Sức mạnh tàu tên lửa BPS-500 sau khi được nâng cấp của Việt Nam
BPS-500 là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga. Gần đây con tàu này bắt đầu được nâng cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới.
Chiếc tàu tên lửa BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990. KBO 2000 là một dự án hợp tác giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB).
Tàu tên lửa BPS-500 có tổng chiều dài khoảng 62m, chiều rộng 11m, lượng giãn nước 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người, lương nhiện liệu đủ để tàu có thể hoạt động ngoài khơi 30 ngày liên tục với vận tốc lớn nhất là 30 hải lý/h.
BPS-500 được trang bị hệ thống radar cảnh giới Pozitiv ME có thể phát hiện và bám theo nhiều mục tiêu cùng lúc cả trên không và trên biển ở phạm vi lên tới 100km.
Video đang HOT
Bên cạnh đó BPS-500 cũng sở hữu hàng loạt các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường cho các tên lửa và các hệ thống pháo để có thể tấn công chính xác nhằm tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên biển cũng như trên không của đối phương.
BPS-500 được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E có tầm bắn 130km, tổ hợp tên lửa phòng không Igla và 2 súng đại liên 12,7mm nhằm tiêu diệt các loại máy bay tầm thấp của kẻ thù.
Đáng chú ý là sau khi được nâng cấp, tàu BPS-500 được trang bị hệ thống chống ngầm đó là bệ phóng ngư lôi Paket-E vào loại hiện đại nhất của hải quân Nga hiện nay. Ngoài ra, tàu cũng được lắp pháo hạm A-190E cỡ nòng 100mm mới thay cho pháo hạm AK-176 mm.
Như vậy sau khi cải tiến và nâng cấp thì biến thể của tàu tên lửa BPS-500 có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn, nó có thể diệt được các tàu ngầm thay vì chỉ có chức năng chống hạm như phiên bản cũ. BPS-500 sau khi được nâng cấp đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của lực lượng hải quân Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Theo Phụ Nữ & Đời Sống
Mỹ chỉ trích hải quân TQ "vô trách nhiệm"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng cách hành xử của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông là "vô trách nhiệm" và "phản tác dụng".
Ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố rằng cách hành xử của hải quân Trung Quốc trong vụ tàu chiến 2 nước suýt đâm nhau trên Biển Đông là "phản tác dụng" và "vô trách nhiệm", đồng thời cảnh báo rằng những vụ việc như thế này có thể làm leo thang căng thẳng vốn có giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, ông Hagel nói: "Hành động &'cắt mặt' của tàu chiến Trung Quốc chỉ cách tàu USS Cowpens của Mỹ 91 mét không phải là một hành động có trách nhiệm. Nó vừa phản tác dụng vừa vô trách nhiệm."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Trước đó, ngày 18/12, Trung Quốc đã lên tiếng thừa nhận vụ suýt đâm nhau giữa tàu hải quân Trung Quốc và tàu chiến Mỹ trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng tàu của họ đang "tuần tra thường lệ" thì phát hiện ra chiếc tàu tuần dương tên lửa của Mỹ. Trung Quốc cáo buộc tàu Mỹ có hành vi khiêu khích, tuy nhiên các quan chức Mỹ lại cho rằng vụ việc hoàn toàn khác.
Hải quân Mỹ cho biết sau khi đã phát cảnh báo nhưng tàu Trung Quốc vẫn phớt lờ và cố tình lao thẳng tới, tàu USS Cowpens đã buộc phải bẻ lái gấp để tránh va chạm.
Vụ việc này xảy ra ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông và bị cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phản ứng dữ dội, gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa các bên.
Các chuyên gia phân tích cho rằng vụ tàu chiến 2 nước suýt đâm nhau trên là vụ đụng độ trên Biển Đông nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2009 đến nay.
Tàu chiến Mỹ đã phải bẻ lái gấp để tránh va chạm với tàu chiến Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Ông Hagel cho rằng những sự cố "mang tính kích động" như thế này rất có khả năng gây ra "tính toán sai lầm" dẫn đến những xung đột không đáng có. Ông nói: "Chúng ta cần hợp tác để đưa ra một cơ chế hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương với Trung Quốc có khả năng tháo gỡ những vấn đề như vụ việc vừa xảy ra."
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng các lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào trong quy tắc tham chiến nhằm ngăn ngừa các vụ đụng độ với Trung Quốc.
Tuy nhiên ông vẫn khẳng định rằng những gì mà hải quân Mỹ luôn thực hiện là đề cao cảnh giác đối với những thay đổi của môi trường khu vực. Ông nói: "Có những thời điểm vô cùng nhạy cảm, và thời điểm hiện nay đang là lúc cực kỳ nhạy cảm, nhưng các bạn có thể tin cậy vào lực lượng không quân và hải quân của chúng tôi rằng họ ý thức được điều đó."
Theo SMH
TQ "xuống giọng" sau vụ suýt đâm tàu chiến Mỹ Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu căng thẳng sau khi tàu chiến nước này suýt đâm vào tàu chiến Mỹ trên Biển Đông. Ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vụ việc tàu chiến Mỹ và Trung Quốc suýt đâm vào nhau trên Biển Đông đã được xử lý tốt đẹp, mặc dù trước đó nước này cho rằng tàu...