Sức quyến rũ của bậc thang cầu vòng Batu
Đầu tháng 8-2018, những người đến Kuala Lumpur trong cuộc hành trình đến Malaysia, đã òa lên ngạc nhiên khi chạm gặp con đường lên động Batu có một màu sắc thật ấn tượng giống như cầu vồng.
Nấc thang 7 sắc rực rỡ ở Động Batu, Malaysia.
Vì vậy, ngay khi bước chân đến động Batu, thay vì theo hướng dẫn viên vào trong dãy nhà để xem biểu diễn đổ sữa và giới thiệu bán các loại dầu gió, tôi đã nhanh chân tới nơi có 272 bậc thang sơn máu cầu vồng đầy sức hút kia.
Những cột bằng inox chắn bên ngoài một khoảng sân rộng, nhằm để cho các phương tiện giao thông không vào được khu vực sân. Cũng chẳng có bóng dáng của người thu phí, chỉ có những con chim bồ câu dạn dĩ bay chen cùng du khách, để chụp ảnh, chỉ cần huơ tay cho chúng bay tung lên, và cũng phải đi thật thận trọng vì người và bồ câu chen cứng. Ở phía bên trái là một ngôi đền, những bậc lan can sơn rực rỡ, trên mái ngói thiết kế rất nhiều hình tượng. Những hình tượng đó cũng được chạm trổ ngay cổng ở những bậc thang.
Cũng chẳng vội chạm vào cái màu sắc ảo diệu kia, chúng tôi đứng chụp vài tấm ảnh với bức tượng thiếp vàng cao 42,7 m sừng sững bên phải đường lên động. Đó là bức tượng thần Murugan được dựng lên vào năm 2006. Bức tượng cao là một công trình tốn đến 24 triệu rupee (tiền Ấn Độ). Đúc đến 1.550m khối bê-tông, 250 tấn sắt, và 300 lít sơn vàng nhập từ Thái Lan. Sau khi chụp ảnh bức tượng, chúng tôi bắt đầu leo lên 272 bậc thanh. Ở đây có 4 con đường, hai đi lên bên trái và đi xuống bên phải. Cứ 17 bậc lại có một khoảng trống. Không chỉ sơn các bậc thang mà cả bờ tường cũng sơn luôn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, màu sơn chỉ sơn các phần bên dưới, cho nên khi lên cao chụp ngược lại chỉ thấy toàn màu xi-măng. Nhiều du khách chỉ dừng ở các bậc thang cuối, chụp vài tấm ảnh để cho mọi người biết là đã đến nơi này, nhưng đã đến thì nên lên cho đến tận cùng để xem hang động Batu có gì? Bởi theo ghi chép thì Batu là một quần thể núi đá vôi được hình thành từ 400 triệu năm trước, cứ thế ẩn mình sau cánh rừng già. Vào thế kỷ XIX (1892), một thương nhân người Ấn Độ trong quá trình tìm kiếm đã phát hiện ra hang động này.
Đến thế kỷ XX, Batu được đầu tư và các bậc thang được xây dựng để có thể tiếp cận cửa hang. Ngay sau đó người Ấn đã xây dựng Batu thành trung tâm tôn giáo của đạo Hindu. Tên Batu được đặt theo tên con sông Sungai Batu gần đó, hang động Batu bao gồm ba hang động chính và một vài hang động nhỏ hơn. trong đó phải kể đến 3 hang: Hang Thờ, Triển lãm nghệ thuật, Bảo tàng.
