Sức sống mới nơi đảo tiền tiêu
Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) khoảng 17 hải lý.
Đây là vọng gác tiền tiêu trong thời chống Mỹ, là nơi ghi dấu những năm tháng lịch sử chiến đấu anh hùng của dân tộc để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay đảo nhỏ đã yên bình giữa rì rào sóng vỗ, đầy sức sống giữa biển trời xanh ngắt.
Cột cờ trên đảo Cồn Cỏ
Sống giữa trập trùng sóng
Hoàng hôn đổ xuống Cồn Cỏ một màu ráng vàng rực rỡ, trời xanh trong và sóng biển rì rào khiến cuộc sống thường nhật trên đảo bình yên đến lạ. Nơi mà ít người biết rằng, hơn 66 năm trước, đã từng là một trong những trọng điểm đánh phá của quân địch.
Nhắc đến đảo Cồn Cỏ, người ta không thể quên được quá khứ anh dũng trong những năm chống Mỹ xâm lược. Bao nhiêu bom đạn, chất độc hóa học của máy bay, tàu chiến Mỹ đã ném xuống hòn đảo nhỏ bé này.
Năm 1959, sau khi vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước, Cồn Cỏ trở thành vọng gác tiền tiêu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam. Đế quốc Mỹ đã tập trung không quân và hải quân bao vây đánh phá, dội hàng nghìn tấn bom đạn các loại xuống đảo hòng san bằng và hủy diệt đảo.
Đảo Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu của Tổ quốc
Suốt gần 1.500 ngày đêm, quân và dân Cồn Cỏ đã sống và chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Với gần 1.000 trận đánh lớn nhỏ, bộ đội Cồn Cỏ đã bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến Mỹ. Dấu tích những năm tháng gian nan và oai hùng của Cồn Cỏ vẫn còn đây. Đó là hệ thống hào giao thông dài 28 cây số, trận địa pháo, địa đạo Bến Nghè, giếng nước của bộ đội ta và 2 trạm xá dã chiến ở trong lòng đất. Với những chiến công to lớn đó, Cồn Cỏ vinh dự 2 lần được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 2 Huân chương Độc lập và hàng trăm phần thưởng cao quý khác cùng những thư khen của Bác Hồ.
Mấy mươi năm từ khi chiến tranh kết thúc, giữa trong xanh biển trời, Cồn Cỏ hiện lên như một hòn ngọc màu xanh lam đầy hiên ngang. Hơn thế, trong ký ức của những người đã từng chiến đấu để bảo vệ hòn đảo này, Cồn Cỏ luôn là vọng gác tiền tiêu, là con mắt của đất liền. Mỗi công trình, mỗi ngôi nhà, bến đá… đều là những câu chuyện cảm động của một thời gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Giữ được đảo là cả một quá trình gian khó, nhưng xây dựng đảo ngày càng phát triển hơn cũng là không ít nỗ lực. Cồn Cỏ là một trong 12 huyện đảo của cả nước, huyện đảo này nhỏ bé hơn về diện tích, ít ỏi hơn về dân cư, khốn khó hơn về kinh tế, eo hẹp hơn về chi phí đầu tư, nhưng chẳng vì thế mà người dân nơi này lại ít hơn sự nỗ lực.
Năm 2022, giữa trập trùng sóng gió khơi xa, khởi đầu của quá trình dân sự hóa đảo, có 43 thanh niên xung phong từ các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang và Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) lên tàu ra đảo xây dựng đảo Thanh niên Cồn Cỏ. Những con người ấy giữa đá và sóng nước, giữa cây rừng và mặt trời đã từng ngày dựng xây cho đảo. Cùng với bộ đội biên phòng, những người dân đầu tiên của đảo đã đưa vật liệu xây dựng lên bờ, rồi đưa lên xe công nông vận chuyển đến công trình xây dựng với khó khăn trăm bề. Tivi không có, không có sóng di động, điện thoại cố định thì phải gọi qua tổng đài quân sự. Nỗi khó khăn về nước ngọt sinh hoạt cũng là điều không dễ khắc phục.
