Sức mạnh siêu thanh Nga, Trung: ai thận trọng, ai chỉ có bề ngoài?
Chuyên gia Mỹ cho rằng, tham vọng quân sự hoá không gian của Nga và Trung Quốc đã buộc Mỹ phải tăng tốc.
Mới đây, một trong những kỹ sư hàng đầu của Lầu Năm góc đã chỉ trích Trung Quốc và Nga vì những nỗ lực quân sự hoá không gian. Đây cũng là một động thái mà chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn đối phó thông qua việc thành lập Lực lượng Không gian.
Phát biểu trên được đưa ra chỉ một ngày trước khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói về tầm nhìn của ông Trump trong quyết định hình thành Lực lượng Không gian vào năm 2020.
“Chúng ta không phải là những người lựa chọn quân sự hoá không gian, nhưng nếu chúng ta bị thách thức, chúng ta sẽ đáp trả”, ông Michael Griffin tuyên bố hôm 8/8 tại Hội nghị Phòng thủ Không gian và Tên lửa.
Là một cựu quan chức NASA, ông Griffin giải thích, việc Nga và Trung Quốc theo đuổi lĩnh vực vũ khí siêu thanh, đã khiến Lầu Năm góc phải tăng tốc phát triển các hệ thống dựa vào không gian.
“Chính là các đối thủ của chúng ta đã lựa chọn vũ khí hoá tiềm năng này, không phải chúng ta”, ông Griffin nói. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, Mỹ sẽ không để Nga và Trung Quốc “vượt mặt”.
Nhận định về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển và triển khai vũ khí siêu thanh, ông Griffin cho biết: “Người Trung Quốc thận trọng hơn nhiều [so với Nga] bởi vì họ đang phát triển các hệ thống chiến thuật dẫn đường chính xác tầm xa, có khả năng ảnh hưởng thực sự trong một cuộc chiến thông thường”.
Video đang HOT
Cả Nga và Trung Quốc đều đang tập trung phát triển vũ khí siêu thanh (ảnh: CNN)
Về phần Nga, theo Griffin, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Moscow tỏ nguy hiểm hơn so với những vũ khí siêu thanh mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đề cập tới.
Hồi tháng Ba, ông Putin công bố một số loại vũ khí mới của Nga, bao gồm một tên lửa hành trình năng lượng hạt nhân, thiết bị không người lái dưới nước chạy bằng năng lượng hạt nhân và tên lửa siêu thanh mới.
“Tôi không nhận ra được những gì một tên lửa siêu thanh hạt nhân có thể đem lại cho tên lửa chiến lược, mà những hệ thống trước đó không có”, ông nói.
Trước đó, ngày 7/8, Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ, Tướng John Hyten cảnh báo, Trung Quốc và Nga không phải là “bạn bè” của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang.
“Không thể gọi họ là bạn bè nếu họ đang chế tạo vũ khí có thể phá huỷ nước Mỹ; do đó, chúng ta phải nâng cao năng lực để đối phó”, ông Hyten nhấn mạnh. Ngài Tư lệnh cũng tiết lộ, Lầu Năm góc có nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển phương pháp đối phó với những loại vũ khí mới.
Theo toquoc
Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc lập quân chủng không gian vũ trụ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Lầu Năm Góc thành lập quân chủ không gian vũ trụ thuộc quân đội Mỹ, cho rằng đây là vấn đề mang tính an ninh quốc gia và ông không muốn Nga, Trung Quốc cùng các đối thủ khác dẫn trước Mỹ trong lĩnh vực này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh thành lập tực lực không gian vũ trụ (Ảnh: AP)
Theo AP, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngày 18/6 rằng Mỹ sẽ thành lập lực lượng không gian vũ trụ nhằm đối phó với việc Nga, Trung Quốc, cũng như các đối thủ khác của Mỹ có thể gia tăng tầm ảnh hưởng trên vùng không gian.
Theo ông Trump, lực lượng không gian sẽ là nhánh riêng biệt nhưng bình đẳng với các đơn vị khác của quân đội Mỹ. Tổng thống Trump cam kết rằng Mỹ sẽ trở thành người dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh không gian với các đối thủ.
Ông Trump đã đưa không gian trở thành một vấn đề an ninh quốc gia, cho hay ông không muốn "Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác dẫn trước Mỹ". Ông cũng cam kết sẽ đưa Mỹ sớm trở lại mặt trăng và có thể đưa người lên sao Hỏa.
Tổng thống Mỹ được cho là sẽ ký văn bản chỉ đạo về chính sách hoạt động mới trong không gian, nhằm khiến các vệ tinh và thiết bị hoạt đông quy củ hơn, tránh tai nạn và va chạm trên không trung.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tạm giữ chức lãnh đạo của hội đồng không gian. Ông đã triệu tập các thành viên trong nội các Mỹ, giám đốc NASA Jim Bridenstine cùng các nhà khoa học và phi hành gia đã về hưu tham gia cuộc họp tại Nhà Trắng.
Thư ký của hội đồng không gian Scott Pace cho hay vùng không gian hiện tại đã trở nên đông đúc và "tắc nghẽn", và những quy định hiện hành không đủ mạnh để giải quyết những thách thức này.
Quan chức NASA Cheryl Warner cho biết Mỹ có kế hoạch gửi robot khám phá lên mặt trăng vào năm tới nhằm chuẩn bị cho việc tiếp tục gửi phi hành gia lên lại hành tinh này lần đầu tiên sau năm 1972.
Người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969, hoàn thành mục tiêu của cựu Tổng thống John F. Kennedy năm 1961 và khép lại cuộc đua không gian kéo dài gần một thập niên giữa Mỹ và Liên Xô.
Kể từ đó tới nay, Mỹ đã nghiên cứu để đưa các tàu vũ trụ không người lái đi tới những khu vực xa hơn trong quỹ đạo, dù các đời tổng thống Mỹ đều nói về tham vọng có thể gửi các nhà du hành trở lại mặt trăng hoặc các hành tinh xa hơn.
Hồi năm 2004, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng con người sẽ trở lại mặt trăng vào năm 2020. Người kế nhiệm ông Bush, cựu Tổng thống Barack Obama, nói rằng Mỹ sẽ đưa người lên sao Hỏa vào những năm 2030 trong bài phát biểu hồi năm 2016.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Siêu cường đại chiến? Ngay sau khi chính phủ Mỹ phải đóng cửa, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo "những hậu quả nguy hiểm" xảy đến với lĩnh vực quốc phòng. Ông Pence phát biểu trên chiếc Không lực Hai hôm 20-1 khi trên đường đến Trung Đông công du. Trước đó, khi công bố Chiến lược Quốc phòng quốc gia mới hôm 19-1, Bộ...