Sức hút của những bậc cấp cầu vồng lên động Batu khiến cho rất ít người chỉ đứng dưới nhìn ngắm, giống như cầu vồng kia và những gì sẽ gặp làm cho đôi chân cứ bước lên không vội vã. Dẫu được cảnh giác là trên này có rất nhiều khỉ, nhưng chúng tôi không ngờ chúng rất dạn dĩ đến thế. Có con lớn, con nhỏ, có con vừa sinh xong còn bồng con. Khỉ cứ nhảy qua nhảy lại, chen khiến cho người đi phải né chúng. Rất cảnh giác, chúng tôi cất mọi thứ đồ vào trong túi xách, vì chúng có thể giựt điện thoại của bạn bất cứ lúc nào. Rất nhiều khách tò mò dừng chân để chụp những con khỉ như thế.
Cuối cùng là hang động mở ra, một thềm đá ẩm ướt do nước từ vách rơi xuống. Từ trên này, nhìn xuống bên dưới chỉ thấy dòng người nhỏ li ti. Chúng tôi đã đến hang động của hàng triệu năm trước. Và bên dưới, 272 bậc thang quyến rủ vẫn có những người bắt đầu khám phá.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Theo cadn.com.vn
Ấn Độ - Nơi rắn hổ mang hung dữ được quấn lên cổ trẻ em, tắm trong sữa tươi
Nag Panchami (Nôgapanchami) là lễ hội có từ hàng trăm năm ở Ấn Độ. Đây là dịp mọi người được tiếp xúc số lượng rắn nhiều nhất ở nước này. Trẻ em sẽ ngồi trong các đền thờ ở nhiều thành phố, quấn rắn hổ mang lên cổ.
Với người dân Ấn Độ, rắn rất được tôn sùng. Không ai cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với loài bò sát nguy hiểm này.
Theo Metro, một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện trong dịp này là cho rắn uống sữa, ăn đồ ngọt và tung hoa lên người chúng. Qua đó, người dân muốn thể hiện tấm lòng của mình tới thần rắn Naga Devatha và mong mỏi vị thần này sẽ đáp ứng mọi điều ước của họ.
Ảnh: Zing
Trong thời gian lễ hội, du khách cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều người bắt rắn và luyện rắn điêu luyện. Họ sẽ dùng tiếng sáo để điều khiển con vật. Những con rắn này thường là hổ mang độc. Chúng được nuôi nhốt trong những chiếc giỏ tre hoặc đất nung.
Lễ hội Nag Panchami diễn ra vào ngày thứ 5, tháng Kindu (khoảng tháng bảy, tám dương lịch). Đây là khoảng thời gian linh thiêng đối với người Ấn Độ. Năm 2017, 800.000 người luyện rắn và các hậu duệ tới tham gia vào lễ hội thần rắn tại nhiều nơi ở Ấn Độ.
Nag Panchami là lễ hội tín ngưỡng truyền thống của thần rắn và rắn được người Ấn giáo (Hindu giáo) tổ chức trên khắp Ấn Độ. Lễ hội này còn diễn ra ở những quốc gia lân cận có tín đồ Hindu giáo sinh sống.
Rắn là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần rắn trong Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có tên gọi là Naga (rắn hổ mang hình người). Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết. Trong tiếng Phạn, Naga còn có nghĩa là hủy bỏ mọi tội ác. Trong các dịp lễ hội, người Hindu chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt rủi ro và mang lại điều tốt đẹp.
Ấn Độ là quê hương của Hindu giáo (Ấn Độ giáo), khoảng 80% dân số nước này theo hoặc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Phần lớn công trình kiến trúc tại nước này chịu ảnh hưởng của đạo Hindu.
Theo doanhnghiepvn.vn
40 năm trời không dám cắt tóc gội đầu, người đàn ông Ấn Độ giải thích làm thế vì 'đây là yêu cầu của Thượng đế' Ngoài để tóc dài đến chân, người đàn ông này còn bỏ luôn các thói quen uống rượu và hút thuốc để thể hiện sự tôn trọng với bề trên. Sakal Dev Tuddu, 63 tuổi sống ở quận Munger phía tây bang Bihar, Ấn Độ có lẽ là người khác biệt nhất trong khu vực bởi vì mái tóc siêu dài và dị...