Sức sống mới ở huyện thuần nông Vị Thuỷ
Với nỗ lực của một huyện thuần nông, sau gần 10 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống của người dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được nâng lên rõ rệt.
Nông thôn khởi sắc
Hiện toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí giao thông. Trong đó, có 3 xã là Vị Thanh, Vị Thủy và Vị Thắng đã được công nhận, riêng xã Vĩnh Thuận Tây đã trình cấp tỉnh xem xét công nhận.
Thông qua tuyên truyền, vận động, người dân tự nguyện đóng góp công sức, tiền, hiến đất… để cùng Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn. Hiện toàn huyện có gần 294/428km đường được nhựa và bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định.
Người dân ý thức xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp tại xã Vị Thắng. Ảnh: CTV
Bên cạnh đó, huyện Vị Thủy cũng tích cực sửa chữa, nâng cấp xây mới các trường học. Hiện toàn huyện có 3/9 xã đạt tiêu chí về trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở địa phương.
Video đang HOT
Mặt khác, Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình và nơi công cộng, đồng thời tổ chức nhiều đợt phát quang bụi rậm, dọn cỏ dọc theo các tuyến đường giao thông và trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp trước nhà.
Đến nay, huyện Vị Thủy có 4/9 xã (28/70 ấp) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân ở các xã là 15 tiêu chí/xã và huyện không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Chuyển biến trong sản xuất
Là huyện thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 90% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, vì vậy khi bắt tay vào xây dựng NTM, Vị Thủy tập trung chỉ đạo các địa phương có giải pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, tiến tới không ngừng nâng cao nguồn thu nhập cho người dân.
Với các điển hình như mô hình canh tác lúa thông minh (12ha), sản xuất lúa chất lượng cao (8.000ha), cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (1.252ha)… đã cho thấy huyện có nhiều nỗ lực trong việc phát huy thế mạnh cây lúa.
Bên cạnh đó, Vị Thủy thường xuyên phối hợp với ngành chức năng của tỉnh mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho bà con nông dân.
Ông Trương Văn Trí – Trưởng phòng NNPTNT huyện Vị Thủy, cho hay: Huyện triển khai thực hiện được nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn, sạch và ứng dụng những khoa học công nghệ mới như sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất nấm rơm và trồng rau trong nhà lưới. Ngoài ra, đơn vị còn tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các đề tài, dự án khoa học hỗ trợ cho hơn 200 hộ dân thực hiện các mô hình phát triển sản xuất như: Trồng chanh không hạt, bưởi, dừa xiêm, nuôi vịt trời, nuôi gà trên đệm lót sinh học…
Thông qua việc triển khai nhiều giải pháp, hiện thu nhập bình quân đầu người tại 4 xã đạt chuẩn NTM (Vị Thanh, Vị Thủy, Vị Thắng, Vị Trung) của huyện là trên 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của các xã là 6,99%, trong đó tại 4 xã đạt chuẩn NTM đều còn dưới 4%, riêng xã Vị Thắng chỉ còn 2,98%.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Vui – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy nhấn mạnh: “Một trong những giải pháp quan trọng mà địa phương đề ra trong xây dựng NTM thời gian tới là tập trung chỉ đạo phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, duy trì và phát triển thương hiệu trầu tại xã Vị Thủy, hướng đến phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn”.
Theo Danviet
Hậu Giang: Ba ba bán chạy như tôm tươi, dân nuôi trên ruộng lúa
Trong những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) nói chung và nông dân ấp 8 xã Vị Thủy nói riêng thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ba ba thịt thương phẩm.
Nếu những năm trước đây bà con chỉ nuôi trong ao thì gần đây bà con kết hợp phát triển mô hình này giữa ao và ruộng, ưu điểm của mô hình này là rút ngắn thời gian nuôi 1,5 - 2 tháng, ích hao hụt hơn nuôi ao. Mô hình này trên địa bàn đã và đang mang lại lợi nhuận cao cho nông dân góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và nâng cao thu nhập.
Mô hình nuôi baba trên đất ruộng của anh Danh Đến ấp 8 xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Một trong những người tiên phong phát triển mô hình này là Anh Danh Đến ở ấp 8 xã Vị Thủy, hiện tại anh Đến có 7.000m2 ruộng lúa, anh lên đê bao, rào tôn tiêp lô thả nuôi 10.000 con ba ba. Với tinh thần luôn trau dồi, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình nuôi và sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện, anh Danh Đến đã tự làm chủ được kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm.
Anh Đến cũng cho biết thêm với 7.000m2 ruộng lúa nuôi ba ba, thời gian nuôi mỗi vụ 12-13 tháng, tỷ lệ hao hụt từ 10-15% mỗi vụ nuôi đạt trung bình 6.800-8.100kg (con đạt 0.8g) và giá ba ba hiện tại 125.000đồng/con 0.8g, 190.000 đồng/con 1kg và 320.000đồng/con 1.5kg, với giá thành nuôi từ 75.000-80.000/kg, trừ các khoảng chi phí anh Đến lãi trên 200 triệu đồng/ năm.
Ngày cho ăn ba ba ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, thức ăn nên rải cố định ở nhiều điểm trên ruộng nuôi, tránh để ba ba giành thức ăn lẫn nhau, kiểm tra mực nước trên ruộng thường và thay nước hằng ngày tránh nước dơ, ô nhiễm, dễ phát sinh mầm bệnh, vệ sinh khu vực nuôi...
Mô hình nuôi ba ba kết hợp ao và ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân nhưng bên cạnh đó cũng có không ít hộ nuôi ba ba phải ngừng sản xuất do thua lỗ. Theo anh Danh Đến nguyên nhân là do người nuôi baba chủ quan cho rằng ba ba dễ nuôi nên không chú ý chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm. Thời gian gần đây, dịch bệnh trên ba ba rất nhiều như: Bệnh sưng cổ, bệnh nấm thủy mi, bệnh ký đơn bào, bệnh viêm loét do vi khuẩn... nhưng chưa có kinh nghiệm phòng trị hiệu quả.
Trạm khuyến nông Vị Thủy đã thực hiện nhiều đợt khảo sát để hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật và mở lớp tập huấn cho bà con về kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh trên ba ba giúp bà con nắm cơ bản về kỹ thuật và chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh đạt hiệu quả góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Thịt ba ba được xem là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, một trong những món ăn đặc trưng ở những nhà hàng sang trọng. Đây không những là một ngón ăn thơm ngon bổ dưỡng mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Vì thế, nhiều bà con nông dân đang có xu hướng đầu tư nuôi baba với hi vọng vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Nuôi cá ruộng mùa nước nổi, sau 3-4 tháng bắt hàng tấn Ở vùng đất trũng thuộc ấp 12 xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện đang vào mùa nước nổi, vì thế phần lớn bà con không canh tác vụ lúa vụ 3, mà nhiều bà con trong địa bàn ấp đã nuôi cá trên ruộng lúa để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Cụ thể là hộ ông Phạm...