Sức sống của một “kỳ nhân” không tay
15 năm qua, những ai mê môn bóng bàn đều biết đến kỳ nhân “không tay” Nguyễn Xuân Năng. Dù mất đôi bàn tay và 81% sức khỏe nhưng hàng chục năm qua anh vẫn đều đặn tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
“Nản là đã chết một nửa”
Sịnh năm 1952 trong gia đình có 8 chị em ở thị trấn Tĩnh Gia (Tĩnh Gia – Thanh Hóa), khi vừa học hết lớp
7/10 cậu học trò đã hăng hái tham gia trực chiến tại địa phương. Năm 1972, chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Năng lên đường nhập ngũ thuộc đơn vị C12-D6 thuộc Trung đoàn 57.
Nhưng thật không may, mới nhập ngũ và đang trong thời gian tập luyện, Nguyễn Xuân Năng đã bị thương vì một quả mìn của địch phát nổ đã cướp đi đôi tay của anh. Bao ước mơ hoài bão của chàng thanh niên trẻ bỗng vụt tắt. Đến năm 1977 Nguyễn Xuân Đăng trở về quê hương và lập gia đình cùng chị Nguyễn Thị Thỏa.
Trong một giải đấu quốc gia
Tuy thường xuyên phải qua lại trại an dưỡng ở Thọ Châu (Quảng Xương – Thanh Hóa) vì vết thương luôn đau nhức những lúc trái gió trở trời, nhưng mỗi lúc về nhà anh vẫn tham gia làm kinh tế cùng gia đình trên 5 sào ruộng. Lúc thì cày bừa, lúc lặn lội ngược xuôi mua đi bán lại các mặt hàng để kiếm tiền nuôi con ăn học. Anh kể: Tuy không còn đôi tay nhưng có lần tôi đã tự mình tháo tung chiếc xe đạp ra rồi lắp lại hoàn chỉnh, vợ tôi thấy vậy liền hỏi: “Anh làm thế để làm gì” lúc đó tôi chỉ nhìn vợ và cười”. Năm 1994 anh xin về hẳn gia đình, lúc này các con anh cũng đã lớn đều đang tuổi ăn tuổi học, gánh nặng đó càng làm anh suy nghĩ.
Những huy chương mà anh có được
Trong làng có một bàn bóng bàn làm bằng xi măng. Trong anh luôn dấy lên suy nghĩ mình phải học và đánh được bóng bàn để chứng tỏ mình vẫn không chịu thua kém người có đủ cả đôi tay đồng thời để rèn luyện sức khỏe. Và thế là sau những buổi tập, buổi chơi của mọi người anh lại tìm đến bàn xi măng tập chơi. Có lần mọi người thấy anh đang tập cầm vợt và phát bóng, có người đã rủ anh chơi thử, thật không may do chỉ cầm vợt bằng khuỷu tay nên mới vung lên đã ném luôn cả vợt về phía bạn chơi.
Không chịu bó tay, về nhà anh nhờ vợ chặt cho một khúc cây vừa bằng cán vợt bóng bàn anh tự kẹp vào khuỷu tay cứ thế những lúc nhàn rỗi anh lại học cầm, học vung tay, lắc đi lắc lại cho đến khi cán vợt không rơi khỏi tay. Có lần trong lúc đang tập anh nắm trượt khúc gỗ vung qua chớn làm sứt cả môi, chưa kể nhiều lần cùi tay bị trầy xước thâm tím. Sau hơn 2 tháng vật lộn với cây vợt, anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy bằng đôi khuỷu tay của anh, không những cầm vững cây vợt bóng bàn mà ngay cả những người chơi giỏi ở địa phương cũng bại trận dưới đôi khuỷu tay cụt ngủn của anh. Anh bảo: “Mình mà nản chí tức là đã chết một nửa rồi”.
Trở thành người hùng
Video đang HOT
Kỳ nhân Nguyễn Xuân Năng luyện tập bóng tại nhà
Từ đại diện cho phường, thị trấn, đến huyện rồi tỉnh anh đều thi đấu hết mình. Năm 1997, anh chính là đại diện cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc và anh đã đoạt Huy chương Đồng, vì thế vào tháng 7-1997 anh đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội tặng Bằng khen.
Tiếp đến năm 1998, anh là vận động viên khuyết tật của tỉnh Thanh Hóa tham dự giải người khuyết tật toàn quốc về nội dung bóng bàn và chính năm này anh đã đoạt Huy chương Vàng. Thành công đã biến anh từ bệnh binh hạng 1/3 mất sức lao động 81%, không còn đôi tay trở thành tấm gương vượt lên số phận thật đáng nể phục. Tiếp đó từ năm 1999 đến 2009 năm nào anh cũng là vận động viên bóng bàn đại diện cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tham dự giải người khuyết tật toàn quốc và năm nào cũng có giải.
Dù tật nguyền, anh luôn gắng sống và làm việc bình thường
Cùng với đó anh đã tham dự nhiều chương trình tập huấn ở nhiều nước trên thế giới như: Malaysia, Philippines. Năm 2005 đến năm 2009 Nguyễn Xuân Năng còn tham dự các giải đấu lớn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như giải: Paragame 2 (tại Việt Nam và đoạt Huy chương Bạc quốc tế), Paragame 3 (tại Philippines đoạt 1 Huy chương Vàng đồng đội, 1 Huy chương Bạc đơn, 1 huy chương Bạc đôi đồng đội). Năm 2006 tham gia giải thể thao người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tại Malaysia và đoạt Huy chương Đồng.
