Sức sống mới ở vùng ATK Tuyên Quang
Về các xã vùng ATK Yên Sơn, Sơn Dương vào những ngày tháng Tám lịch sử này, chúng tôi như hòa vào không khí thi đua lao động, sản xuất sôi nổi của đồng bào các dân tộc nơi Thủ đô Kháng chiến xưa đang thiết thực lập thành tích kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng
Trong câu chuyện về Bản Chương, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) ông Hà Văn Liễu, Bí thư Chi bộ luôn tự hào và nhắc nhiều về hình ảnh cây Thị, mái nhà sàn nơi ghi dấu chân của Bác Hồ khi Người đến với Bản Chương năm xưa. Những lời dạy của Người về cần cù lao động, tiết kiệm, trồng nhiều ngô, lúa, cho con cái học hành đầy đủ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ… bà con các thế hệ nơi đây còn nhớ mãi.
Lời dạy của Bác đối với nhân dân Bản Chương như ngọn đuốc, chỉ hướng soi đường cho dân bản vững bước đi lên. Hiện nay trong tổng số 70 hộ dân thì hầu như nhà nào ở Bản Chương cũng có rừng từ 1 – 3 ha. Phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm đã giúp người dân nơi đây có cuộc sống khá giả.
Xã Trung Minh (Yên Sơn) bê tông hóa đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi.
Ngược Bản Chương là đến thôn Bản Pình, xã Trung Minh- một trong những nơi xa nhất của vùng đất ATK Yên Sơn lịch sử. Trưởng thôn Bản Pình – ông Lý Văn Năm bảo, những năm 1935 – 1945, mảnh đất Bản Pình này là nơi che chở, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoạt động gây dựng phong trào cách mạng cho cả vùng chiến khu Việt Bắc.
Mấy mươi năm đã đi qua, song phong trào cách mạng những năm ấy đã thấm sâu và phát triển trong mỗi con người Bản Pình, để hôm nay trong thời kỳ cách mạng mới, người dân Bản Pình vẫn không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, xây dựng bản làng ngày một giàu đẹp. Bản Pình hiện có 64 hộ dân thì 90% đồng bào dân tộc Dao nơi đây hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng. Cả bản giờ có hơn 100 ha rừng, từ đầu năm 2016 đến nay thôn đã trồng mới trên 30 ha. Nhiều hộ có từ vài héc ta đến cả chục héc ta rừng như hộ các ông Đặng Văn Cường, Lý Mạnh Hùng, Triệu Văn Bình…
Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên lâm nghiệp Yên Sơn – Hoàng Trung Xuân, anh cho biết: Hiện doanh nghiệp đang liên kết trồng quản lý 1.270 ha rừng. Liên doanh, liên kết trong sản xuất và bảo vệ rừng đã bảo đảm đôi bên cùng có lợi doanh nghiệp quản lý được đất rừng theo đúng mục đích sử dụng và người dân có thêm việc làm để tăng thu nhập. Tiếp tục nâng cao giá trị rừng sản xuất, công ty cũng đã bước đầu liên kết với các hộ dân trồng rừng cây gỗ lớn.
Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn kéo dài thời gian chăm sóc, song đổi lại giá trị kinh tế mang lại cho người làm sẽ được tăng từ 60 triệu đồng/ha hiện nay lên 100 triệu đồng/ha tăng 2 lần so với trồng rừng gỗ nguyên liệu như hiện nay. Qua thống kê, hàng năm, toàn khu ATK Yên Sơn có trên dưới 800 ha diện tích rừng được trồng mới, bao gồm cả Công ty lâm nghiệp Yên Sơn và các địa phương.
Video đang HOT
Hiện nay diện tích rừng người dân tự bỏ vốn đầu tư là 1.095,57 ha; rừng trồng do công ty lâm nghiệp Yên Sơn quản lý là 1.322,28 ha. Những tên tuổi gắn với thu nhập hàng trăm triệu đồng từ kinh tế rừng ngày một nhiều hơn như: bà Ma Thị Nông, thôn Lè; Triệu Văn Tuệ, thôn Bum, xã Hùng Lợi; anh Triệu Văn Hòa, thôn Lâm Sơn (Trung Sơn)… Sản lượng gỗ khai thác toàn khu vực lên đến trên 10.000 m3.
