Sức mạnh ‘xe tăng bay’ Việt Nam khiến Khmer đỏ khiếp vía
Trong chiến dịch bảo vệ biên giới năm 1979, Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ loại trực thăng vũ trang đáng gờm nhất thời đó khiến quân Khmer đỏ khiếp đảm.
Mil Mi-24 là loại trực thăng vũ trang kiêm chở quân và không có đối thủ tương tự được chế tạo ở các nước NATO. Mi-24 được xem là loại trực thăng “2 trong 1″ vừa là trực thăng vận tải chở quân kiêm luôn cả trực thăng tấn công hạng nặng.
2 chiếc trực thăng tấn công Mi-24D đang phóng rocket tiêu diệt mục tiêu. Ảnh minh họa.
Mi-24 được chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Xô Viết từ năm 1970, loại trực thăng này được sản xuất với khá nhiều biến thể bao gồm Mi-24A/BM|BMT/U. Các biến thể này có buồng lái với phi công và hoa tiêu ngồi song song với nhau. Trong khi đó, các biến thể Mi-24D/P/PK/PN/PS, Mi-25, Mi-35/35M/35P có buồng lái hình giọt nước với phi công ngồi trước và hoa tiêu ngồi sau.
Biến thể Mi-24D được đánh giá là loại trực thăng tấn công đáng gờm nhất thời đó và gần như không có đối thủ cùng loại từ khối NATO.
Vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm các biến thể Mi-24 A/B/U, trong đó biến thể A tiêu chuẩn, B có trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và U dùng cho huấn luyện.
Video đang HOT
Trực thăng vũ trang Mi-24A của Không quân Việt Nam đang được nạp vũ khí chuẩn bị làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ. Ảnh tư liệu.
Ngày 11/01/1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916. Cuối tháng 10/1984, 7 tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24 của Trung đoàn 916 cơ động di chuyển từ sân bay Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất phối hợp cùng với lực lượng của Trung đoàn không quân 917 làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.
Mi-24 với các giá treo trên cánh phụ ở 2 bên hông có thể trang bị rocket không điều khiển 57mm, 80mm S-8, S-5. Nó có thể mang 10 quả bom 100 kg, hoặc 4 quả bom 250mm, phần mút cánh được trang bị 4 tên lửa chống tăng loại AT-2, AT-6, phần mũi được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7mm. Các biến thể Mi-24D được trang bị một pháo 30mm thay cho súng máy 12,7mm.
Biến thể Mi-24U dùng cho huấn luyện phi công của Không quân Việt Nam.
Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt rất nhiều tiền đồn, các căn cứ của quân Khmer đỏ khiến chúng kinh hồn bạt vía mỗi khi nghe tiếng trực thăng Mi-24 của Không quân Việt Nam đang bay đến.
Sự có mặt của trực thăng vũ trang Mi-24 mang lại cho quân đội Việt Nam lợi thế lớn về khả năng chi viện hỏa lực đường không mà đối phương không có được. Phi đội trực thăng vũ trang Mil Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc truy quét quân Khmer đỏ bảo vệ thành công biên giới Tây Nam cũng như giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol pot.
Trực thăng vũ trang Mi-24 trong biên chế Không quân Việt Nam hiện nay không thực sự rõ ràng.
Ngày nay, số lượng trực thăng Mi-24 trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam đã hết tuổi bay và đang được đưa vào bảo quản. Bên cạnh đó, do có những thay đổi trong đường lối tác chiến nên Không quân Việt Nam không mua thêm loại trực thăng vũ trang chuyên dụng nào để thay thế cho Mi-24.
Cũng có một số thông tin cho rằng, Không quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị biến thể trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24D song thông tin này vẫn chưa được xác nhận.
Theo soha
Ieng Sary - Thủ lĩnh cấp cao của Khmer Đỏ đã chết
Theo tòa án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn ở Campuchia, cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Ieng Sary vừa qua đời, ở tuổi 87.
Ieng Sary là nhân vật số ba của Khmer Đỏ, hiện đang bị xét xử tội diệt chủng.
Thời Khmer Đỏ, Ieng Sary từng giữ chức Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng, chịu trách nhiệm đối ngoại và là cầu nối nhiều khi là duy nhất giữa nhà cầm quyền Campuchia Dân chủ với bên ngoài.
Ieng Sary bị tòa án Campuchia do LHQ ủng hộ, xét xử vì tội diệt chủng.
Ieng Sary cùng một số cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác bị buộc tội chủ trương và thực hiện cuộc diệt chủng làm khoảng hai triệu người thiệt mạng.
Trong những tuần vừa qua, ông đã phải nằm viện vì sức khỏe yếu.
Ieng Sary được cho là người đã thuyết phục nhiều trí thức Campuchia quay về để giúp xây dựng đất nước, nhưng sau đó nhiều người trong số này bị hành hạ và sát hại.
Lars Olsen, phát ngôn viên của tòa án do LHQ hậu thuẫn ở Campuchia, nói: "Chúng tôi có thể xác nhận rằng Ieng sary qua đời sáng nay 14/3 sau khi nhập viện từ ngày 4/3".
Cái chết của Ieng Sary đang làm dấy lên quan ngại là các bị cáo đều già yếu và có thể không còn sống sót trước khi công lý được thực thi.
Theo ANTD
Những cột mốc trong cuộc đời cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk Cựu vương Norodom Sihanouk - Ảnh: AFP Cựu vương Norodom Sihanouk, người từ trần vào hôm nay, 15.10, đã đóng vai trò chính trong lịch sử đầy biến động của Campuchia trong thế kỷ 20, vốn đánh dấu bằng các cuộc đảo chính, chiến tranh, diệt chủng và hòa bình. Dưới đây là một số sự kiện chính thay đổi Campuchia trong cuộc...