Sức mua càng “kích” càng yếu – Kỳ 4: Giảm tồn kho vẫn bế tắc
Trong nỗ lực giảm tồn kho của mình, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Họ đang trông chờ vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý trong khi các bộ, ngành lại cho rằng DN phải tự thân là chính.
Ngành thép đang có lượng tồn kho cao và phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh xấu từ hàng nhập khẩu – Ảnh: Diệp Đức Minh
Giảm giá, khuyến mãi mất “linh”
Video đang HOT
Sức mua trong nước yếu, nhiều mặt hàng còn phải lo đối phó với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu khiến lượng tồn kho ngày càng tăng. Cụ thể như trường hợp của ngành thép. Sản lượng thép các loại 11 tháng ước đạt 5,55 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Hiện sức mua yếu, lượng thép tồn kho giảm nhưng không đáng kể trong khi đó lượng thép nhập khẩu tăng 15,6%, đặc biệt là thép Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã và đang cố gắng để giảm tồn kho bằng hàng loạt biện pháp như: đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng quản trị để giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh… nhưng cũng không ổn.
Ở ngành cơ khí, điện tử, các nhà phân phối ra sức kích cầu bằng nhiều chương trình khuyến mãi hạ giá, hỗ trợ các thủ tục… để giải phóng hàng tồn kho, thu hồi vốn. Nhưng các DN trong ngành, nhất là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, vẫn hết sức khó khăn, lợi nhuận thấp và thậm chí thua lỗ lớn. Đây cũng là tình trạng của các ngành vật liệu xây dựng, thời trang, tiêu dùng, thực phẩm…
Có thể thấy rất rõ, giải pháp của hầu hết DN trong nỗ lực giảm tồn kho là khuyến mãi, giảm giá, tặng dịch vụ… nhưng các giải pháp này trên thực tế đã “mất linh”. Với mặt bằng giá đã bị đẩy lên cao, chi phí tăng, thu nhập thực tế giảm, hầu hết người dân đều có tâm lý thắt lưng buộc bụng, chỉ chi tiêu cho những việc thiết yếu nên các giải pháp trên không phát huy tác dụng như mong muốn.
Cần có chính sách
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương, thừa nhận mọi năm vào thời điểm này sức mua rất cao nhưng năm nay vẫn còn rất yếu. Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, giảm giá, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu vùng xa… nhưng sẽ cần phải thêm một thời gian nữa. Hiện Bộ Công thương cũng đang phát động chương trình cho các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ ưu tiên dùng hàng của nhau đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước… Nhiều địa phương cũng bắt đầu thực hiện kế hoạch ứng vốn hỗ trợ lãi suất cho các DN dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều chương trình khuyến mãi lớn được các DN và các siêu thị triển khai để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tết. Song, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tháng 11 chỉ nhích lên một chút với mức tăng 0,8% so với tháng 10 và tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 6,39%.
TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng cần phân loại hàng tồn kho, từ đó phân tích nguyên nhân của từng trường hợp cụ thể mới có thể tìm ra giải pháp phù hợp. Chủ yếu vẫn là nỗ lực tự thân của các DN. Một trong những giải pháp mà có thể có hiệu quả tốt là DN phải giảm giá bán để tăng sức mua.
Trong khi đó, hầu hết DN lại cho rằng dù nỗ lực tự thân của họ là quan trọng nhưng nếu không có cơ chế chính sách kích cầu, tăng sức mua thì khó lòng thực hiện giảm tồn kho được. Cụ thể như ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng về phần DN, họ đã cố gắng hết sức, nhưng có những cái thuộc về cơ chế chính sách thì nhà nước phải hỗ trợ DN. Bởi giảm hàng tồn của ngành thép phụ thuộc vào thị trường bất động sản, đầu tư công… Vì vậy, đối với đầu tư công, công trình nào đã đồng ý cấp phép thì nên cấp vốn cho xây dựng để tạo đầu ra.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải kiểm soát hàng nhập lậu, tránh để hàng ngoại giá rẻ “đè” chết hàng nội, nhất là trong bối cảnh lực cầu ở thị trường nội địa yếu như hiện nay.
Theo TNO
Khó kiềm chế giá thực phẩm, rau sạch
Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định sẽ đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đồng thời kiềm chế giá cả nhưng những diễn biến trên thị trường dường như đang ngược lại mong muốn này. Thực phẩm, rau xanh đang tăng giá từng ngày và khó tránh khỏi tăng giá đột biến khi cận Tết.
Thực phẩm tăng giá cũng là nguyên nhân làm giảm sức mua. Ảnh: PHÚ KHÁNH
"Giá tăng kinh khủng"
Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền. Bà Hiền cho biết, những ngày gần đây, thực phẩm tại thị trường Hà Nội tăng giá rất mạnh và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Cứ cách ngày, giá thịt lợn lại tăng thêm 1.000 đồng/kg. "Chỉ trong thời gian ngắn, giá gà đã tăng tới 22.000 đồng/kg, thịt lợn tăng 14.000 đồng/kg... Trong khi đó, cùng kỳ năm 2011, thị trường lại khá ổn định. So với năm 2010 - năm biến động giá khá lớn, thì thị trường năm nay bất thường hơn" - bà Hiền lo lắng. Trong khi đó, sức mua trên thị trường lại chuyển biến rất chậm.
