Sức mạnh từ 36 thiết giáp đổ bộ cực mạnh AAV-7A1 của Thái Lan
36 chiếc thiết giáp đổ bộ AAV-7A1 chính là “xương sống” lực lượng Thủy quân Lục chiến Thái Lan.
Với khả năng mang theo 21 binh sĩ và có độ cơ động tuyệt vời, AAV-7A1 được coi là một trong những thiết giáp chở quân tốt nhất thế giới.
AAV-7A1 là phiên bản hoàn thiện, phổ biến nhất của dòng xe thiết giáp bơi được tập đoàn FMC phát triển và sản xuất cho Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC) và các nước đồng minh. Loại xe thiết giáp này thường được trang bị cho các tiểu đoàn tấn công đổ bộ để đưa binh sĩ tinh nhuệ từ tàu vào bờ biển, sau đó là chi viện hỏa lực cho các đơn vị đánh chiếm bờ biển, đảo.
Mặc dù nặng tới 29 tấn, dài 7,94m, nhưng AAV-7A1 có khả năng nổi rất tốt, hoạt động an toàn trong điều kiện sóng gió cấp 5. So với các loại xe thiết giáp đổ quân cùng thời, xe AAV-7A1 được đánh giá mang nhiều ưu điểm như có khả năng chở theo 21 binh sĩ; chạy trên đường nhựa với vận tốc tối đa 72km/h và 13,2 km/h khi bơi (nhanh gấp đôi so với xe của Nga).Thiết giáp đổ bộ AAV-7A1
Video đang HOT
Hỏa lực hỗ trợ xe bọc thép lội nước này cũng rất mạnh, xe có thể trang bị súng phóng lựu liên thanh Mk-19 dùng cỡ đạn 40mm, cho tầm sát thương khủng khiếp; đại liên M2HB hoặc súng máy M240D cũng được trang bị để hỗ trợ việc đổ quân. Xe có cửa đổ quân ở trên nóc hoặc bộ binh cũng có thể di chuyển ra khỏi xe từ phía cửa lớn phía sau xe. Ngoài Mỹ còn có hơn chục quốc gia khác sử dụng dòng xe này. Tại Đông Nam Á xe bọc thép AAV-7A1 được sử dụng bởi hải quân Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Chính phủ Úc khuyên Ấn Độ cấm hàng Huawei khỏi 5G
Nhiều tờ báo Úc hôm nay 10.9 đưa tin các quan chức chính phủ Úc đang khuyên Ấn Độ cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng di động 5G.
Ảnh: Reuters
The Australian Financial Review và The Australian cho biết giới chức từ cơ quan chống gián điệp mạng Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) vừa được hỏi về lệnh cấm sử dụng thiết bị hiệu Huawei trong mạng lưới 5G khi đến thăm New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hồi tuần trước.
"Giới chức Ấn Độ rất muốn hiểu về cách chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra quyết định cấm Huawei và nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh vấn đề này", một quan chức Úc chia sẻ.
Phái đoàn đến Ấn Độ tuần trước do đại sứ Úc về các vấn đề không gian mạng Tobias Feakin dẫn đầu đã giải thích chi tiết lý do vì sao các nhà cung ứng đặt ra nguy cơ cao bị cấm khỏi mạng 5G của Úc.
Trước đây, Ấn Độ cũng từng hỏi ý kiến Mỹ về lệnh cấm Huawei. Riêng Úc thì từ năm 2018 trở thành nước đầu tiên chặn thiết bị viễn thông Huawei khỏi mạng di động thế hệ mới 5G vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chân Úc là Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Mỹ liên tiếp gây sức ép bỏ dùng hàng Huawei lên nhiều đồng minh như Đức, Anh. Một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan thì tính đến giữa năm nay vẫn còn cân nhắc lệnh cấm hàng 5G Huawei. Ngược lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã sử dụng công nghệ của Huawei vào mạng 5G với mức độ thấp.
Theo thanhnien
Băng đảng sinh viên đâm chém, nổ súng, bạo lực giữa đường phố Thái Lan Bạo lực là vấn nạn phổ biến ở các trường dạy nghề Thái Lan. Tại đây, các băng đảng sinh viên tự trang bị súng, dao, rựa, thậm chí lựu đạn tự chế để tấn công nhau giữa ban ngày. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về nạn bạo lực học đường tại xứ chùa Vàng xuất phát...