Sức sống mãnh liệt của thai nhi nghi bị mẹ đặt thuốc để ép sinh non
Các bác sĩ đã xét nghiệm và phát hiện bé gái có vi khuẩn kháng thuốc trong máu.
Bé gái đang nằm tại bệnh viện
Gần đây trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về trường hợp bé Nguyễn Ngọc H., 32 tuần tuổi bị mẹ đẻ đặt thuốc để ép sinh non.
“ Thai nhi 32 tuần tuổi, bị mẹ đẻ đặt thuốc cho thai nhi chết để ép sinh non. Nhưng với sức sống mãnh liệt, con đã không từ bỏ và chiến đấu để sống. Nhóm thiện nguyện chuyên đi xin các thai nhi về chôn cất thấy con vẫn còn sống lên đã cứu sống con. Hiện con đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch”, tài khoản facebook Bình Bướng Linh cho biết.
Sau khi thông tin này được chia sẻ, nhiều người tỏ ra bất bình với hành động của người mẹ. “Người mẹ thật tàn nhẫn, độc ác. Sao trong khi nhiều người muốn có con không được thì lại có người muốn bỏ?”, tài khoản facebook B.B.B.B bức xúc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có rất nhiều người cầu nguyện, chúc bé sống khỏe.
Trao đổi với PV, đại diện BV Nhi Trung ương cho biết, bé Nguyễn Ngọc H. sinh non 32 tuần, đang bị nhiễm khuẩn, suy hô hấp. Các bác sĩ xét nghiệm, phát hiện bé gái có vi khuẩn kháng thuốc trong máu, tiên lượng rất dè dặt.
Được biết, nhóm thiện nguyện nhặt được bé gái này lúc 18h30 ngày 25/12/2017 và đưa bé đi cấp cứu ngay sau đó.
Theo Danviet
Vi khuẩn đa kháng thuốc là thủ phạm gây nhiễm khuẩn trẻ Bắc Ninh
Trong ba bệnh nhi Bắc Ninh chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, có một bé được phát hiện nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong số ba trẻ sơ sinh chuyển đến từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh sau sự cố 4 bé tử vong, có một bé tình trạng rất nặng do xuất huyết não, tim to, bụng trướng. Bác sĩ xác định bé bị nhiễm khuẩn nặng, hạ đường máu liên tục, vàng da ứ mật. Kết quả cấy máu phát hiện bệnh nhi này có vi khuẩn đa kháng thuốc Acinetobacter.
Acinetobacter la câu khuân gram âm, đang nổi lên là môt nhom sinh vât nghi ngơ gây các bênh nhiêm khuân quan trong ơ bệnh viên trên toan câu. Cac sinh vât nay co kha năng tich luy những cơ chê khang thuốc, dân đên xuât hiên cac chung khang moi loai khang sinh hiện có. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc này khiến việc điêu tri trở nên khó khăn hơn va ty lê tư vong cao hơn so với cac chung nhay cam khác.
Bệnh nhi mang vi khuẩn kháng thuốc này đã được nằm cách ly riêng một phòng, phải thở máy. Hai bé còn lại cũng bị nhiễm khuẩn huyết song tình trạng nhẹ hơn bé kia. Đến sáng 23/11, tình trạng các cháu còn rất nặng, tuy nhiên các chức năng sống đã được kiểm soát.
Bé sơ sinh Bắc Ninh nhiễm vi khuẩn nguy hiểm đang được bác sĩ theo dõi điều trị tích cực ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thế Anh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 10 bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đến cũng có 4 trẻ nhiễm khuẩn, trong đó 2 bé được phát hiện hiện diện vi khuẩn gram âm kháng thuốc trong máu.
"Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc nên việc điều trị các cháu đặt vào tình trạng tối đa. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc trong máu rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn cho các cháu", Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết.
Sau khi có kết quả cấy vi khuẩn máu, cả 4 bé được chuyển nằm cách ly hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn nguy hiểm này toàn bệnh viện. Phó giáo sư Điển cho biết, may mắn vi khuẩn này không phải siêu đa kháng nên việc điều trị bớt khó khăn hơn. Các bệnh nhi được điều trị kháng sinh theo liệu pháp xuống thang và theo dõi sát sao chỉ số sinh tồn, mức độ nhiễm khuẩn, mức độ đáp ứng kháng sinh.
Kết quả cấy vi khuẩn trong môi trường và trên tay bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cũng cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc. Công tác cấy vi khuẩn được bệnh viện Bắc Ninh tiến hành ngay ngày 20/11 sau khi 4 bé sơ sinh tử vong. Bệnh viện đã được hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây chéo cho các bệnh nhi khác.
Việt Nam là nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa kháng thường gặp trong bệnh viện, đặc biệt là khoa Điều trị tích cực và Cấp cứu. Trong đó, các vi khuẩn thường gặp là nhóm vi khuẩn đường ruột như E.coli, Klebsiella pneumoniae..., trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, enterococcus...
Từ 2 đến 10h sáng 20/11, có 4 bé sơ sinh đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lần lượt tử vong. Kết luận sơ bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự và các chuyên gia nhi khoa, dựa trên giám định pháp y bệnh nhi, nguyên nhân gây tử vong là do "sốc nhiễm khuẩn", có liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện. Kíp trực liên quan 4 trẻ tử vong ngày 20/11 bị đình chỉ công tác để viết tường trình và phục vụ điều tra. 19 bé được đưa về các bệnh viện lớn ở Hà Nội để tiếp tục điều trị, trong khi khu vực chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non ở viện Bắc Ninh tiến hành sát khuẩn cuốn chiếu. Kết quả cấy vi khuẩn 2 bé nặng chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy có hiện diện vi khuẩn kháng thuốc.
Theo Lê Nga (VNE)
Nhiễm trùng bệnh viện và bệnh do thầy thuốc! Hội đồng y khoa họp tại bệnh viện Sản Nhi đã đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của 4 cháu sơ sinh ở Bắc Ninh là đe non, suy hô hâp sau sinh, nhiêm khuân huyêt gây sôc nhiêm khuân. Câu hỏi đặt ra là nhiễm trùng trong bệnh viện có phải là một bệnh do thầy thuốc? Thế nào là...