Video đang HOT
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2024 Cồn Cỏ phấn đấu thu hút khoảng 9.500-10.000 lượt khách
Từ 43 thanh niên ngày ấy, đảo đã dần dần mang thêm nhiều sức sống. Có rất nhiều người vẫn còn ở lại đảo cho đến tận bây giờ như anh Trịnh Việt Cường, hay anh Hiền, chị Ái, chị Quyệt… Trong số gần 20 nữ thanh niên xung phong ngày đầu, giờ trên đảo chỉ còn chừng 7 chị em và có 19 hộ gia đình đã sinh sống tại đảo từ những ngày đầu. Cùng với thời gian, một khu làng mới được xây dựng vào năm 2014. Thêm 10 gia đình với 34 nhân khẩu được UBND tỉnh Quảng Trị ký quyết định phê duyệt đưa ra định cư lâu dài tại đảo vào năm 2017. Như loài cây đã bám rễ với đất đảo này, họ đã chứng kiến sự đổi thay từng ngày của hòn đảo, họ không muốn về, dù nhiều người đã có nhà ở trong đất liền.
Trong ký ức về đảo, những người như anh Cường, anh Hiền, chị Ái, chị Quyệt đều nhớ về ngày đầu ra đảo với đầy rẫy những gian nan. Xây nhà, gây dựng cuộc sống mới, họ tăng gia sản xuất bằng trồng rau, nuôi gà, lợn… Đảo Cồn Cỏ đã được bồi đắp sức sống từ chính bàn tay, khối óc của nhiều thế hệ người dân trên đảo, trong đó có sự đóng góp không ít của các thế hệ thanh niên xung phong thời kỳ đầu.
Hòn đảo yên bình giữa rì rào sóng vỗ, trở thành đảo ngọc giữa biển trời xanh ngắt
Và khi đã quen, cuộc sống đã trở nên bình yên hơn với sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền các cấp. Mỗi hộ được giao khuôn viên đất với diện tích 200m2 bao gồm nhà ở và sân vườn cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng kèm theo như đường nội bộ khu dân cư, hệ thống cấp điện, nước theo tiêu chuẩn. Các hộ dân khi tham gia di cư ra đảo cũng được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian đầu như hỗ trợ bằng tiền 12 tháng lương.
Các hộ dân còn được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như được tư vấn, hỗ trợ xây dựng một số mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện đảo Cồn Cỏ. Được hỗ trợ giống vật nuôi đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; được vay vốn không tín chấp để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn đóng mới tàu, nâng cấp tàu để khai thác hải sản xa bờ. Đồng thời, các hộ di dân cũng được hưởng đầy đủ các chính sách về bảo hiểm y tế, hưởng các chính sách của Trung ương và của tỉnh về phát triển thủy sản, an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế như đang áp dụng với hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Chị Ái, chị Quyệt là những thế hệ thanh niên xung phong đầu tiên ra đảo, giờ là công nhân môi trường, giữ cho đảo đẹp xanh
Hòn đảo phía bình minh
Trên đảo Cồn Cỏ bây giờ, một cuộc sống mới đã định hình và bắt đầu phát triển. Những cư dân đầu tiên của đảo ngoài những công việc cơ bản như hành chính, họ cũng tăng gia sản xuất bằng việc chăn nuôi gia súc gia cầm như gà, vịt, dê… để cải thiện đời sống. Cứ thế, nhiều thêm những thế hệ cư dân đến đảo.
Nhắc đến đảo Cồn Cỏ, người ta không thể quên được quá khứ anh dũng trong những năm chống Mỹ xâm lược. Bao nhiêu bom đạn, chất độc hóa học của máy bay, tàu chiến Mỹ đã ném xuống hòn đảo nhỏ bé này.
Nhiều thế hệ thanh niên xung phong đã bám trụ, làm hồi sinh nơi tiền tiêu Tổ quốc cũng đã tạo điều kiện đi học, về trở thành cán bộ như anh Thánh, chị Duyên, anh Nghĩa, anh Hiển, anh Long. Nhiều người cũng nỗ lực với công tác mặt trận, cán bộ Huyện ủy, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ… Nhiều người như chị Ái, chị Quyệt còn mở hàng quán phục vụ người dân và du khách trên đảo.
Ngày qua ngày, họ đã từng bước xây dựng đảo sạch đẹp, khang trang. Những ngôi nhà mới được dựng lên, từng hàng cây được trồng thẳng tắp, được chăm chút từng ngày. Những đứa trẻ lần lượt ra đời, níu chân họ gắn bó với hòn đảo nhỏ này. Sau hơn 20 năm, ngoài trường mẫu giáo Hoa Phong Ba, thì lớp tiểu học đầu tiên được khai giảng trên đảo trong năm học 2023-2024 đã giúp người dân thỏa nguyện mong ước yên tâm bám đảo, bám biển.
