Sức sống mới của thủ phủ miền Tây Vị Thanh Hậu Giang
Nằm trọn trong tuyến đường cao tốc miền Tây đã và đang được xây dựng, thành phố Vị Thanh – Hậu Giang đón nhận sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư kinh doanh với những dự án mới đang hình thành.
Đây là một chặng đường quan trọng cho thấy tỉnh Hậu Giang đã có sự chuẩn bị kỹ càng về chiến lược cũng như có những quy hoạch rõ ràng để phát triển tỉnh nhà, học tập từ các địa phương lân cận và giữ được những bản sắc tạo nên giá trị cho vùng đất trung tâm của đồng bằng châu thổ này.
Hậu Giang nằm trên nhiều trục giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các tuyến quốc lộ đi ngang qua như Quốc lộ 1, 61, 61B, 61C, Nam sông Hậu, Quản Lộ – Phụng Hiệp…Hơn thế, tuyến giao thông đường thủy bằng kênh, rạch, tuyến sông Hậu, kênh xáng Xà No… cũng là những tuyến đường thủy huyết mạch của vùng. Sắp tới đây, Cảng Trần Đê thuộc Sóc Trăng cũng sẽ được đầu tư phát triển trở thành cảng biển nước sâu tạo ra tuyến vận tải hàng hóa liên vùng và quốc tế, đây sẽ là cửa ngõ đón đầu luồng hàng hoá đi khắp miền Nam và từ các tỉnh ĐBSCL xuất đi khắp nơi. Hậu Giang sẽ địa phương nhận được lợi thế vô cùng lớn khi được các doanh nghiệp trong và ngoài nước lựa chọn trở thành nơi hội tụ của các cụm, khu công nghiệp mới. Đây là những ưu điểm không phải địa phương nào cũng có được.
Ngoài ưu đãi của tự nhiên, Hậu Giang cũng đã tạo ra cho mình một thế mạnh đó là nỗ lực để thu hút các nhà đầu tư đến và ở lại kinh doanh tại đây. Với quyết tâm “luôn tạo cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư song sẽ có sự chọn lọc và không đánh đổi môi trường” Hậu Giang cho thấy sức mạnh của một địa phương có định hướng phát triển rõ ràng và hợp xu hướng khi hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều rất coi trọng sự phát triển bền vững, nỗ lực hoà thuận với tự nhiên.
Để khai thác được lợi thế tự nhiên một cách hiệu quả và phát triển tỉnh, Hậu Giang đã có định hướng trở thành một địa phương phát triển bền vững. Với Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu trên mọi lĩnh vực, năm 2020, Hậu Giang đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 4,53%, đứng thứ 20 cả nước và dẫn đầu ĐBSCL. Con số 4,53% này vẫn đang tiếp tục tăng theo sự phát triển không ngừng của các tuyến cao tốc đang được hình thành. Song hành với nó là các chương trình phát triển xanh nhằm duy trì vị thế của một vùng thủ phủ với khí hậu ôn hoà, thuận thiên nhiên; dù phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sống cho người dân một cách tự nhiên nhất. Đặc biệt là thành phố Vị Thanh – trái tim của mảnh đất Hậu Giang đã được quy hoạch một cách bài bản để đảm bảo sự hài hoà giữa đô thị và thiên nhiên.
Với chiến lược thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là ở lĩnh vực bất động sản, Vị Thanh – thành phố trung tâm của Hậu Giang đã bừng tỉnh với sức sống từ những khu đô thị mới có hạ tầng hiện đại, thu hút các doanh nghiệp từ khắp các nơi đến kinh doanh và dần tạo nên những khu dân cư mới nhộn nhịp. Hạ tầng thay đổi, cuộc sống thay đổi, Vị Thanh đã và đang trên đà trở thành một thành phố năng động với nhịp phát triển không ngừng.
Nằm trên trục đường trung tâm của thành phố Vị Thanh Khu đô thị The Venice City được xây dựng theo lối Kiến trúc Italia vốn rất nổi bật, sang trọng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhưng lại vô cùng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. The Venice City hình thành với địa thế trời cho bằng phẳng, bao quanh là các dòng kênh xanh mát quanh năm. Vùng đất này mở ra một Khu dân cư chất lượng cao, hệ sinh thái đồng bộ, hoàn thiện và những dịch vụ cao cấp nhất hội tụ, là “nơi có một cộng đồng dân cư không giống bất cứ nơi nào khác”, đáp ứng nhu cầu tận hưởng trọn vẹn cuộc sống với chất lượng châu Âu giữa lòng miền sông nước Hậu Giang.
Video đang HOT
Công ty TNHH TNT Land là Chủ đầu tư uy tín, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: BĐS – Xây dựng – Nhà hàng – Sự kiện. Với lĩnh vực BĐS, TNT Land chuyên cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng với pháp lý đầy đủ.
Có nên đổi chung cư 5 năm một lần: Vừa được ở nhà đẹp, vừa không lo mất giá?
Nhiều người quan điểm cho rằng, mốc thời gian hợp lý nhất cho lựa chọn ở chung cư là 5 năm. Đó là khoảng thời gian để họ tận hưởng được tất cả dịch vụ, chất lượng công trình ở giai đoạn tốt nhất.
Đồng thời, đây là thời điểm hợp lý để giá chung cư tăng cao mà không bị mất giá.
Quan điểm cho rằng "chung cư là tiêu sản" khi dễ xuống cấp, bán mất giá khiến nhiều người đưa ra mốc thời gian 5 năm để chuyển nơi ở mới. Đồng thời theo họ, 5 năm là khoảng thời gian vừa đủ để bán chung cư "được giá".
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia về đầu tư bất động sản đưa ra phân tích cặn kẽ.
Tốc độ tăng giá của chung cư
"Căn hộ chung cư tăng giá sẽ dựa trên 5 yếu tố chính: tiến độ triển khai và pháp lý dự án, cung cầu thị trường, chiến lược giá của chủ đầu tư, sự phát triển của hạ tầng khu vực, trượt giá tiêu dùng tự nhiên lớn hơn khấu hao.
Một, tiến độ triển khai và pháp lý dự án sẽ có 3 mốc tăng giá chính: làm xong móng, cất nóc, bàn giao vào ở. Trong đó, giai đoạn trước khi bàn giao vào ở sẽ đạt mức giá cao nhất kể từ khi mở bán, vì công trình đã gần như chắc chắn có thể về đích, loại bỏ được hầu hết các rủi ro về pháp lý. Lúc này chỉ còn chút rủi ro về việc ra sổ, nhưng ít nhất tài sản đã có thể sử dụng được.
Hai, nhu cầu của thị trường sẽ được đẩy lên cao nhất ở giai đoạn "mở bán" (và rumor trước đó) với hàng loạt các chương trình truyền thông - marketing, kết hợp với đội ngũ sales đông đảo đẩy sức nóng của dự án và nhu cầu của thị trường lên cao nhất để chủ đầu tư bán hàng. Giai đoạn đã đóng được 70% đến trước khi giao nhà là lúc thị trường có nhu cầu cao thứ 2 để nhà đầu tư thứ cấp "ra hàng".
Giai đoạn này sẽ có sự trợ giúp đắc lực của đội ngũ sales - những người có lợi từ việc mua đi bán lại liên tục của các nhà đầu tư thứ cấp nhiều hơn quyền lợi từ bán sơ cấp của chủ đầu tư.
Ba, chiến lược giá của chủ đầu tư cũng tác động trực tiếp đến việc tăng giá chung cư. Nếu một dự án có nhiều block được triển khai ở nhiều thời điểm khác nhau, chủ đầu tư cũng sẽ đưa ra giá các block sau ngày càng cao hơn các block đầu. Lý do là họ cần đưa đơn giá đất (hầu như luôn tăng theo thời gian) và đơn giá xây dựng theo sát thị trường, cũng như cần đảm bảo lợi nhuận cho những nhà đầu tư đã theo họ từ các block đầu.
Ví dụ một dự án mở bán block A với giá 2 tỷ. Khi block A đang triển khai được 2 năm (giả sử 70% tiến độ), họ mở bán tiếp block B. Lúc này, cùng một vị trí dự án, chất lượng xây dựng, diện tích tương đương, giả sử không có đột biến về phát triển hạ tầng khu vực, thì block B được mở bán với giá khó dưới 2,8 tỷ. Giá mở bán block B được đưa ra cũng là lúc các nhà đầu tư đã mua block A sẽ tự nâng giá trị họ đã mua lên tiệm cận 2,8 tỷ.
Bốn, sự phát triển của hạ tầng khu vực là "ngoại lực" tác động đến việc tăng giá của tất cả các loại hình bất động sản chứ không chỉ riêng chung cư. Đó có thể là các công trình/dự án làm cầu, mở đường, hoặc sự xuất hiện của các dự án án dân cư mới, hoặc các tiện ích xung quanh bất động sản bao gồm siêu thị, trường học, công viên, bệnh viện, nhà ga Metro,...
Năm, trượt giá tiêu dùng tự nhiên là phần tăng giá của tất cả các loại hình sản phẩm, không chỉ riêng bất động sản hay chung cư. Đối với căn hộ chung cư, qua thời gian phần trượt giá này luôn cao hơn phần bị khấu hao.
Ví dụ, một căn hộ chung cư được xây dựng năm 2013 với chi phí 1 tỷ, thì năm 2021 chi phí xây dựng một căn hộ có chất lượng, diện tích và vị trí tương đương khó có thể dưới 1,6 tỷ. Giả sử sau 8 năm, căn hộ năm 2013 bị khấu hao 20%, nhưng ngược lại được định giá gốc theo thị trường thành 1,6 tỷ, thì giá trị thời điểm 2021 sau khi trừ khấu hao 20% lại là 1,6 tỷ x (1-20%) = 1,28 tỷ. Điều này chứng tỏ, phần "trượt giá tiêu dùng" vẫn cao hơn "khấu hao" 280 triệu, khoảng 28%/8 năm.
