Sức răn đe của Mỹ ở châu Á có thể suy yếu vì viện trợ cho Ukraine
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Mỹ đã gửi số vũ khí trị giá hơn 40 tỷ USD cho Kiev.
Đó là nguyên nhân khiến Moskva cho rằng Washington thực sự trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Các quân nhân Ukraine tiếp nhận các lô tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ gửi đến. Ảnh: AP
Sức ảnh hưởng của Washington tại châu Á có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng sau khi nước này thúc đẩy viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine.
Đài Sputnik trích dẫn nội dung đăng trên một tờ báo của Mỹ cho hay: “Mỹ đang sử dụng vũ khí quá nhanh, đến mức có thể làm suy yếu khả năng răn đe của Washington ở Đông Á trong thời gian ngắn”.
Theo tờ báo này, Đông Á là khu vực có tầm quan trọng đối với sự thịnh vượng của người Mỹ hơn là Ukraine, đặc biệt là ở đây có đối thủ cạnh tranh Trung Quốc.
Video đang HOT
Báo cáo trên xuất hiện sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược quốc phòng mới hồi cuối tháng 10, trong đó mô tả Trung Quốc là mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền an ninh của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin viết trong phần giới thiệu chiến lược rằng “Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất của chúng ta trong những thập kỷ tới”.
Năm 2022, Tư lệnh Vệ binh Quốc gia Mỹ, Tướng Dan Hokanson cho hay quân đội Mỹ đang tìm cách tăng cường các chương trình huấn luyện quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sáng kiến huấn luyện Vệ binh Quốc gia Mỹ được khởi xướng từ năm 2002. Kể từ đó, lực lượng bảo vệ này đã bổ sung thêm 15 trong số 36 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương vào chương trình. Trong số đó có Bangladesh, Campuchia, Fiji, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Maldives, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga và Việt Nam.
Washington và Bắc Kinh vẫn bất hòa về hàng loạt vấn đề, trong đó có tình hình liên quan đến hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc). Bắc Kinh thất vọng trước việc Washington ngày càng tăng cường bán vũ khí cho Đài Bắc cũng như cam kết bảo vệ hòn đảo này của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Căng thẳng càng leo thang hơn nữa sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8, khiến Bắc Kinh tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần hòn đảo này để trả đũa.
Về vấn đề Ukraine, Washington đang tiếp tục cung cấp vũ khí và tiền cho Kiev, điều mà Moskva trước đó đã cảnh báo sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột và khiến Mỹ trở thành một bên tham chiến trực tiếp. Trong dự luật chi tiêu trị giá 1,7 nghìn tỷ USD được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào cuối năm 2022 có gần 45 tỷ USD viện trợ cho Ukraine và các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cũng trong năm 2022, một số chuyên gia đã cảnh báo Mỹ sắp hết vũ khí để gửi tới Ukraine. Ông Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phân tích kho dự trữ một số thiết bị của Mỹ đang chạm ngưỡng mức cần thiết tối thiểu để phòng bị cho các kế hoạch chiến tranh và huấn luyện. Theo ông Cancian, để kho vũ khí của Mỹ trở về mức trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine phải mất nhiều năm nữa.
Tổng thư ký NATO chỉ ra 'con đường nhanh nhất mang lại hòa bình' cho Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng việc phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine là điều cần thiết, giúp đem lại hòa bình cho quốc gia này trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin DPA của Đức hôm 30/12, ông Stoltenberg tuyên bố: "Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất mang lại hòa bình cho quốc gia này". Theo ông, Nga sẽ chỉ chấp thuận đàm phán hòa bình với Ukraine khi đối mặt với tình huống không thể đạt được các mục tiêu quân sự của nước này.
Cụ thể, người đứng đầu liên minh quân sự phương Tây tuyên bố để chấm dứt xung đột, Tổng thống Vladimir Putin phải đi đến kết luận rằng lực lượng Nga không thể kiểm soát Ukraine. Chỉ khi đó, Điện Kremlin mới sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột.
Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra sau hôm 29/12, khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thẳng thừng bác bỏ "công thức hòa bình" 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất. Bản đề xuất yêu cầu Nga rút quân khỏi bán đảo Crimea, khu vực Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh Moskva sẽ "không thảo luận với bất kỳ bên nào" theo các điều kiện do Tổng thống Ukraine đề xuất trước đó. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh về nguyên tắc, Điện Kremlin không từ chối tham gia đàm phán với Ukraine. Đồng thời, ông nói thêm rằng Kiev trước tiên phải nhận ra thực tế mới trên thực địa.
Trong khi đó, đề cập đến các cuộc tấn công gần đây vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga, ông Stoltenberg lập luận rằng "mọi quốc gia đều có quyền tự vệ", nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công này là chính đáng.
Khi được hỏi liệu NATO có nên cung cấp tên lửa đạn đạo tầm trung cho Ukraine hay không, ông Stoltenberg tiết lộ rằng rằng các quốc gia thành viên NATO và Ukraine đang tham gia đối thoại về các hệ thống bí mật mà ông từ chối nêu tên. Ông cũng chỉ ra rằng một số thành viên của khối quân sự này đã cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí có tầm bắn xa hơn, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ sản xuất và máy bay không người lái.
Trong diễn biến liên quan, vào tối hôm 30/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật chi tiêu khổng lồ trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, trong đó dành 45 tỷ USD "hỗ trợ quan trọng cho Ukraine". Trong khoản ngân sách đó, 9 tỷ USD sẽ được sử dụng trực tiếp để huấn luyện và trang bị cho Quân đội Ukraine.
Về phần mình, Nga tuyên bố việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài. Moskva đồng thời cảnh báo những quốc gia ủng hộ Ukraine rằng những lô hàng viện trợ này có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa Nga và NATO.
Mới đây nhất, hôm 29/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố quân đội nước này đang lên kế hoạch mới cắt đường cung cấp vũ khí và đạn dược của nước ngoài cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Chúng tôi nhận thấy Ukraine đang nhận ngày càng nhiều vũ khí của phương Tây hơn". Ông bổ sung rằng đường sắt, các cây cầu và đường hầm được coi là mục tiêu để ngăn chặn việc chuyển vũ khí.
Ông Lavrov cũng cho biết việc Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine sẽ khiến việc chuyển vũ khí mới gặp nhiều khó khăn hơn. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ ông tin rằng Moskva sẽ đạt được các mục tiêu tại Ukraine nhờ lòng "kiên nhẫn" và "bền chí". Theo ông, mặc dù Nga muốn xung đột với Ukraine kết thúc nhưng nước này cần thời gian để đạt được các mục tiêu trên chiến trường.
Báo chí quốc tế Việt Nam là quốc gia phục hồi kiểu mẫu hậu Covid-19 Năm 2022, bất chấp những khó khăn của làn sóng Covid 19 những tháng đầu năm, xung đột Nga - Ukraine khiến giá năng lượng leo thang, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao hơn so với mục tiêu mà Chính phủ và các định chế tài chính quốc tế đưa ra. Với chỉ số tăng trưởng này, báo chí quốc...