Sức mạnh tên lửa 9M729 của Nga ở mức nào khiến Mỹ đơn phương rút khỏi INF?
Moscow sẽ không phá hủy các tổ hợp tên lửa 9M729 mà Mỹ tuyên bố “vi phạm” quy định trong Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hôm 19/3.
“Chúng tôi không thể phá hủy tên lửa 9M729 mà Mỹ có niềm tin vô căn cứ vi phạm hiệp ước,” Bộ Ngoại giao tuyên bố. Bộ này cho biết thêm phía Mỹ chưa cho thấy bất kỳ sự sẵn sàng đàm phán, nhưng ra “tối hậu thư không thể chấp nhận” được với Nga.
Vào tháng 2, Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF, khẳng định tên lửa 9M729 của Nga vi phạm quy định thỏa thuận, cấm tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 và 5.500 km. Đáp lại, phía Nga cũng đình chỉ việc tham gia hiệp ước.
Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục tuyên bố Mỹ đang chủ động phát triển các hệ thống tên lửa tầm trung mới. Mỹ từ bỏ hiệp ước để mở ra khả năng triển khai tên lửa đến châu Âu. “Chúng tôi phải tự chuẩn bị cho khả năng triển khai vũ khí tiềm năng của Washington,” tuyên bố nêu rõ.
Tên lửa 9M729 của Nga là loại vũ khí khiến Mỹ sợ nhất. Ảnh: TASS
Video đang HOT
9M729 là một tên lửa hành trình đất đối đất do Nga phát triển và được Mỹ liệt vào loại “đáng nghi ngờ”, cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.
Đây là tên lửa hành trình đất đối đất có chiều dài khoảng 6-8 m và đường kính 0,533 m. Các thông tin tình báo của phương Tây thu được về các cuộc bắn thử xác nhận tầm bắn của 9M729 dao động khá lớn trong các lần thử, tuy nhiên Trung tâm Tên lửa Đạn đạo Không quân Mỹ (NASIC) kết luận vào năm 2017, tầm bắn tối đa của nó vào khoảng 2.500 km.
Tính năng của tên lửa 9M792 đến nay vẫn là một bí ẩn và các chuyên gia quân sự trên toàn thế giới.
Một giả thuyết cho rằng, 9M729 là loại biến thể từ dòng tên lửa không đối đất, do tập đoàn NPO Raduga phát triển, đang được Nga sử dụng chống khủng bố tại Syria. Tên lửa có tầm bắn tối đa đến 5.500 km. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho biết tầm bắn có thể lên tới 10.000 km, dù vậy số liệu này chưa được kiểm chứng độc lập.
Tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân. Tốc độ di chuyển từ 190 đến 270m/giây.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ không “gõ cửa cánh cửa đã khép kín” sau những nỗ lực của Moscow để bảo toàn Hiệp ước INF đã bị Washington gạt sang một bên, cho biết thêm các đề xuất vẫn chờ sẵn trên bàn. Thỏa thuận sẽ hết hạn vào ngày 2/8. Nếu không được gia hạn, nó sẽ hết hiệu lực trong năm nay.
Phạm Trúc
Theo BVPL
Mỹ tuyên bố chính thức về hiệp ước hạt nhân với Nga
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa tuyên bố, từ 2/2, nước này sẽ ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo điều khoản của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Theo hãng tin Sputnik, ông Pompeo nói thêm rằng, INF sẽ bị chấm dứt hoàn toàn nếu Nga không đáp ứng các yêu cầu của Mỹ liên quan tới các hành vi vi phạm hiệp ước. Washington muốn Moscow phá hủy toàn bộ 9M729, loại tên lửa Nga bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF.
Ông Mike Pompeo. Ảnh: CNBC
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho rằng, Nga có 6 tháng để cứu vãn hiệp ước khi Mỹ thực hiện tiến trình rút khỏi thỏa thuận này.
INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo quy định của INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km).
Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo loại tên lửa 9M729. Đến tháng 12/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước này, nếu như phía Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố không tiêu hủy 9M729, đồng thời khẳng định loại tên lửa này không hề vi phạm những điều khoản trong INF. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng lên tiếng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF, do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Dương Lâm
Theo Vietnamnet
Nga khoe tên lửa khiến Mỹ kinh hãi Bộ Quốc phòng Nga vừa bất ngờ "trình làng" tên lửa 9M729 (NATO gọi là SSC-8) - loại tên lửa khiến Mỹ nổi giận đùng đùng ra tối hậu thư đòi Nga hủy bỏ. Tên lửa 9M729 (NATO gọi là SSC-8) Mỹ gần đây tuyên bố, nước này sẽ khởi động quá trình rút ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân...