Sức mạnh tên lửa S-500 – ‘Bảo vật trấn quốc’ của Nga
Hệ thống tên lửa S-500 có thể sử dụng để phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống S-500 được thiết kế dựa trên cơ sở của S-400 Triumf với uy lực và hiệu quả chưa từng có.
Chương trình phát triển tổ hợp NIP “Samodzerzes – Samoderzes – A-A là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Thành phần chủ yếu đầu tiên của chương trình phòng thủ vũ trụ là: S-500.
Hệ thống tổ hợp tên lửa tầm xa/ tên lửa phòng không và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo PVO và PRV. Hệ thống được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không và đánh chặn thuộc Tập đoàn Almaz – Antei.
Năm 2002, Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz trình bầy các văn bản thiết kế chi tiết hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn thế hệ thứ 5, giới thiệu chi tiết các thông số kỹ chiến thuật của hệ thống. Thiết kế chế tạo mẫu sơ bộ đầu tiên của S-500 bắt đầu vào năm 2003. Vào năm 2004 bắt đầu thiết kế hệ thống tổ hợp S-500
Năm 2005, Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2005 đã sản xuất các thiết bị và bộ phận cho hoạt động nghiên cứu khoa học “Vlastelin” và chương trình nghiên cứu khoa học mang tên “Samoderzes” đây cũng chính là hệ thống tên lửa phòng thủ vũ trụ – phòng không thế hệ thứ 5.
Thế nào là Vlastelin – TP và Samoderzes? Thứ nhất – Theo tuyên bố của báo Sao Đỏ, chủ nhiệm dự án tuyên bố, dự án có mục tiêu chế tạo hệ thống phòng thủ VKO Vlastelin TP sẽ bao gồm tập hợp các hệ thống tiêu diệt mục tiêu và các hệ thống chỉ huy, trinh sát, kiểm soát – điều khiển.
Trên thực tế, hệ thống Vlasstelin sẽ bao gồm các vật thể bay trong không gian – phương tiện bay trong vũ trụ. Vlastelin sẽ là hệ thống liên hợp phòng thủ có căn cứ trên mặt đất – trên không – trên vũ trụ và có thể được bố trí trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, bao gồm cả mặt đất, trên không trung và trên vũ trụ.
Chương trình nghiên cứu thiết kế chế tạo thứ hai là những hoạt động nghiên cứu khoa học mang tên Samoderzes, định hướng của chương trình là chế tạo một tổ hợp vũ khí phòng không đa nhiệm, đa đạn và đa tầng, đảm bảo trong cùng một thời điểm thực hiện nhiệm vụ phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ vũ trụ.
Tư duy phát triển loại vũ khí đa nhiệm này được hình thành từ những thành tựu khoa học quân sự của Mỹ như tầu không gian X-37B hoặc vũ khí động năng trượt với vận tốc siêu âm. Trên thực tế, đây cũng là vũ khí phòng không thế hệ thứ 5.
Vào năm 2006 theo quyết định của Ủy ban nghiên cứu khoa học của Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga trong cuộc họp của Hội đồng Các Bộ trưởng và cuộc hội thảo với các tổng giám đốc tập đoàn sản xuất vũ khí phòng không Almaz-Antei đã xác định cho Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ về đặt mục tiêu chế tạo tổ hợp tên lửa chống tên lửa và phòng không PVO-PRO thế hệ thứ 5.
Ngày 27/2/2007, Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga với sự có mặt của chính phủ Liên bang đã khẳng định Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ là nhà thiết kế chính hệ thống tên lửa phòng không – đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trong đó, tổ hợp tên lửa S-500 là một trong những thành tố cấu tạo lên hệ thống.
Hệ thống được dự kiến sử dụng các phương tiện của S-400 với các trang bị được nâng cấp, sử dụng các tên lửa tầm xa và siêu xa đã được thiết kế.
Năm 2008 thực hiện giai đoạn 4 của chương trình nghiên cứu Vlastelin- TP, tiến hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm hệ thống điều hành tiên tiến nhất, điều khiển máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không 97L6.
Năm 2009, theo thông báo trên mạng InterNet, Tập đoàn đang phát triển hệ thống tên lửa S-500, đồng thời cũng tiến hành thiết kế chi tiết, các giải pháp kỹ thuật và hồ sơ thiết kế cho tên lửa S-500.
Tháng 6/2009, trên các phương tiện thông tin đại chúng về thử nghiệm tên lửa 40N6, tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống S-500 với tầm bắn xa nhất hiện nay, đồng thời năm 2009, các thông tin cho rằng đang thử nghiệm tên lửa 40N6 tại các trường bắn quân đội.
Các thùng phóng tên lửa 77P6 trên thân xe BAZ-69096 trong tổ hợp S-500. 10.06.2011.
Theo tổng kết năm 2010 . Trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo công nghệ của tập đoàn Almaz-Antei đã thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng không hoàn chỉnh, phát triển các trang thiết bị thông tin liên lạc dành cho hệ thống, tiến hành thử nghiệm các hệ thống điều khiển (đã được chế tạo), hệ thống điều khiển có tên là 55R6M ( có bằng sáng chế), đồng thời phát triển tính toán thiết kế tên lửa đánh chặn tầm xa 98Z6M1(S-1000).
Tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống tên lửa đánh chặn S-500, phát triển các modules và chu trình điều khiển các tên lửa siêu tầm, đồng thời cũng phát triển hệ thống tự dẫn tên lửa. Tiến hành đánh giá vùng sát thương phá hoại của tên lửa. Phát triển hệ thống S-500 sẽ dự kiến kết thúc vào năm 2012.
Thử nghiệm hệ thống S-500 (PVO-PRV) / -500 được tính toán và nghiên cứu phát triển vào năm 2002, dự kiến được đưa vào thử nghiệm mẫu Ao áp dụng thử vào năm 2010. (Nhưng trong năm 2010, thông tin về thử nghiệm tên lửa không có).
Năm 2010, Trung tâm nghiên cứu và chế tạo công nghệ PVRO chỉ tiến hành thử nghiệm các mẫu 77T6, 77N6, 77N6N1, chế tạo khung sườn và tính toán lắp đặt thiết bị của tên lửa 98Z6M1, phát triển chương trình điều khiển.
Thử nghiệm tên lửa dự kiến kết thức vào năm 2015. Ngày 27 tháng 1 năm 2011, Tư lệnh trưởng các lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ O.Ostaplenco thông báo, đã bắt đầu tiến trình sản xuất các mẫu thử nghiệm của hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời trên bãi thử Sara-Sagan đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm một số các thành phần của hệ thống. trên thao trường Sary-Shagan.
Tiếp nhận biên chế vào lực lượng PVO. Hệ thống S-500 theo các thông số thử nghiệm vào năm 2010 có dự kiến sẽ được thay thế hệ thống tên lửa khác sau khi đã kết thúc quá trình thử nghiệm hệ thống- theo dự kiến sẽ là 2020.
Ngày 7 tháng 2 năm 2011. từ tập đoàn sản xuất tên lửa, có thông báo xác định kế hoạch sản xuất các thành phần của hệ thống S-500 được bắt đầu vào năm 2014 và đến năm 2020, các lực lượng PVO nước Nga sẽ nhận được 10 hệ thống (tiểu đoàn) S-500. Trong giai đoạn đầu tiên, hệ thống các đơn vị tên lửa S-500 sẽ nằm trong biên chế tác chiến liên kết phối hợp với S-400.
Hệ thống theo lý thuyết kỹ thuật cần được đưa vào biên chế cho lực lượng các lữ đoàn phòng không – phòng thủ vũ trụ trên cả nước, theo các phương tiện thông tin đại chúng, S-500 có thể sử dụng để phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Hệ thống S-500 được thiết kế dựa trên cơ sở của S-400 Triumf, nhưng một phần tên lửa sử dụng cho S-500 sẽ là các tên lửa phòng không được cải tiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Mocscow.
Từ thực nghiệm của tên lửa phòng không S-500 sẽ chế tạo các hệ thống tên lửa cho lực lượng Hải quân. Để chế tạo hàng loạt hệ thống S-500, tập đoàn Almaz – Anteicos kế hoạch xây dựng 2 nhà máy mới (một để sản xuất tên lửa, một để sản xuất các thiết bị trên mặt đất).
Theo dự kiến, hệ thống phòng thủ trên không S-500 sẽ bao gồm có 3 lớp tên lửa tầm trung, tầm xa và tầm siêu xa, hoặc nếu tính đến các loại vũ khí phòng không có trong biên chế hiện tại và khả năng đồng bộ hóa C4I2, S-500 sẽ có hai lớp tên lửa tầm xa và tầm siêu xa với nhiệm vụ trong tâm là phòng thủ tên lửa.
Tính năng chiến thuật dự kiến của tổ hợp S-500:
1. Tiêu diệt các tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động lên đến 3500 km, tốc độ bay là 5 km/s;
2. Tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo đã được nâng cấp, cải tiến (theo dự kiến tiềm năng);
3. Tiêu diệt các mục tiêu động năng trong không gian;
4. Tiêu diệt các mục tiêu – trạm chỉ huy tác chiến trên không và các máy bay thực hiện nhiệm vụ phóng tên lửa hành trình;
5. Tiêu diệt các mục tiêu bay bằng động năng có tốc độ cao (siêu tốc độ- hypersonic);
6. Tiêu diệt các vệ tinh chiến đấu tầm thấp;
Video đang HOT
Hệ thống điều khiển và thiết bị trinh sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu:
Trên các tên lửa tầm trung có dự kiến sử dụng các đài radar tự động hóa và các đầu tự dẫn tầm nhiệt.
Trong chương trình phát triển các trang thiết bị NIR Vlastelin – TP ” “-” có đưa vào hệ thống radar đa tầng 97L6, loại radar này tương tự như radar 96L6 có khả năng phát hiện mục tiêu ở mọi tầng cao và được đưa vào hệ thống thiết bị chống tên lửa đạn đạo như một hệ thống radar phát hiện, theo dõi và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp trang bị hỏa lực.
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ bao gồm radar tầm xa đóng trong container Mars ở trong các trạm radar cố định hoặc cơ động.
Đài radar đa nhiệm sử dụng bước sóng dm là loại đài radar được đóng gói và triển khai trong xe container thông thường Mars “” / “-” Đây là đài radar thích hợp với nhiều hệ thống khí tài quan sát và điều khiển hỏa lực khác nhau, có thể được sử dụng để tạo thành các ô lá chắn nhiều tầng, nhiều lớp phục vụ:
Các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa khu vực.
Là bộ khí tái kiểm soát không gian vũ trụ và cảnh báo sớm khả năng tấn công bằng tên lửa.
Hệ thống phòng không PVO trên chiến trường..
Khả năng phát hiện mục tiêu đạt 0.95:
- toàn bộ tên lửa đạn đạo – 2000 km
- đầu đạn mang của tên lửa đạn đạo với hiệu ứng phản xạ hiệu dụng là 0.1 m2 – 1300km
Số lượng theo dõi và bám mục tiêu trên không và trên vũ trụ ( thời gian quét 1 phút) là từ 5 đến 20 mục tiêu.
Khả năng cùng một lúc theo dõi và dẫn bắn các tên lửa chống tên lửa đạn đạo với thời gian quét là 1 phút là từ 5-10 tên lửa.
Khả năng dung sai quét trong khoảng thời gian mở rộng là 150s là 2 km.
Dung sai xác định điểm rơi của đầu đạn hạt nhân trong khoảng ô vuông là 15 km.
Bước sóng sử dụng , cm 10
Tâm hoạt động của radar theo hướng:
- lớn nhất 3000 km
- nhỏ nhất 30 km.
Những trang thiết bị của hệ thống S-500; Từ trên xuống dưới, xe phóng đạn 77P6, đài radar 96L6-1, đài radar 77T6, 76T6, xe điều hành và kiểm soát tác chiến 55K6MA hoặc 85ZH6-2. Bản vẽ giới thiệu trong triển lãm xe cơ giới và phòng không lục quân tại Bronnitsy.
Các trang thiết bị mặt đất của hệ thống S-500 ( -500) được lắp đặt trên xe cơ giới:
BAZ 69096 (-69096):
Khung sườn thân xe – 10 10 ( có hai trục bánh lái trước).
Đông cơ diesel 550 mã lực.
Khối lượng thân xe – 21000 kg
Khối lượng tải trọng hữu ích – 33000 kg
Tổng khối lượng toàn xe – 54000 kg
Leo dốc – 30 độ.
Vượt hào – 1.7 m
Xe kéo mooc BAZ-6403.01 -6403.01 (mooc):
Khung sườn thân xe – 8 8 (có 2 trục bánh lái trước)
Động cơ diesel 500 mã lực.
Khối lượng thân xe – 19750 kg
Khối lượng tải trọng hữu ích thân xe – 21000 kg
Khối lượng rơ mooc kéo – 80000 kg
Tải trọng hữu ích thân xe – 54000 kg
Vượt dốc – 30 độ. / 20 độ
Vượt hào – 1.7 m
BAZ -69092-012 (-69092-012):
hung sườn thân xe – 6 6 ( một trục lái )
Động cơ diesel công suất 470 mã lực.
Khối lượng thân xe – 15800 kg
Khối lượng tải trọng có ích – 14200 kg
Khối lượng đủ tải – 30000 kg
Vượt dốc – 30 độ.
Vượt hào – 1.7 m
Bệ phóng tên lửa:
Hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng 77P6 (776) trên thân xe VAZ – 69096. số lượng ống phóng đạn – 2.
Khả năng phát hiện mục tiêu của các thiết bị thuộc tổ hợp S-500. – 600-750 km
Khả năng tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa – 200 km
Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa – đến 100 km
Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng thủ tầm trung và tầm gần S-500 – 40-50 km
Khả năng tiêu diệt mục tiêu: 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo.
Nâng cấp cải tiến và các bước thiết kế vũ khí phòng không S-500:
Chương trình phát triển tổ hợp NIP “Samodzerzes – Samoderzes – A-A” / “–” “” / “–” – là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Trong khuôn khổ của chương trình có đề nghị chế tạo một tổ hợp phòng chống tên lửa đạn đạo và phòng không đa tầm của trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của Tập đoàn chế tạo máy Marinski (Antei) và OKB Trung tâm nghiên cứu chế tạo thử nghiệm tên lửa phòng không Novator trên cơ sở thành công của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU với các ống phóng tên lửa trên thân xe Kraz -260. ( 1990).
Chương trình phát triển NIR Vlastelin/Vlastelin – TP – chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống tên lửa đạn đạo (2008 – 2010). Trong chương trình có sự tham gia phát triển của toàn bộ Tập đoàn chế tạo tên lửa Almaz – Antei.
S-500 / 55R6 ” Triumphant-M –” – hệ thống tên lửa phòng không cơ bản.
S-1000 – hệ thống tên lửa nâng cấp của tên lửa S-500, có tầm phóng tên lửa siêu tầm (về tầm bắn – tầm với) phục vụ mục đích tiêu diệt tên lửa đạn đạo và các vệ tinh quân sự (X37B).
Nước phát triển: Nga
- 2008: Thực hiện bước thứ 4 của quá trình nghiên cứu hệ thống tên lửa Vlastelin – TP triển khai phát triển hệ thống radar 97L6 ( có khả năng là radar phát hiện mục tiêu) nghiên cứu sản xuất tên lửa 40N6 để tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia trên cơ sở của hệ thống S-400/45R6 (-400 / 406).
- 2009: Triển khai phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản thiết kế cơ sơ của S-500. Thủ nghiệm các trang thiết bị trong hệ thống.
- tháng 7 năm 2009: Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống tên lửa tầm siêu xa 40N6 sẵn sàng cho thử nghiệm.
- 2010. – thẩm định và phê chuẩn thiết kế kỹ thuật hệ thống tên lửa S-500/56R6M -500 / 556.
- 2011: Cuối tháng 1 bắt đầu chuẩn bị đưa S-500 vào biên chế cho các đơn vị phòng không – phòng thủ vũ trụ. Trong sự kiến kế hoạch sẽ triển khai hệ thống phòng thủ quanh Moscow và vành đai các nước châu Âu.
- 2011: Thứ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga V-Popokin tuyên bố, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 có kế hoạch đặt mua 10 tổ hợp S-500. Chương trình thử nghiệm Ao bắt đầu vào năm 2015.
- 10/2011: Trên báo Izvestria xuất hiện thông tin về việc chậm tiến trình phát triển hệ thống S-500 so với kế hoạch là 2 năm. Chương trình chế tạo tổ hợp dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2017. Chế tạo các mẫu thử khác nhau sẽ kết thúc vào năm 2013, sau đó sẽ đưa vào thủ nghiệm Ao. Như vậy, theo tiến độ mới, vũ khí trang bị sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2017.
- 2012: Kết thúc tiến trình nghiên cứu chế tạo thử và các giải pháp kỹ thuật của S-500 -500 (theo kế hoạch là 2008 hoặc 2009).
- 2013: Hoàn thành chế tạo các mẫu thủ nghiệm của hệ thống và đưa vào áp dụng thủ theo kế hoạch từ tháng 10 năm 2011.
- 2014: Bắt đầu chương trình sản xuất hàng loạt hệ thống S-500, theo kế hoạch đã được công bố ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Chỉ huy trưởng trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống phòng không – phòng thủ vũ trụ Trung tướng Valeria Ivanov.
- 2015: Có kế hoạch hoàn thiện việc phát triển hệ thống S-500 và biên chế vào lực lượng vũ trang ( theo kế hoạch là 2010 hoặc trước đó một thời gian). Dự kiến từ tháng 10 năm 2010 là kết thúc phát triển hệ thống vào năm 2015.
- 2017: Bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 theo kế hoạch đã được phê chuẩn từ tháng 10/2011.
Theo soha
Sức hủy diệt của siêu tên lửa Kalibr/Club trên chiến hạm Nga
Ngày 18-3, nhà máy đóng tàu Yantar cho biết, Nga sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hành trình Kalibr (ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler) cho 3 chiếc khinh hạm đầu tiên thuộc Dự án 11356 của họ.
Một nhà máy trực thuộc Tổng công ty đóng tàu "Thống Nhất" sẽ sản xuất các hệ thống tên lửa này để trang bị cho 3 chiếc khinh hạm lớp Krivak IV đầu tiên, đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Yantar, dự kiến sẽ bàn giao tên lửa trước khi kết thúc năm 2014.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 của Nga
" Theo hợp đồng hiện tại, nhà máy đóng tàu Yantar sẽ lắp đặt các hệ thống tên lửa Kalibr trên 3 chiếc khinh hạm đầu tiên", đại diện nhà máy này cho biết. Theo kế hoạch, 3 chiếc kinh hạm tiếp theo thuộc Dự án 11356 cũng sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa Kalibr, nhà máy đóng tàu Baltic cho biết thêm.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 Nga xuất khẩu cho Ấn Độ (Ấn Độ gọi là Talwar )
Khinh hạm Krivak IV thuộc "Dự án 11356" đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar, là khinh hạm mang tên lửa điều khiển được thiết kế, để thực hiện các nhiệm vụ chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không.
Kalibr là một tổ hợp tên lửa đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển, phiên bản xuất khẩu của nó được gọi là Club.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E
Thế hệ tên lửa Kalibr hiện có 5 phiên bản là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm, Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu vận tải biển và Kalibr-M dùng để phòng thủ bờ đối hạm.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E1 "Sát thủ tàu sân bay"
Hiện nay, Nga đang tiếp tục phát triển phiên bản Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi,
Tên lửa Kalibr phóng từ tàu mặt nước có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và tấn công đối đất. Tùy từng biến thể, tên lửa có chiều dài từ 6,2m tới 8,22m với trọng lượng phóng từ 1.300kg tới 2.300kg và đường kính là 0,533 m.
Tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E
Tên lửa có nhiều biến thể phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, cụ thể:
3M-54E: Phiên bản đối hạm có chiều dài 8,22 m, đầu đạn nặng 200 kg. Tầm bắn 220 km. Nó có khả năng bay là là mặt biển với vận tốc cận âm, rồi đạt vận tốc siêu âm 2,9 Mach (tương đương 3.500 km/giờ) và độ cao bay là 4,6 m ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E
3M-54E1 : Phiên bản nâng cấp của 3M-54E, dài 6,2 m, với đầu đạn 400 kg, tầm bắn 300 km. Loại tên lửa này được cho là có khả năng đánh bị thương, thậm chí là đánh chìm một tàu sân bay.
3M-14E : Phiên bản tấn công mục tiêu trên đất liền có hệ điều khiển quán tính. Chiều dài 6,2 m, đầu nổ 400 kg, tầm bắn 275 km. Vận tốc cận âm ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E1
91RE1 : Là biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Nó có chiều dài 8 m, tầm bắn 50 km, vận tốc siêu âm với một đầu đạn nặng 76 kg. Biến thể này cùng với biến thể 91RE2 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương như hệ thống tên lửa/ngư lôi ASROC/SUBROC của Mỹ.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-14E
91RE2: Biến thể chống ngầm cải tiến của 91RE1 phóng từ tàu nổi, có chiều dài 6,5 m, tầm bắn 40 km với vận tốc siêu âm. Ngư lôi có một đầu đạn nặng 76 kg. 2 loại ngư lôi này là biến thể nhẹ nhất trong tất cả các phiên bản của Kalibr, trọng lượng phóng là 1.300 kg.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE1
Hiện tại, Hải quân Nga chủ yếu trang bị hệ thống tên lửa này cho tàu ngầm lớp Kilo và khinh hạm lớp Gepard (hiện chỉ có trên các tàu hộ vệ Gepard của hải quân Nga). Trong tương lai, các tàu ngầm lớp Lada và các biến thể tàu ngầm lớp Akula và lớp Yasen cũng sẽ được trang bị loại tên lửa này. Tàu khu trục lớp Đô đốc Sergei Gorshkov mới của Nga và kinh hạm lớp Talwar cũng sẽ được trang bị tên lửa Kalibr.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE2
Hai khinh hạm lớp Gepard của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 (Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) không được trang bị dòng tên lửa này, mà sử dụng tên lửa Kh-35 Uran-E, dự kiến 2 chiếc tiếp theo vừa ký hợp đồng tháng 12/2012 và các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam mới được trang bị loại tên lửa Kalibr.
Theo soha
Mãn nhãn với "vũ điệu chim sắt" của "Đại bàng đen" Hàn Quốc Phi đội "Đại bàng đen" đã có những màn trình diễn vô cùng ấn tượng tại triển lãm hàng không Quốc tế Hoàng gia Anh diễn ra vào tháng 7 năm ngoái. Phi đội Đại bàng đen (Black Eagles) có tên gọi chính thức là đội nhào lộn trên không của Không quân Hàn Quốc (hay còn gọi là phi đội đặc biệt...