Vùng ATK Yên Sơn cũng là nơi Chính phủ, tỉnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân. Riêng trong năm 2016, các xã trong khu vực đã thu hút được 39,4 tỷ đồng từ 2 nguồn vồn Chương trình 135 và vốn xây dựng nông thôn mới để đầu tư xây dựng hạ tầng. Theo báo cáo của UBND các xã vùng ATK Yên Sơn, hạ tầng nơi đây tương đối hoàn thiện, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang đạt chuẩn quốc gia…
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Là những xã thuần nông, kinh tế người dân phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã bắt đầu được thực hiện tại các xã vùng ATK Sơn Dương. Theo thống kê, tại các xã khu vực này đã hình thành 27 tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào 4 chuỗi chính là chè, lợn, dê và gà.
Người dân xã Bình Yên (Sơn Dương) chăm sóc mía nguyên liệu.
Cả đời làm chè nhưng chưa bao giờ người dân thôn Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương) dám nghĩ đến việc cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập tốt như hiện nay… Tổ hợp tác chế biến chè Ngân Sơn, thuộc thôn Trung Long được hình thành từ năm 2012 trên sự tự nguyện của 17 thành viên bao gồm các hộ trong thôn có vườn chè liền kề… do anh Nguyễn Mạnh Thắng làm tổ trưởng. “Thực sự đến lúc đó mình vẫn chưa thể hình dung ra quy trình làm chè sạch như thế nào cho đúng tiêu chuẩn quy định nên chỉ mày mò thực hiện. Thế rồi may mắn mình được Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp của huyện Sơn Dương đến tận nơi hướng dẫn các bước thực hiện quy trình làm chè theo tiêu chuẩn VietGAP và tiến hành xây dựng đề án hỗ trợ” – anh Thắng chia sẻ.
Các tổ viên trong tổ hợp tác được đi tham quan tìm hiểu cách làm chè sạch ở một số tỉnh bạn, được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè sạch. Cơ sở chế biến chè của tổ hợp tác được hỗ trợ đầu tư nâng cấp. Bao bì sản phẩm chè được Chi cục Phát triển nông thôn hỗ trợ đăng ký thương hiệu nhãn mác.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè an toàn, tháng 10-2014, Tổ hợp tác Trung Long với cơ sở chế biến chè Ngân Sơn chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm được đóng gói, hút chân không, nhãn mác đẹp được đưa đi giới thiệu tại một số hội chợ ở Hà Nội, Hải Phòng và đã được đánh giá rất cao về chất lượng với giá cả hợp lý…
Tại xã Lương Thiện (Sơn Dương), sự góp mặt của các tổ hợp tác sản xuất chè, chăn nuôi lợn và chăn nuôi dê cũng đã góp phần đáng kể thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân. Theo chị Đặng Thị Len, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi lợn thôn Đồng Quan, tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc 4 cùng: Cùng con giống, cùng thức ăn chăn nuôi, cùng tiêm phòng và cùng xuất bán.
Tổ hợp tác đã thu hút và tạo điều kiện cho nhiều người nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện để phát triển kinh tế như các hộ Bàn Thị Thúy, Vương Văn Phong, Đặng Thị Bích Hiệp… Ở xã Lương Thiện, cây mía còn là cây cho thu nhập chính và là một trong những xã có năng suất mía nằm trong Top 3 của cả huyện. Ông Vương Ngọc Vản, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thiện cho biết, riêng vụ mía vừa qua, 192 ha mía của cả xã cho sản lượng đạt trên 13 nghìn tấn, nguồn thu từ mía đạt trên 11 tỷ đồng.
Cây mía những năm gần đây cũng đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân xã Bình Yên (Sơn Dương). Từ cây mía, đã có nhiều hộ gia đình có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm như hộ ông Triệu Văn Rồng, ông Lương Văn Hải, thôn Cao Tuyên… Theo UBND xã Bình Yên, có được điều này là nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa nhà máy đường với người trồng mía, từ hỗ trợ khâu làm đất, giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu hại đến cam kết giá thu mua mía nguyên liệu ổn định trên 900 đồng/kg cho người dân từ nhiều năm nay.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đang trở thành hướng đi của người dân các xã vùng an toàn khu Yên Sơn, Sơn Dương. Cùng với nội lực trong nhân dân, thì sự hỗ trợ của Nhà nước đã và đang tạo ra sức sống mới trên vùng đất ATK này.
Theo Liên Thư (Báo Tuyên Quang)
Đột phá dồn điền đổi thửa
Triển khai công cuộc xây dựng nông thôn mới, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) coi dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là khâu đột phá, trước hết thực hiện thí điểm ở hai xã Tân Hưng và Minh Trí.
