Sức mua tăng, chợ truyền thống và siêu thị Hà Nội đẩy mạnh bán online
Sáng 24/7, ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhìn chung người dân chấp hành nghiêm túc và không có tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ, hàng hóa dồi dào, giá ổn định.
Người dân mua sắm tại siêu thị VinMart – Times City trong sáng 24/7. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Mặc dù tại một số chợ dân sinh có việc mua bán tấp nập vào buổi sáng, bởi hôm nay ngày rằm tháng 6 Âm lịch nên người dân đi sắm đồ lễ về thắp hương. Ngoài ra, người dân chỉ đi mua đủ thức ăn dùng trong ngày, không mua tích trữ như những ngày trước.
Dạo qua một số chợ dân sinh, chợ truyền thống như Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm Đức Viên, Hàng Bè, Mùng 8/3, Nguyễn Khắc Cần, Mai Động, Kim Liên, Trung Hòa, Thành Công, chợ Tư Đình (Long Biên)… người dân đi chợ đông hơn ngày thường khoảng từ 10-20%. Hàng hóa phong phú, không thiếu hàng. Cụ thể, giá rau cải 5.000 đồng/mớ, mướp 8.000 đồng/kg tương đương ngày thường; bí xanh 25.000 đồng/kg cao hơn tuần trước 8.000 đồng/kg; su su 15.000 đồng/kg, bắp cải 20.000 đồng/kg, cao hơn siêu thị 5.000 đồng/kg.
Tại chợ Mai Động, quầy thịt bò khá nhộn nhịp, khách hàng đến mua đông hơn thường ngày một chút. Chị Hoa, tiểu thương chợ Mai Động tay thái thịt bò cho khách và liên tục thông tin, người tiêu dùng yên tâm, chị sẽ tiếp tục bán hàng nên không cần phải mua tích trữ. Thậm chí, người dân chỉ cần “alo” là có sẵn hàng. Giá cả thịt bò cũng như ngày thường, phổ biến từ 180.000 – 250.000 đồng/kg tùy loại.
Còn quầy thịt gà ở chợ Hôm Đức Viên cũng đông khách. Theo các tiểu thương, hôm nay ngày rằm nên khách đến mua để thắp hương chứ không hẳn do giãn cách xã hội. Chị Nguyễn Thị Loan, tiểu thương tại đây chia sẻ, các tiểu thương bán hàng quanh năm, lấy uy tín và giữ khách hàng chứ không phải vì lượng khách đông mà tăng giá. Người tiêu dùng không cần đến cửa hàng, chỉ cần gọi điện thoại là gà được làm sạch và mang đến tận nơi. Giá gà ta còn lông hôm nay tại các chợ dân sinh phổ biến ở mức 130.000 đồng/kg; giá thịt lợn ở mức 120.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại.
Tuy nhiên, cũng có một số nơi, một số điểm chợ truyền thống lợi dụng tình trạng người dân đi mua hàng đông trong sáng sớm nay đã tăng giá bán. Chị Vũ Thị Oanh, ở Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng chia sẻ, sáng 5h30 chị dậy đi chợ như những ngày bình thường, chợ Gốc Đề khá đông, bí xanh bán 45.000 đồng/kg, quá đắt so với những ngày trước. Ngay cạnh chung cư chị ở có siêu thị Vinmart , hàng về hàng ngày, tươi ngon nên chị quyết định không phải mua đồ tích trữ.
Tại chợ Tư Đình (Long Biên), chị Vũ Thị Nhung, tiểu thương bán thịt lợn cho biết, lượng khách mua đông hơn. Hôm nay, chị giết mổ 2 con lợn với hơn 200 kg và đến 7h sáng đã gần hết hàng. Buổi chiều chị lại mổ tiếp 2 con. Giá bán hôm nay chị vẫn giữ như ngày thường. Kể cả đợt dịch năm ngoái ở Hà Nội chị cũng giữ giá bán phục vụ khách.
Video đang HOT
Chị Phạm Thị Hằng, ở phố Lò Đúc, Hà Nội cho biết, do hôm nay rằm nên chị dậy sớm đi chợ mua đồ thắp hương và mua thức ăn cho gia đình. Giá thực phẩm tại các chợ vẫn tương đương như những ngày trước. “Tôi chỉ mua lượng vừa đủ dùng trong ngày và ngày mai lại mua thực phẩm tươi sống mới. Tin tưởng vào sự chỉ đạo của Nhà nước, sự vào của các bộ ngành, doanh nghiệp nên tôi không sợ thiếu nguồn cung. Là người dân, nên chúng tôi tuân thủ và chấp hành đúng quy định của Nhà nước đề ra và hi vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi”, chị Hằng cho hay.
Còn tại một số siêu thị như: Vinmart Võ Thị Sáu, Vinmart … lượng khách đến mua sắm bình thường. Các siêu thị đều cho biết, ngoài việc mở cửa cho mọi người đến mua sắm trực tiếp, còn tăng cường kênh bán hàng trực tuyến. Nguồn cung thực phẩm liên tục được nhân viên các siêu thị bổ sung lên kệ. Hệ thống loa phát thanh thường xuyên phát đi khuyến cáo người dân chỉ mua vừa đủ lượng hàng thiết yếu, không tích trữ. Đồng thời, siêu thị áp dụng các hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà để khách hàng lựa chọn.
Sau khi Hà Nội có thông báo giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg để phòng dịch, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc vận hành Công ty VinCommerce (VCM) cho biết, tại Hà Nội, VinCommerce có 41 siêu thị VinMart và hơn 800 cửa hàng VinMart .
Đơn vị đã làm việc với các nhà cung cấp lớn tăng lượng cung ứng gấp 3 với hàng thực phẩm thiết yếu; trứng và rau xanh tăng gấp 5 lần. Các loại sản phẩm có thể dự trữ lâu như bí xanh, khoai tây… cũng nhiều hơn để đảm bảo hàng trên quầy kệ không bị trống.
Tập đoàn Masan đã tăng công suất hoạt động sản xuất của các nhà máy lên mức tối đa nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân như: mỳ tôm, thịt lợn, nước tương, nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thịt….
Ngay từ đầu mùa dịch, đặc biệt trong đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 với những diễn biến phức tạp, hệ thống VinMart/VinMart đã tăng cường chuẩn bị các kịch bản ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh. Đơn vị ưu tiên hàng đầu là thiết lập không gian mua sắm an toàn và đảm bảo nguồn cung nguồn cung hàng hóa, giá cả ổn định.
VinMart/VinMart luôn chủ động làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương đang giãn cách xã hội nhằm giúp các xe chở hàng hóa, lương thực thiết yếu được lưu thông nhanh chóng. Đơn vị linh động xây dựng các phương án giao hàng tiện lợi nhanh chóng cho khách hàng như: dịch vụ “đi chợ hộ” thông qua danh sách số điện thoại của từng siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart trên toàn quốc, đặt mua hàng hóa qua các ứng dụng điện tử như VinID, Now, Lazada… hay đặt hàng online trên website https://vinmart.com.
Khách hàng có thể thanh toán online và chỉ việc nhận hàng, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt.
Trước đó, ngày 22/7, Sở Công Thương Hà Nội có Công văn số 3275/SCT-QLTM gửi UBND các quận, huyện, thị xã và lãnh đạo các ban quản lý chợ đề nghị tăng cường khuyến khích, vận động người tiêu dùng, hộ kinh doanh lựa chọn sử dụng phương thức mua bán trực tuyến thay vì mua bán trực tiếp hàng hóa tại chợ truyền thống.
Theo đó, để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, hạn chế tối đa tiếp xúc khi giao dịch và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, và lãnh đạo các ban quản lý chợ tăng cường khuyến khích, vận động người dân lựa chọn sử dụng phương thức đặt hàng trực tuyến thay vì mua hàng tại điểm bán hàng hóa truyền thống. Người dân cần tích cực thanh toán không dùng tiền mặt tránh tiếp xúc trực tiếp nhằm hạn chế lây nhiễm. Các đơn vị phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, website, ứng dụng thương mại điện tử có đặt hàng trực tuyến như: Grap, Now, Baemin, GoFood… để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân.
Phổ biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quản lý tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử. Giúp các tiểu thương kết nối với bạn hàng, tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch ngày càng siết chặt. Do điều kiện phòng chống dịch COVID-19 chưa thể tổ chức tập huấn được, Sở Công Thương hướng dẫn một số phương thức bán hàng trực tuyến để các đơn vị phổ biến, hướng dẫn triển khai tại các chợ giúp các tiểu thương, cá nhân kinh doanh trực tuyến…
Hà Nội chỉ đạo chuẩn bị hàng hóa phòng khi dịch diễn biến xấu
Sở Công thương Hà Nội cho biết đã chuẩn bị trữ lượng hàng hóa thiết yếu lớn và phương án cung ứng cho người dân trong mọi diễn biến của dịch, không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng.
Tối ngày 23-7, Sở Công thương Hà Nội đã phát ra thông cáo báo chí về việc đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân phòng chống dịch COVID-19. Sở này cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu lên 30%-50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường.
Lượng hàng hóa dự trữ gồm 17 mặt hàng thiết yếu, có tổng trị giá khoảng 194.000 tỷ đồng. Cùng với đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng, và bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân.
UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, địa phương của TP chủ động rà soát, cập nhật phương án trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng trong mọi tình huống dịch bệnh COVID- 19.
Người dân đổ xô đi mua thực phẩm tại siêu thị Vinmart tại Khu đô thị Time City vào chiều ngày 18-7
Trong đó, Sở Công thương phải nắm chắc, dự báo nhu cầu tiêu dùng, khả năng cung ứng hàng hóa để tham mưu TP chỉ đạo các đơn vị, địa phương đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Sở này phải tăng cường kết nối cung cầu về hàng hóa thiết yếu với các tình thành khác để dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch; chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, tăng cường khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực để vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ. Ngoài ra đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại; phối hợp với các địa phương tổ chức quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh...
Sở Công Thương cũng được yêu cầu kết nối với các tỉnh, doanh nghiệp để lập danh sách nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết để làm cơ sở cấp phép vận chuyển theo "luồng xanh"; tăng cường kiểm soát thị trường, chống hàng giả, kém chất lượng và hiện tượng đầu cơ, găm hàng, thổi giá.
Sở NNPTNT có tránh nhiệm rà soát, cung cấp đầu mối sản xuất nông sản trên địa bàn để cung ứng cho doanh nghiệp, sẵ sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,... có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu cho người dân ở mức cao nhất trong các tình huống dịch.
Sở cần phối hợp với 21 địa phương là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội...
Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với các quận, huyện, thị xã đôn đốc các doanh nghiệp y dược tăng cường số lượng hang hóa, vật tư y tế để phòng chống dịch. Cơ quan này cần xây dựng phương án nâng công suất xét nghiệm trong trường hợp cần thiết; tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất để kịp thời khoanh vùng, dập dịch đối với các điểm bán hàng trên địa bàn có liên quan đến trường hợp F0.
Sở cần thực hiện xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa cho các hệ thống phân phối theo chỉ đạo của TP để kịp thời vận chuyển cung ứng cho thị trường Hà Nội...
Sở GTVT và Công an TP xây dựng phương án tổ chức "luồng xanh" trong nội thành; Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu của Hà Nội và các địa phương khác được cấp "luồng xanh" lưu thông thuận lợi qua các chốt kiểm soát; giám sát việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch đối với các phương tiện khi lưu thông trên địa bàn TP...
Hà Nội khẳng định đủ hàng hoá cung ứng cho dân Sở Công thương Hà Nội tối nay, 23.7, cho biết lượng hàng hoá thiết yếu các doanh nghiệp dự trữ gấp 3 lần so với tháng bình thường. Người dân Hà Nội không nên lo lắng, tích trữ lương thực, thực phẩm. Các siêu thị Hà Nội những ngày qua luôn chuẩn bị lượng hàng dự trữ tăng cao so với ngày thường....