Cùng chung nỗi lo này, anh Tiến - đầu mối buôn bán gà ta Yên Thế (Bắc Giang) cung cấp cho thị trường Hà Nội than thở, sắp Tết rồi mà đầu buôn lớn như anh lại rất rảnh rỗi. "Giá gà ta Yên Thế lên quá cao, từ hơn 40.000 đồng/kg gà lông từ cách đây hơn 2 tháng lên hơn 80.000 đồng/kg thời điểm hiện tại. Gà đắt quá nên bán rất chậm. Chỉ có gà to để phục vụ các đám cưới, đám hỏi mới bán được, gà nhỏ ế ẩm nên chúng tôi khó buôn bán" - anh Tiến nói.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, giá thực phẩm, rau xanh trên địa bàn thành phố có biến động trong những ngày gần đây. Cụ thể, tại các chợ đầu mối như: chợ Phùng Khoang, Ngã Tư Sở, Long Biên... giá thịt lợn, thịt bò tăng nhẹ so với cuối tháng 11. Thịt lợn mông khoảng 90.000-100.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 85.000 đồng/kg, thịt chân giò 100.000 đồng/kg, sườn thăn lên tới 120.000 đồng/kg. Thịt bò tăng thêm 10.000-20.000 đồng/kg và hiện bán với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Trứng gà ta 3.300 - 3.500 đồng/quả (tăng 300 đồng/quả); trứng vịt 3.000 đồng/quả (tăng 200 đồng/quả). Thịt gà công nghiệp tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; thịt gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy, hải sản tăng nhẹ so với tháng 11. Tôm tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg; ghẹ được bán với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg; mực tươi 200.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg. Các loại cá cũng tăng giá, mức tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tôm càng 150.000 - 170.000 đồng/kg.
Giá rau xanh tăng nhẹ do vừa qua đợt thu hoạch rau chính vụ và thời tiết rét khiến sản lượng rau kém đi, nhiều loại rau chưa kịp tái sản xuất. Rau cải tăng từ 2.000 - 4.000 đồng lên 6.000 - 8.000 đồng/mớ, củ cải tăng từ 9.000 đồng/kg lên 11.000 - 13.000 đồng/kg, súp lơ xanh tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/cây lên 11.000 - 13.000 đồng/cây, cải xoong tăng từ 4.000 đồng lên 5.000 - 6.000 đồng/mớ, xà lách lên 3.000 - 4.000 đồng/lạng, dưa chuột tăng 2.000 đồng lên 10.000 - 11.000 đồng/kg, rau muống 11.000 đồng/kg. Tại các chợ, mặc dù giá rau xanh tăng nhưng sức mua không tăng. Sở Công Thương Hà Nội dự báo, giá cả thực phẩm rau xanh sẽ còn tăng khi Tết đến gần.
Khó bình ổn
Theo bà Hiền, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lợn tăng giá chóng mặt do thời gian qua, một lượng lớn thịt lợn trong nước đã được xuất sang Trung Quốc: "Mỗi ngày nhiều khu vực biên giới có hàng trăm chuyến xe tải chở lợn sang Trung Quốc, chủ yếu là lợn ngon. Giá bán của họ đang cao hơn giá thịt lợn tại Việt Nam 18.000 đồng/kg". Với mặt hàng thịt gia cầm, do hồi tháng 7, tháng 8-2012, lượng gà thải loại nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam rất nhiều, giá rẻ khiến giá gà trong nước giảm thê thảm. Người chăn nuôi bỏ chuồng, nên hiện tại, khi nguồn gà nhập khẩu bị siết lại, nguồn cung trong nước không còn dồi dào, giá gà tăng cao. Ngoài ra, giá cả tăng cũng có nguyên nhân từ tính thời vụ cũng như tác động của thời tiết, tâm lý tiêu dùng... Theo đánh giá của những người chăn nuôi và buôn bán, năm nay thời tiết hoàn toàn thuận lợi cho việc chăn nuôi. So với những năm trước, dịch bệnh xảy ra ít và trên phạm vi hẹp, ít tác động đến nguồn cung thực phẩm, khác với nhận định của Bộ Công Thương thực phẩm có thể khan hiếm do dịch bệnh.
Cùng chung nhận định này, anh Tiến cho hay, rất có thể thời điểm Tết, giá gà ta Yên Thế sẽ ổn định như hiện tại, hoặc giảm xuống do đợt gà mới được xuất trúng thời điểm này. Về nguồn cung rau xanh, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ Đông Cao - Tráng Việt (Mê Linh) cho biết, hợp tác xã đã dự tính trồng 100ha rau xanh phục vụ dịp Tết, tăng khoảng 25% về sản lượng so với hiện tại. Tuy nhiên, giá cả các loại rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu nắng ấm, sản lượng rau lớn thì giá ổn định. Ngược lại, nếu rét đậm thì giá rau sẽ tăng cao.
Theo ANTD
Hà Nội: Dư thừa nhà cao cấp, thiếu nhà bình dân Theo đánh giá của UBND Hà Nội, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cao cấp tại Thủ đô đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Trong khi đó, hàng trăm nghìn cán bộ viên chức lại đang thiếu nhà ở... Hà Nội tồn kho hàng nghìn căn hộ Trong báo cáo của UBND TP gửi Thủ tướng trong buổi...