Ngày 21/4/2010, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030. Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng và điều kiện thực tiễn của huyện Sóc Sơn, huyện tiếp tục lựa chọn khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới là dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, toàn huyện có 12/25 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Một trong những xã điển hình trong công tác DĐĐT để xây dựng nông thôn mới là xã Tân Hưng. Năm 2010, xã Tân Hưng tiến hành công tác DĐĐT trên địa bàn xã và 5 thôn.
Người dân phấn khởi cấy lúa trên thửa ruộng rộng lớn, bằng phẳng
Bước đầu thực hiện, ban chỉ đạo xã phân công cho từng cán bộ lãnh đạo, tập trung các ngành đoàn thể đến từng thôn xóm để tuyên truyền, vận động người dân. Đa số nhân dân nhận thức được mặt tích cực của DĐĐT đem lại nên chính quyền xã Tân Hưng nhận được sự đồng lòng của nhân dân. Với những thành tích đạt được ở 3 thôn thí điểm đầu tiên là Ngô Đạo, Hiệu Chân và Cẩm Hà, năm 2011 xã Tân Hưng tiếp tục thực hiện DĐĐT ở 2 thôn Đạo Thượng và Cốc Lương.
Đến 6/2012, Tân Hưng đã hoàn thành công tác DĐĐT trên toàn bộ 5 thôn của xã. Sau dồn điền đổi thửa, từ việc mỗi hộ gia đình sở hữu trung bình 19 thửa ruộng, đến nay mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 3 thửa, thuận tiện cho việc canh tác sản xuất.
Đồng thời hệ thống đường giao thông nội đồng, thủy lợi đồng bộ hóa, góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, giảm sức lao động và chi phí của người dân; thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.
Để đảm bảo công tác DĐĐT được công bằng, dân chủ và công khai, chính quyền xã đã tiến hành cho nhân dân bình hệ số đất dựa trên chất lượng đất tốt hay xấu. Ngoài ra, xã Tân Hưng cũng chỉ đạo bốc thăm hai đợt: Lần một người dân bốc thăm lấy số thứ tự, rồi dựa trên số thứ tự, người dân lên bốc thăm vị trí đất.
Hồ hởi trên thửa ruộng rộng 8,5 sào cấy lúa nếp cái hóa vàng, chị Đỗ Thị Cúc (thôn Ngô Đạo, xã Tân Hưng) chia sẻ: "Tổng diện tích đất nông nghiệp của gia đình tôi là 1,5 mẫu. Trước kia ruộng nhỏ lẻ, phân tán hơn chục thửa. Sau khi xã tiến hành DĐĐT, gia đình tôi còn 3 thửa, giảm bớt việc làm cỏ, phát bờ; hệ thống thủy lợi thuận tiện, máy gặt xuống tận ruộng".
Đánh giá về công cuộc DĐĐT, ông Đỗ Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng cho biết: "Dồn điền đổi thửa là tiền đề xây dựng nông thôn mới, giải quyết các tiêu chí: Hình thức sản xuất, đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất, tăng thu nhập cho nhân dân, rút ra quỹ đất dư rất lớn để phục vụ công trình văn hóa, giải trí xã, thôn... góp phần đưa xã Tân Hưng cán đích".
Ông Nghị cũng cho biết thêm, hiện nay xã cũng đang tiến hành đo diện tích đất nông nghiệp của từng hộ gia đình. Đây là cơ sở để cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người dân, để họ yên tâm canh tác.
Cùng với xã Tân Hưng, nhiều địa bàn trên huyện Sóc Sơn cũng đạt được những thành tựu về nông thôn mới nhờ DĐĐT như Minh Trí, Mai Đình, Tiên Dược...
Được xác định phát trển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo tập trung xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất... chọn DĐĐT là khâu đột phá tạo nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.
Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, kinh tế của huyện Sóc Sơn liên tục, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích, giá trị sản xuất các ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ta. Tốc độ tăng trưởng đạt 8,71%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 3,53%/năm, đạt 132 triệu đồng/ha canh tác, hình thành nhiều vùng sản xuất đạt từ 350 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,8 triệu đồng/năm.
Theo Thùy Đỗ (NNVN)
Những cánh đồng mới xứ Quảng Thành quả lớn nhất của Quảng Nam trong hơn 5 năm (2011-2016) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chính là địa phương này đã xây dựng được nhiều mô hình và các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu sản xuất cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhờ đó đã giúp cho hàng ngàn nông...