Đầu tháng 8-2024, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
Từ năm 2017, đảo đã được cấp điện 24/24 giờ cho các nhu cầu trên đảo và lắp đặt thêm 2 tổ máy với công suất 1.000 kVA. Qua đó, tạo bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội và nhất là du lịch, cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và lập dự án du lịch với số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Bây giờ, trên hòn đảo này nhộn nhịp khách du lịch qua lại. Hơn 400 nhân khẩu trên đảo hằng ngày với công việc hành chính, cùng với đó là làm dịch vụ du lịch mang lại nguồn thu nhập khá đáng kể. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm. Có hai hãng tàu luân phiên chở hàng trăm du khách và hàng hóa ra đảo Cồn Cỏ, sáng hôm trước đi, sáng hôm sau tàu về lại bờ.
Nhiều mô hình chăn nuôi mới như nuôi cua đá được cư dân trên đảo phát triển. Năm 2004, sau khi huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập, để bảo tồn, cua đá đã bị cấm săn bắt và khai thác dưới mọi hình thức. Lúc này, người dân huyện đảo Cồn Cỏ đã mạnh dạn đưa giống cua đá về nuôi, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Năm 2016, lãnh đạo huyện đảo Cồn Cỏ tổ chức cho người dân ra Lý Sơn tham quan mô hình nuôi cua đá thương phẩm như gia đình chị Hoàng Thị Lam (35 tuổi). Nhiều cư dân trên đảo đã học tập và nuôi cua đá mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện tại, giá bán ra cho mỗi ký cua đá thành phẩm dao động ở mức trên dưới 1 triệu đồng. Với sản phẩm cua đá độc đáo, trở thành mặt hàng đặc trưng của đảo.
Ông Trịnh Việt Cường, Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Cồn Cỏ chia sẻ, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2024, Cồn Cỏ phấn đấu thu hút khoảng 9.500-10.000 lượt khách du lịch. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt khoảng 15 tỉ đồng.
Cua đá mang lại hiệu quả kinh tế ổn định với giá bán dao động ở mức trên dưới 1 triệu đồng/kg
Thời gian qua, để tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động du lịch đến với Cồn Cỏ, UBND huyện đảo đã chủ động bố trí kinh phí để xây dựng Nhà truyền thống (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp Bến Nghè và các điểm tham quan du lịch; phục dựng Đài quan sát Thái Văn A; trang trí đèn led khu vực cột cờ và các tuyến đường trung tâm tạo thêm điểm nhấn phục vụ khách tham quan, chụp ảnh. Hoàn thiện Khu trung tâm Thể dục thể thao đa chức năng huyện đảo Cồn Cỏ.
Với số vốn gần 1.500 tỉ đồng, nhiều công trình thiếu yếu được đầu tư như cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, kè chống xói lở bảo vệ đảo, hệ thống điện, nước, giao thông, tàu cao tốc. Bên cạnh đó, huyện cũng đã tạo điều kiện và khuyến khích các hộ gia đình đầu tư, sửa chữa, trang bị thêm cơ sở vật chất nâng cao chất lượng các dịch vụ như: Đầu tư xe điện, sửa chữa nhà nghỉ, homestay, nâng cấp nhà hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với nhiều nỗ lực, đầu tháng 8-2024, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Kiên cường dưới mưa bom kẻ thù trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ hôm nay đang vươn mình, dần trở thành vùng động lực phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Bây giờ, khi hoàng hôn buông xuống, hòn đảo lung linh ánh điện như ngàn sao tỏa sáng giữa biển đêm. Ở đó, nhiều thế hệ cư dân của đảo và du khách tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên đáng mơ ước.
Kiên cường dưới mưa bom kẻ thù trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ hôm nay đang vươn mình, dần trở thành vùng động lực phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
24 giờ khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ
Cồn Cỏ từng là căn cứ quân sự tiền tiêu của Tổ quốc, ghi dấu tinh thần bất khuất và nhiều chiến tích của quân đội ta.
Từ giữa năm 2017, Cồn Cỏ được cấp phép khai thác du lịch và nhanh chóng trở thành điểm đến hết sức thú vị.
Cách cảng Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị) khoảng 30 km về phía đông, huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập vào ngày 1.10.2014. Thời điểm đó có 46 thanh niên tình nguyện ra đảo lập nghiệp, xây dựng kinh tế. Thế nên, Cồn Cỏ còn được gọi với cái tên khác gần gũi và thân thương hơn là "đảo thanh niên".
Hiện nay, đã có tàu biển cao tốc khai thác du lịch tuyến Cửa Việt - Cồn Cỏ, nên việc ra thăm thú đảo không còn khó khăn như trước. Tàu du lịch cao tốc Chín Nghĩa đưa mọi người ra đảo với lịch trình 2 ngày 1 đêm, giá vé trọn gói bao gồm ăn ở và lưu trú là 1.350.000 đồng/người, còn lại vé khứ hồi vào ra mất 500.000 đồng/người.
Anh Trần Công Nam, thuyền trưởng tàu cao tốc Chín Nghĩa, chia sẻ sau đại dịch Covid-19 hoành hành, mọi thứ đều bị trì trệ nghiêm trọng, nhưng với mong muốn phát triển du lịch biển đảo tỉnh nhà, đơn vị đã cố gắng phục hồi và duy trì tuyến du lịch Cồn Cỏ.
Một góc Cồn Cỏ nhìn từ ngọn hải đăng
"Vào tháng cao điểm mùa hè, chúng tôi rất vui khi tàu lúc nào cũng chật kín chỗ, không chỉ người trong tỉnh mà còn rất nhiều du khách trên cả nước về tham quan Cồn Cỏ. Điều này cho thấy càng ngày càng nhiều người biết đến Cồn Cỏ thân yêu của chúng ta", anh Nam vui mừng nói.
Đảo Cồn Cỏ có hơn 70% là rừng tự nhiên xanh tốt. Đặc biệt, đảo là một trong số ít những nơi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Cũng bởi lẽ đó mà nhiều người ví đảo Cồn Cỏ như "Hòn ngọc giữa Biển Đông".
Màu xanh phủ cả đảo Cồn Cỏ
Chỉ cần 24 giờ, du khách đủ khám phá một vòng hòn đảo, thưởng thức nhiều món ngon ít nơi nào có được như hàu vua Cồn Cỏ hay còn gọi là hàu trăm tuổi, rong nho xanh tươi tự nhiên, cua đá, ốc nón, nhím biển; du khách tha hồ chọn lựa để có trải nghiệm tuyệt vời với mức giá vô cùng phải chăng.
Người dân trên đảo phần lớn mưu sinh bằng nghề đánh bắt quanh đảo, bởi vậy hải sản ở đây không chỉ phong phú mà giá cũng "mềm" vì không phải tốn phí vận chuyển xa như ở nhiều nơi khác.
Rong ruổi vòng quanh đảo bằng ô tô điện, con đường vòng quanh đảo dài tầm 5 km, đưa chúng ta trải nghiệm tổng quát về sự đa dạng phong phú đặc điểm sinh thái nơi đây. Băng qua những ghềnh đá, bãi đá bazan, rạn san hô quanh ven biển; nhìn ngắm những bãi biển hoang sơ đầy thơ mộng, những khu rừng nguyên sinh dày đặc với nhiều loài thực vật quý như cây phong ba, cây bàng vuông... Tất cả tạo cho du khách cảm giác trong lành và thư giãn hơn bao giờ hết.
Hàu vua, món ngon ở Cồn Cỏ
Trải nghiệm tắm biển vào sáng sớm, ngắm bình minh mặt trời lên, du khách cảm giác bản thân thật nhỏ bé trước biển trời bao la, hay leo lên ngọn hải đăng ngắm một vòng quanh đảo từ trên cao...
Anh Trần Huy Phương Anh, du khách người Đà Nẵng đến thăm đảo, chia sẻ Cồn Cỏ mang nét đẹp hoang sơ, lần đầu trải nghiệm đến với đảo, cảm nhận đầu tiên là bầu không khí trong lành, hệ sinh thái tự nhiên tuyệt vời, góc nào ở nơi đây cũng thể có thể check-in đẹp nhất.
WTA: Phú Quốc là điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới Mới đây, đảo ngọc Phú Quốc của Việt Nam đã được giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards (WTA) năm 2023 trao danh hiệu "Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới". Phú Quốc lần thứ 2 nhận giải thưởng "Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới" (Ảnh: Adventure Journey). Giải thưởng "Điểm đến biển đảo...