Sức sống mới ở Điện Minh – xã đã cán đích nông thôn mới
Xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cán đích nông thôn mới (NTM) năm 2016. Hiện nay, địa phương tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí và triển khai xây dựng mô hình điểm về “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”.
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Ông Trần Bường – Chủ tịch UBND xã Điện Minh cho biết, qua hơn 6 năm triển khai xây dựng NTM, Điện Minh đã có nhiều đổi thay đáng kể, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ. Đến nay 100% đường trục xã, liên xã đã được bê tông hóa, xây dựng được 9,47km đường trục thôn, liên thôn; 22,98km đường ngõ, xóm đã được bê tông hóa; gần 7km đường trục chính nội đồng được kiên cố hóa. Về kênh mương thủy lợi, xã đã kiên cố hóa được 18,624km, có 3 trạm bơm ( Lâm Thái, Điện Bình, Vĩnh Điện) phục vụ tốt việc tưới nước cho sản xuất nông nghiệp, 100% số hộ sử dụng điện an toàn. Đặc biệt, xã đầu tư hàng loạt công trình trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, khu thể thao cũng được đầu tư mới khang trang…
Mô hình trồng rau của nông dân xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn cho thu nhập cao. Ảnh: T.H
“Xã Điện Minh được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Đây là thành quả to lớn sau gần 6 năm triển khai xây dựng NTM của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã. Địa phương đang quyết tâm đầu tư các nguồn lực để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí”. Ông Trần Bường
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Trần Bường cho biết thêm: “Từ khi triển khai xây dựng NTM, Điện Minh đã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình nuôi bò, nuôi gà, trồng lúa, mô hình sản xuất rau an toàn… Nhờ đó mà thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên”.
“Khắp các thôn của xã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tiêu biểu phải kể đến mô hình chăn nuôi bò của hộ ông Lê Viết Cử ở thôn Đồng Hạnh (nuôi trên 300 con), mô hình nuôi gà lấy trứng trên 2.000 con của hộ ông Võ Hữu Sinh ở thôn Khúc Lũy. Hay như mô hình trồng rau an toàn của hộ ông Hà Ngọc Phi và hộ ông Phạm Văn Năm ở thôn Trung Phú 2, thu nhập hàng năm của các hộ tiêu biểu trên từ 200-300 triệu đồng/năm…” – ông Bường chia sẻ.
Trước sự đổi thay của quê hương, ông Phạm Tuấn – Trưởng thôn Tân Mỹ, thôn được chọn xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu – cho biết: “Từ khi có chương trình xây dựng NTM đến nay, thôn Tân Mỹ nhiều năm liền đạt thôn văn hóa, nhân dân không những đóng góp tiền của mà còn đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, như nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn… Trong đó tiêu biểu là hộ ông Phạm Tâm và hộ ông Lê Văn Tự… Nhờ vậy bộ mặt của thôn ngày càng khởi sắc đi lên”.
Nâng chất các tiêu chí
Nhờ mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả mà tỷ trọng kinh tế của Điện Minh luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị kinh tế của Điện Minh năm 2017 ước đạt 331,224 tỷ đồng, tăng 17,17% so với năm 2016. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, trong đó thương mại dịch vụ đạt 233,14 tỷ đồng chiếm 70,39%; công nghiệp đạt 50,96 tỷ đồng, chiếm 15,39%; nông nghiệp đạt 47,12 tỷ đồng, chiếm 14,23%. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập tăng đáng kể.