Theo 24h
Giấc mơ tỷ phú của cậu bé cụt hai tay
Thực hiện được ước mơ hướng đến giảng đường đại học, Phú còn ấp ủ giấc mơ trở thành tỷ phú vào năm 30 tuổi.
Chàng sinh viên Nguyễn Minh Phú
Nguyễn Minh Phú (SN 1990, ở xóm 9, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) hiện đang là sinh viên năm thứ hai, khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM.
Người cha của Phú, ông Nguyễn Quý Lộc, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đất nước được giải phóng, ông trở về quê hương, lập gia đình và sinh được 4 người con nhưng chỉ riêng Phú bị cụt hai cánh tay từ khi mới sinh ra.
Ngày bé, cơ thể Phú ốm yếu, không phát triển. Lên 6 tuổi, Phú vẫn không biết nói, không biết đi và thường xuyên đau ốm.
Thương con, bố mẹ Phú phải chạy khắp nơi chữa trị cho em nhưng các bác sĩ vẫn không xác định được bệnh gì.
Được mách nước, bố mẹ Phú đi bắt và săn lùng mua cóc về làm thịt cho Phú ăn.
Thật kỳ diệu, từ ngày ăn thịt cóc, Phú khỏe hơn. Em biết nói, biết đi và không còn thường xuyên đau ốm như trước.
Phú kể: 'Em nghe bố mẹ kể lại, ngày đó, bố mẹ em mừng khôn xiết khi thấy em phát triển bình thường.
Nhưng cũng từ ngày em ăn thịt cóc, trên cơ thể thường xuyên mọc mụn cóc.
Lúc này, bố mẹ lại tiếp tục cuộc chiến chữa mụn cóc. Em vẫn sống chung với thuốc'.
Để được đi học như các bạn, Phú phải chập chững tập viết bằng đôi chân bé nhỏ của mình. Đầu tiên, em lấy những viên gạch vỡ để vẽ và viết những đường thẳng khắp sân nhà.
Nhưng để cầm những mẩu gạch vỡ nát bằng đôi chân, bố em phải luôn ở bên để nắn nót cho em từng động tác một.
Khi viết bằng gạch thành thạo, Phú chuyển qua viết bằng phấn và viết trên bảng đen. Nhưng càng viết, những đầu ngón chân em đều lở loét, dù tra thuốc vẫn không dứt hẳn.
Phú nói: 'Thương em, bố mẹ nói em đừng cố nhưng vì muốn được đi học và muốn tập viết thành thạo để không phụ lòng bố mẹ, em vẫn khăng khăng đòi viết.
Vì vậy mà hằng đêm, khi em ngủ say, mẹ lại lén tra thuốc cho em. Sáng hôm sau, em lại ngồi dậy tiếp tục viết'.
Lên 9 tuổi, Phú mới bắt đầu học lớp 1. Suốt 12 năm liền, Phú đều đạt học sinh giỏi, nhất là môn Anh văn và Tin học.
Nguyễn Minh Phú cùng bố mẹ
Năm học lớp 7, Phú được mệnh danh là một chuyên gia về máy tính.
Phú cho biết, việc sử dụng những thao tác trên máy tính bằng đôi chân rất khó khăn nhưng em chỉ học trong vòng một tuần.
Sau đó, vì niềm đam mê và yêu thích, em đã theo đuổi cho đến hôm nay.
Ngày được vào Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM, Phú không thể diễn tả được hết niềm vui của mình.
Em nói, ước mơ làm một chuyên gia phiên dịch những phần mềm trên máy tính của em đã gần được thực hiện.
Phú tâm sự, em rất thương bố, bố như người bạn, người thầy, người mẹ của em vậy. Bố giúp em học hỏi cũng như là động lực để em luôn cố gắng.
Năm nay bố em đã tròn 60 tuổi.
Người đàn ông từng tham gia chiến tranh, từng bị chấn thương sọ não, thoái hóa đầu gối trái và là thương binh 4/4 nhưng vẫn phải vào Sài Gòn để vừa đi làm thêm, vừa chăm sóc Phú.
Nói về những dự định về tương lai, Phú cho biết, hai năm nữa em mới tốt nghiệp đại học.
Năm 30 tuổi, em sẽ trở thành một 'tỷ phú', phấn đấu tự mình xây nhà cho bố mẹ tránh mưa, tránh nắng.
Sau khi ra trường, em sẽ cống hiến sức lực và trí thông minh của mình phục vụ cho những việc có ích.
Phú vui vẻ: 'Nhìn từ dưới lên, em còn thua kém rất nhiều nhưng nhìn từ trên xuống, em vẫn còn hơn rất nhiều người.
Vì vậy, em sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để không phụ lòng những người đã tin tưởng em'.
Theo Tinngan
Chuyện tình yêu của hai mảnh đời bất hạnh Cuộc sống đang yên bình, bỗng tai họa ập xuống với Kỳ, đôi chân của anh bỗng nhiên teo tóp. Chỉ sau một đêm anh trở thành người tàn phế. Cuộc đời tưởng là đóng lại với chàng trai tật nguyền bỗng lại mở ra cánh cửa khác từ khát vọng và tình yêu. Khát vọng sống của chàng trai tật nguyền Sinh...