Sức nóng Mỹ-Iran đến giới hạn : Trừng phạt hay chiến tranh?
Người Iran đã bắn tên lửa vào máy bay không người lái của Mỹ trước cuộc tấn công vào tàu chở dầu, quan chức Mỹ nói. Tuyên bố sốc này dường như đã châm ngòi thêm những căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Ngày 13/6 tại Vịnh Oman đã xảy ra vụ nổ trên hai tàu chở dầu từ Arabia Saudi đến Singapore và Đài Loan.
Trong vài giờ trước cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man hôm thứ Năm, người Iran đã phát hiện một máy bay không người lái của Mỹ bay trên không và phóng tên lửa đất đối không vào máy bay không người lái, một quan chức Mỹ nói với CNN.
Tên lửa đã không đánh trúng mục tiêu là máy bay không người lái và rơi xuống nước, quan chức này nói. Trước khi khai hỏa, máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ đã quan sát các tàu Iran đóng trên tàu chở dầu, quan chức nói thêm, mặc dù nguồn tin không cho biết liệu máy bay không người lái có phát hiện những chiếc thuyền thực hiện một cuộc tấn công thực sự hay không.
Ngày 13/6 tại Vịnh Oman đã xảy ra vụ nổ trên hai tàu chở dầu từ Arabia Saudi đến Singapore và Đài Loan. Mỹ đổ lỗi cho Tehran, cáo buộc Iran tấn công trắng trợn vào tàu chở hàng. Các chuyên gia cho rằng sự cố đã làm nóng tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực đến giới hạn.
Vụ việc xảy ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Iran, người đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hassan Rouhani và Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. Một trong những mục tiêu chuyến thăm của ông Abe là hỗ trợ bình thường hóa cuộc đối thoại giữa Iran và Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif gọi cuộc tấn công vào các tàu chở dầu là đáng ngờ, bởi vì một trong những con tàu đang chở hàng cho Nhật Bản.
Đến lượt mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bình luận về chuyến thăm của ông Abe: “Tôi đánh giá cao việc ông Abe đến thăm Iran và gặp Ali Khamenei. Nhưng cá nhân tôi có cảm giác còn quá sớm để nghĩ về một thỏa thuận. Họ không sẵn sàng cho điều đó, cũng như chúng tôi”.
Vịnh Ba Tư canh Vinh Oman – là một trong những nơi rắc rối nhất trên thế giới, trong 40 năm qua đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và hàng trăm cuộc xung đột cục bộ. Mỗi quốc gia vùng Vịnh theo đuổi các chính sách đôi khi thận trọng và đôi khi lại quá hung hăng, cố gắng chiếm vị trí hàng đầu trong khu vực và làm suy yếu các nước láng giềng.
Bây giờ tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do việc Mỹ rời bỏ Thỏa thuận giải trừ hạt nhân của Iran, áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên nước này.
Video đang HOT
Một năm trước, khi rời khỏi Thỏa thuận hạt nhân, Mỹ đưa ra 12 yêu cầu đối với Iran về chính sách đối ngoại và các chương trình quân sự, và giờ họ hứa sẽ đạt được việc này bằng mọi giá. Trump đe dọa sẽ xử phạt bất kỳ công ty nào cam kết vận chuyển dầu Iran. Về phần mình, Iran hứa sẽ không bao giờ bỏ cuộc, tiến hành các cuộc thử nghiệm trình diễn tên lửa và đe dọa chặn tuyến đường đang được một phần ba số lượng tàu chở dầu của thế giới sử dụng.
Do đó hiện giờ Mỹ và Iran đang trên bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang. Ít nhất trong chính quyền Mỹ có những người không loại trừ tùy chọn này, ví dụ như cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Chính ông Trump ngày 19/5 đã tweet như sau: “Nếu Iran muốn chiến tranh, đây sẽ là kết thúc chính thức của họ. Không bao giờ còn đe dọa nước Mỹ nữa!”
Nhắc lại vào 5/2019, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với sản xuất luyện kim của Iran, được coi là có nghành đem lại món lợi lớn nhất cho nước này, sau công nghiệp dầu mỏ. Và mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo nhấn mạnh Washington không muốn chiến tranh với Iran, Mỹ đã gửi thêm tàu chiến và máy bay tới Vịnh Ba Tư. Ngoài ra, theo tình báo Mỹ, Iran đang di chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn, cũng như tên lửa hành trình bố trí trên tàu chiến của họ ở Vịnh Ba Tư.
Trong trường hợp thắt chặt các lệnh trừng phạt, Iran có thể phong tỏa nguồn cung cấp dầu mỏ từ Vịnh Ba Tư và đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, theo tin từ Middle East Monitor.
Bahrain, Qatar và Kuwait chỉ có thể cung cấp dầu để xuất khẩu đi qua eo biển này, họ không có lối ra biển nào khác. Tàu chở dầu của Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất OAE và Iraq cũng đi qua đó. Tổng cộng khoảng 30 phần trăm dầu thô xuất khẩu trên thế giới đi qua eo biển Hormuz, một phần trong đó thuộc về Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore.
Eo biển hẹp – dễ dàng phong tỏa. Nhưng một kịch bản như vậy khó xảy ra, bởi vì trong trường hợp này, Iran đặt ra nguy cơ không chỉ với Mỹ, mà với cả các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác trong khu vực.
Arabia Saudi sẽ tấn công Iran nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa, Ibrahim al Muhanna – Bộ trưởng Năng lượng Saudi, trả lời một trong những tuyên bố trước đó của Iran.
Vậy các mục tiêu mà Mỹ theo đuổi là gì – đó là một trong nhiều chủ đề thảo luận của các nhà phân tích và khoa học chính trị. Loại bỏ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và tên lửa? Dừng lại hoạt động của Iran trong khu vực? Hay là mục tiêu chính, không được nêu ra – đạt được một sự thay đổi chế độ chính trị, tạo ra các vấn đề kinh tế cho chính quyền Iran?
Các chuyên gia đồng ý rằng bây giờ Mỹ đã thực sự cáo buộc Iran phá hoại nguồn cung dầu mỏ toàn cầu và gây ra mối đe dọa đối với hàng hải quốc tế . Và đây là những cáo buộc nghiêm trọng có thể dẫn đến mức tối thiểu là sự phong tỏa hoàn toàn về kinh tế và thương mại, và trong trường hợp xấu nhất – phát động một cuộc tấn công oanh tạc.
Ông Alaeddin Boroujerdi, nghị sĩ Iran, cựu chủ tịch và hiện là thành viên Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh Quốc gia, nói với Sputnik cho biết những sự cố này không gì khác hơn ngoài việc tiếp tục chính sách của Mỹ ở Trung Đông, vịnh Ba Tư, vịnh Oman, nhằm mục đích gây bất ổn tình hình ở các khu vực này để tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của họ ở đó:
“Những hành động này rất đáng ngờ. Tôi tin rằng chính sách của Mỹ ở vịnh Ba Tư, vịnh Ô-man và Trung Đông là nhằm tạo ra căng thẳng. Mỹ đã áp dụng chính sách này trong khu vực nhiều thập kỷ qua. Mỹ là quốc gia duy nhất có lợi (khi đổ lỗi cho Iran). Tôi lên án và bác bỏ những tuyên bố sai lầm của ngoại trưởng Mỹ liên quan đến Iran. Những trường hợp này được khởi xướng bởi chính Mỹ, những người muốn làm cho khu vực không an toàn để bán thêm vũ khí, xây dựng thêm căn cứ quân sự và tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực. Chính sách của Mỹ rất rõ ràng, tại sao những sự cố nghiêm trọng như vậy đã không xảy ra trong những năm qua, và bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự cố khó chịu, lặp đi lặp lại ở Fujairah, cũng như với những tàu chở dầu này”.
Theo Danviet
Thủy thủ Nga giải oan cho Iran vụ tấn công tàu chở dầu ở vịnh Oman
Các thủy thủ Nga được lực lượng cứu hộ Iran giải cứu khỏi tàu chở dầu bị tấn công ở vịnh Oman vừa lên tiếng cảm ơn sự hiếu khách của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Lực lượng cứu hộ Iran đã cứu hơn 40 thủy thủ, trong đó có 11 người Nga, từ hai tàu chở dầu bị tấn công ở vịnh Oman, theo hãng tin Tass.
Các thủy thủ Nga đã nhanh chóng lên tiếng cảm ơn phía Iran vì sự hiếu khách, theo một video được đăng tải bởi Iran TV Press trên tài khoản Twitter của họ.
Trump gửi 1.000 lính Mỹ tới Ba Lan răn đe Nga, Putin
"Lực lượng này quá chuyên nghiệp. Cảm ơn rất nhiều vì sự hiếu khách. Tôi đã ngạc nhiên rằng mọi chuyện đều đã ổn thỏa", một trong những thủy thủ người Nga, người tự giới thiệu là một sĩ quan trưởng nhấn mạnh.
"Ở đây chúng tôi nhận được tất cả lòng hiếu khách. Chúng tôi đã nhận được nước, đồ ăn cũng như quần áo mới. Chúng tôi không gặp phải bất kỳ vấn đề đặc biệt nào và chúng tôi thực sự đánh giá cao sự hiếu khách tuyệt vời của chính quyền cảng", một thuyền viên khác nói.
Cùng với các công dân Nga, video được đăng tải bởi Iran TV Press còn có các thủy thủ từ Philippines.
Iran "nổi đóa" vì bị Mỹ tố tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman
Ngày 13/6, tàu chở dầu MT Front Altair của Na Uy bốc cháy sau 3 tiếng nổ lớn. Con tàu được cho là bị tấn công bằng ngư lôi. Thủy thủ đoàn buộc phải sơ tán khỏi tàu, trong khi lực lượng Mỹ phát hiện một quả mìn chưa phát nổ trên tàu.
Một tàu chở dầu khác do công ty Nhật sở hữu, Kokuka Courageous, cũng bị tấn công 2 lần khi đang trên đường tới Singapore. Con tàu cũng bốc cháy dữ dội và thiệt hại là khá lớn. 21 thủy thủ người Philippines sơ tán bằng thuyền cứu sinh và được tàu khu trục USS Bainbridge của Mỹ giải cứu.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó lên tiếng cho biết, ông tin Iran đứng sau vụ tấn công.
"Mỹ nhận định Iran đứng sau các vụ tấn công tàu chở dầu ở vịnh OmanThông tin này dựa trên nguồn tin tình báo loại vũ khí được sử dụng, trình độ tác chiến và những vụ tấn công vào tàu hàng diễn ra gần đây. Không một lực lượng nào trong khu vực đủ nguồn lực và trình độ để làm điều phức tạp như vậy", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố.
Bốn quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 13/6 cũng tuyên bố Mỹ đang giữ video và hình ảnh cho thấy một tàu hải quân Iran gỡ thủy lôi chưa phát nổ từ tàu dầu Kokura Courageous để "hủy bằng chứng".
Theo quan chức quốc phòng Mỹ, một máy bay quân sự Mỹ đã quay lại video cho thấy một tàu hải quân Iran di chuyển dọc theo Kokura Courageous, một trong hai tàu dầu bị tấn công ở Vịnh Oman, và tháo gỡ một quả thủy lôi chưa phát nổ từ thân tàu.
Những quan chức này nói rằng hình ảnh cũng cho thấy một người trên tàu Iran đang cầm quả thủy lôi. Tàu Iran thực hiện hành động này thậm chí sau khi tàu khu trục USS Bainbridge, cũng như máy bay không người lái và máy bay tuần thám P-8 của Mỹ tới hiện trường trong 4 giờ.
Quan chức quốc phòng Mỹ tin rằng những người Iran khi đó đang tìm cách che giấu bằng chứng về sự liên quan của họ trong vụ tấn công. Hiện chưa rõ những hình ảnh và video này có được công bố hay không.
Trong khi đó, về phần mình, Iran đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ. Ngoại trưởng Iran tuyên bố các cáo buộc của Mỹ về vụ tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman là một phần của chiến lược "ngoại giao phá hoại".
Theo Danviet
Tướng Mỹ cảnh báo hành động bất ngờ của Iran sắp xảy ra ở vùng Vịnh Tướng Kenneth Franklin "Frank" McKenzie, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, cho biết ông tin rằng hành động quân sự do Washington thực hiện ở Vịnh Ba Tư khiến Iran "lùi bước và tính toán lại", nhưng mối đe dọa từ Tehran vẫn "sắp xảy ra". Tàu sân bay của Mỹ ở vùng Vịnh. Mỹ đã chuyển một nhóm tàu sân bay tấn...