“Chúng tôi sẽ không ngủ quên trên kết quả đã đạt được, mà sẽ quyết tâm nâng cao các tiêu chí, giữ vững danh hiệu xã NTM, xây dựng các tiêu chí ngày càng bền vững hơn. Đặc biệt là các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, mô hình phát triển sản xuất. Kinh tế phát triển thì thu nhập người dân mới tăng lên được, mục tiêu mà xã hướng đến là làm sao đời sống người dân được sung túc, làng xã văn minh, sạch đẹp hơn…” – ông Bường nói
Được biết, xã Điện Minh đang triển khai xây dựng mô hình điểm về “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” tại thôn Tân Mỹ. Hiện nay, địa phương đã thực hiện trước một số nội dung như trồng cây xanh, cây bóng mát trên tất cả các tuyến đường, chỉnh trang tường rào, cổng ngõ, hệ thống điện chiếu sáng 100%, xây dựng khu vườn mẫu và một số giải pháp về vệ sinh môi trường…
Theo Danviet
Điện Ngọc - "Viên ngọc" động lực thúc đẩy vùng đông Điện Bàn
Với lợi thế nằm giữa hai TP.Đà Nẵng và TP.Hội An, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển thương mại dịch vụ (TMDV), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Huyến - Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc - cho biết: "Chỉ sau 2 năm, từ khi chuyển lên phường, Điện Ngọc đã "thay da đổi thịt", khoác lên mình dáng dấp của một đô thị. Sự đổi thay dễ nhận thấy nhất là cuộc sống của người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều tuyến đường luôn sáng - xanh - sạch; nhà cửa khang trang; cơ sở hạ tầng điện đường - trường - trạm được đầu tư, xây dựng, nhiều hoạt động dịch vụ, vui chơi, giải trí phát triển...".
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho Điện Ngọc nói riêng và thị xã Điện Bàn nói chung. Ảnh: Hậu Nghĩa
Cũng theo ông Huyến: "Ngay từ khi có quyết định thành lập phường Điện Ngọc, UBND phường đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, đường, trường, trạm... Nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh, nhất là UBND thị xã Điện Bàn, thời gian qua trên địa bàn đã có nhiều dự án quan trọng là động lực cho sự phát triển của địa phương như: Dự án sân golf, Trường đa cấp Hoàng Sa, Trường Cao đẳng Tâm Trí, Trường Đại học Nội vụ khu vực miền Trung...".
Ông Phan Văn Huyến cho biết thêm: Xác định phát triển TMDV là một trong những mục tiêu quan trọng, quyết định sự đi lên của phường, UBND phường tạo điều kiện và đưa ra nhiều giải pháp để phát triển. Nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đồng thời thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tiểu thương vào đầu tư và kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra, tăng cường quản lý thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả... tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần bình ổn thị trường. Vì vậy, tốc độ phát triển TMDV của Điện Ngọc tương đối nhanh, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú.
Ông Trịnh Văn Lượng - Phó Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc - cho biết: "Hiện phường Điện Ngọc có trên 80 doanh nghiệp, gần 800 hộ kinh doanh TMDV, chợ Điện Ngọc thu hút hàng trăm hộ kinh doanh... Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận. Năm 2017, tổng giá trị kinh tế của Điện Ngọc ước đạt 1.949 tỷ đồng, đạt 103,89% kế hoạch năm, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó ngành dịch vụ ước đạt 1.368,2 tỷ đồng, chiếm 70,17% trong tổng giá trị kinh tế; công nghiệp 513,7 tỷ đồng, chiếm 26,35%; nông nghiệp ước đạt 67,84 tỷ đồng, chiếm 3,48%".
Theo ông Lượng, những năm qua, nhiều nhà đầu tư đã đến với Điện Ngọc, nhờ vậy cơ cấu lao động đang dần chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và TMDV. Đặc biệt, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đóng trên địa bàn phường đã thu hút được nhiều dự án, tạo công ăn việc làm cho con em trên địa bàn. Nhờ đó đời sống người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của phường đạt 47 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 0,91%.
Theo Danviet
Sạt lở núi, một học sinh lớp 11 bị chôn vùi Chiều tối ngày (5/11), thi thể một học sinh lớp 11 trường THPT Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My đã được tìm thấy sau khi bị núi lở chôn vùi. Chiều tối ngày 5/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch huyện Bắc Trà My, cho biết, vào trưa cùng ngày, tại khu vực tổ Mậu...