngày 13-2, Sở Y tế TP.HCM cho biết tiếp tục huy động nguồn lực từ các đơn vị trực thuộc cùng Bộ Tư lệnh TP đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy mô bệnh viện dã chiến lên mức 300 giường theo kế hoạch.
Bệnh viện Nhi Đồng thành phố vận chuyển máy thở, monitor,... bổ sung cho bệnh viện dã chiến - Ảnh: SYTCC
Sở Y tế TP cho biết bệnh viện dã chiến của TP phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10-2.
Sau hơn 4 ngày hoạt động, bệnh viện dã chiến vừa tiếp nhận người bệnh cần cách ly theo quy định vừa tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh lên quy mô 300 giường theo kế hoạch, với đầy đủ yêu cầu của một bệnh viện, từ giường bệnh, trang thiết bị y tế cho đến hệ thống xử lý nước thải y tế.
Trong những ngày qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) cùng với Bệnh viện huyện Củ Chi, Bệnh viện quận Thủ Đức đã vận hành bệnh viện dã chiến khá suôn sẻ.
Với quy mô 100 giường, nhân sự của 3 bệnh viện này cùng với các chiến sĩ Bộ Tư lệnh thành phố đã phối hợp tốt trong công tác tiếp nhận và cách ly người bệnh theo đúng quy định.
Chỉ trong ngày 13-2, toàn bộ 6 khối nhà của bệnh viện dã chiến đã được sơn mới, công việc này do hàng chục cán bộ, viên chức thuộc phòng hành chính quản trị của các bệnh viện: Nhi Đồng 1, Nhiệt đới, Từ Dũ... thực hiện.
Bệnh viện Ung bướu vận chuyển 260 giường bệnh từ cơ sở 2 bổ sung cho bệnh viện dã chiến. Bệnh viện Nhi Đồng TP vận chuyển bổ sung thêm 5 máy thở, 5 monitor đồng thời cùng Bệnh viện huyện Bình Chánh đưa nhiều bơm tiêm điện tử đến đây.
Hồ xử lý nước thải y tế tại bệnh viện dã chiến đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Một số hình ảnh ngày 13-2 tại bệnh viện dã chiến tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM:
Hồ xử lý nước thải y tế theo công nghệ AO đang khẩn trương hoàn thiện tại bệnh viện dã chiến - Ảnh: SYTCC
Bệnh viện Nhi Đồng thành phố vận chuyển máy thở, monitor,... bổ sung cho bệnh viện dã chiến - Ảnh: SYTCC
Xe cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng thành phố - Ảnh: SYTCC
Cán bộ, viên chức của các bệnh viện: Nhi Đồng 1, Bệnh nhiệt đới, Từ Dũ cùng các chiến sĩ Bộ Tư lệnh thành phố khẩn trương sơn lại 6 khối nhà của bệnh viện dã chiến - Ảnh: SYTCC
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM vận chuyển giường bệnh mới bổ sung cho bệnh viện dã chiến - Ảnh: SYTCC
Theo tuoitre
Cận cảnh bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường ở TP.HCM Sau 5 ngày gấp rút thi công, bệnh viện dã chiến ở huyện Củ Chi (TP.HCM) chính thức đi vào hoạt động với quy mô 300 giường, sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân nghi nhiễm virus corona. Bệnh viện dã chiến nằm trong khuôn viên Trường đào tạo thuộc Bộ Tư lệnh thành phố tại ấp Bàu Đưng (xã Nhuận Đức, huyện...