.(Ảnh minh hoạ)
Mốc thời gian nào hợp lý nên đổi chung cư
Quay trở lại câu hỏi thứ nhất "Có nên mua chung cư ở 5 năm rồi bán, đổi chung cư mới để vừa được ở nhà đẹp, vừa không bị mất giá không?", chúng ta sẽ thấy 2 điều quan trọng sau:
Một, vì mục đích mua để ở ngay, nên thời điểm mua là sau khi bàn giao - giai đoạn có mức giá cao nhất kể từ khi mở bán. Giai đoạn này cũng là lúc nguồn cung bán ra cao hơn nhu cầu mua vào rất nhiều. Thời điểm này về sau, bất động sản không còn 2 yếu tố tăng giá đột biến: tiến độ triển khai và pháp lý dự án, và lực cầu thị trường (vì lúc này chỉ có người mua ở, còn các nhà đầu tư thứ cấp hầu hết sẽ có khuynh hướng bán rút đi dự án mới, không ai mua vào để đầu tư tiếp).
Bên cạnh đó, với người mua chung cư để ở, thì thường sẽ ưu tiên tiêu chí "thuận tiện về sinh hoạt" (gần chỗ học chỗ làm, có tiện ích phù hợp), hơn là "Có tiềm năng tăng giá nhờ sự phát triển của hạ tầng khu vực".
Ví dụ họ làm ở Q1, con họ học ở Q4, thì dù giả sử vẫn tin là việc phát triển hạ tầng ở Q7/ Nhà Bè sẽ chậm hơn ở Củ Chi, họ cũng khó chọn mua chung cư ở Củ Chi thay vì mua chung cư ở Q7/ Nhà Bè.
Do đó, thời điểm mua chung cư sau khi bàn giao, nếu chủ đầu tư không mở bán thêm các Block mới có giá cao hơn hoặc gặp may nhờ sự phát triển của hạ tầng khu vực, giá gần như chỉ đi ngang, hoặc tăng thêm một chút trượt giá 3% - 4%/năm trong vòng 5 - 8 năm đầu. Ví dụ chung cư lúc mở bán 2 tỷ, thì lúc bàn giao có thể 2,8 tỷ, trong 5 năm có thể trượt giá lên khoảng 3,3 tỷ. Sau 8 năm giá gần như khó tăng nữa vì không có thanh khoản, nhu cầu mua chung cư cũ sau 8 năm để ở cực ít.
Hai, do được hưởng lợi từ 2 yếu tố tăng giá quan trọng là "tiến độ triển khai và pháp lý dự án" và "nhu cầu thị trường", mặt bằng giá của các chung cư mới được mở bán luôn tăng nhanh hơn rất nhiều so với các chung cư cũ đã bàn giao (cùng diện tích, chất lượng và vị trí).
Quay lại ví dụ trên, căn chung cư mua lúc bàn giao có giá trị 2,8 tỷ, sau 5 năm có thể trượt giá thành 3,3 tỷ. Tuy nhiên, căn chung cư mới ở những dự án sau đó 5 năm lại có giá mở bán khó dưới 3,3 tỷ và khi bàn giao không dưới 4 tỷ. Vậy để ở được nhà mới đẹp như mong muốn, phải bù thêm 1 tỷ chênh lệch (bao gồm thuế, phí mua bán) chứ không thể đổi ngang.
Mặt khác, phần đông những người chọn mua chung cư để an cư là vì túi tiền hạn chế, và được đóng trả góp dần theo tiến độ xây dựng. Trong vòng 5 năm, nếu phải bù thêm 1 tỷ cho chỗ ở mới thì bài toán này khó khả thi với họ.
Vậy "khoảng thời gian nào hợp lý nên bán chung cư để vừa đảm bảo được chất lượng sống, vừa đỡ mất giá". Với các phân tích trên, nhà đầu tư thứ cấp thường sẽ bán chung cư ngay trước khi bàn giao để đạt được mức lợi nhuận tốt nhất. Còn với những người xác định mua ở để đảm bảo chất lượng cuộc sống, thì phải chấp nhận mức tăng giá chậm hơn những nhà đầu tư lại tiếp tục mua các chung cư mới mở bán ở cùng vị trí.
Trong vòng 5 năm đầu, khả năng thanh khoản bán lại chung cư cho người mua mới có thể khả thi. Sau 8 năm chung cư được bàn giao và đưa vào sử dụng, việc bán lại chung cư cho người mua ở mới sẽ rất chậm.
Cuộc "so kè" giá bất động sản của 3 tỉnh lân cận Sài Gòn, nơi cao nhất gần 100 triệu đồng/m2 Nhiều quy định thắt chặt hoạt động cho vay với việc sử dụng vốn vay liên quan đến BĐS nhằm kiểm soát rủi ro của Ngân hàng nhà nước phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, dù vậy giá bán vẫn ghi nhận tăng tại các địa phương và nhiều phân khúc. Báo cáo thị trường của Dat Xanh...