Sức mạnh quân sự của Gaza và khả năng đe dọa tên lửa với Israel
Các nhóm ở Dải Gaza đã tích lũy được kho vũ khí lớn, với số lượng đáng kể các loại tên lửa chống tăng và phòng không, là mối đe dọa hiện hữu tới an ninh của Israel và các nước lân cận.
Một ngôi nhà ở thành phố Askhelon, miền trung Israel bị rocket Hamas bắn trúng hôm 11/5/2021. Ảnh: Vũ Hội – P/v TTXVN tại Israel
Theo đánh giá của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), phong trào Hồi giáo Hamas đã xây dựng được một đội quân khoảng 30.000 người, sở hữu 7.000 quả tên lửa, chưa tính 300 quả tên lửa chống tăng và 100 quả tên lửa phòng không. Trong số các tay súng, Hamas có 400 đặc công nước, được trang bị hiện đại, đủ khả năng tiến hành các chiến dịch trên biển. Ngoài kho tên lửa, phong trào Hamas còn sở hữu hàng nghìn khẩu súng cối với cỡ nòng từ 82-120mm.
Kể từ sau cuộc chiến tranh năm 2014, Hamas đã tập trung phát triển lực lượng không quân, chủ yếu là máy bay không người lái phục vụ cho các mục đích thu thập thông tin tình báo, tấn công thông thường và tấn công cảm tử. Trong vài ngày gần đây, một số máy bay không người lái tấn công cảm tử đã xâm nhập lãnh thổ Israel, nhưng cơ bản đều bị Israel bắn hạ.
Một nhóm khác tại Gaza, phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) có kho vũ khí thậm chí còn lớn hơn Hamas, với 8.000 quả tên lửa các loại, chủ yếu là tầm ngắn và tầm trung. PIJ có khoảng 6.000 tay súng cùng lực lượng hải quân khoảng 400 người và nhiều máy bay không người lái.
Như vậy, số lượng vũ khí này đã tăng lên đáng kể so với thời điểm xảy ra chiến tranh Gaza năm 2014 (phía Israel gọi là Chiến dịch Vành đai Bảo vệ). Lúc đó, Hamas sở hữu khoảng 6.000 quả rocket các loại, chủ yếu là tầm ngắn và hơn 4.500 quả đã được bắn về phía Israel.
Đồ họa hiển thị tầm bắn của một số loại tên lửa của Hamas.
Một số nhóm nhỏ khác tại Gaza cũng sở hữu hàng trăm đến hàng nghìn quả tên lửa và đạn cối, có thể sẵn sàng bắn sang lãnh thổ Israel. Dưới đây là một số loại tên lửa tại Gaza từ tầm ngắn đến xa:
Qassam
Tên lửa đất đối đất Qassam. Ảnh: Getty Images
Tên lửa đất đối đất có cấu tạo đơn giản là một ống kim loại mang thuốc nổ. Qassam được Hamas nghiên cứu phát triển và chế tạo ngay tại Gaza. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 10km và độ chính xác rất thấp. Những quả tên lửa đầu tiên thậm chí còn được làm từ cột biển báo giao thông. Một số phiên bản của loại tên lửa này gồm: Qassam 1 có tầm bắn tối đa 3km, mang đầu đạn nặng 0,5kg; Qassam 2 có tầm bắn 8 km, mang đầu đạn 5-7kg; Qassam 3 có tầm bắn 10km, mang đầu đạn 10-20kg.
Quds 101
Loại tên lửa được sản xuất tại Gaza và do PIJ sử dụng, tương tự như Qassam của Hamas. Quds 101 có tầm bắn tối đa 16km. PIJ tuyên bố đã cải tiến loại tên lửa này tới phiên bản 4.
Grad
Tên lửa tầm ngắn-trung do Liên Xô cũ sản xuất. Loại tên lửa này được PIJ sử dụng, có tầm bắn tối đa 40km và mang 1 đầu đạn nặng 20kg.
WS-1E
Bản nâng cấp của tên lửa Grad, được sản xuất tại Trung Quốc và đủ khả năng vươn tới các khu vực như Ashdod và Beer Sheva nhờ tấm bắn tối đa 40km. Đáng lưu ý là trong thực tế sử dụng, tên lửa này từng vươn tới khoảng cách 43-45km từ Gaza. WS-1E được trang bị các loại đầu đạn nặng 18-22km.
Sejjil-55
Loại tên lửa có tầm bắn tối đa 55km, mang đầu đạn nặng 10kg, lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến tranh năm 2014. Hamas tuyên bố tên lửa Sejjil có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel.
M-75
Lực lượng Phong trào Hồi giáo Hamas khoe sức mạnh của tên lửa tự sản xuất M-75 tại một cuộc diễu binh ngày 14/11/2013. Ảnh: Emad Nassar/Flash90
Tên lửa tầm xa do Hamas tự sản xuất tại chỗ, theo công nghệ của Iran. Tầm bắn tối đa của M-75 là 70-75km, đủ khả năng vươn tới các thành phố quan trọng của Israel là Jerusalem và Tel Aviv. M-75 không được trang bị hệ thống dẫn đường, nên có độ chính xác hạn chế, nhưng là mối đe dọa không nhỏ do mang 1 đầu đạn nặng khoảng 10kg. Loại tên lửa này được sử dụng lần đầu năm 2012 – thời điểm Israel triển khai Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ.
Fajr
Loại tên lửa do Iran sản xuất lần đầu tiên hồi năm 1991. Loại tên lửa này có 2 phiên bản: Fair 3 có tầm bắn tối đa 40km, mang đầu đạn 45kg; Fair 5 có tầm bắn 75km và mang đầu đạn 90kg.
J-80
Tên lửa tầm xa J-80 do Hamas tự sản xuất. Ảnh: Twitter/donklericuzio
Tên lửa tầm xa do Hamas tự sản xuất, được đặt tên theo quan chức cấp cao Hamas Ahmed Ja’abari bị ám sát năm 2012. Với tầm bắn tối đa 100km và 1 đầu đạn nặng 20km, J-80 là mối đe dọa lớn đối với Tel Aviv, Jerusalem và khu vực Sharrin ở miền Nam Israel.
R-160
Tên lửa tầm xa do Hamas sản xuất, được đặt tên theo thành viên sáng lập phong trào này là Abdel Aziz Rantisi (bị ám sát năm 2004). Số 160 đại diện cho tầm bắn tối đa 160 km, nhưng theo đánh giá chỉ có khả năng đạt tầm 120km. Loại tên lửa này lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh Gaza năm 2014 và bắn về phía thành phố Haifa ở miền Bắc Israel.
M-302 (Khaibar)
Loại tên lửa tầm xa do Syria chế tạo, từng bị Israel thu giữ tháng 3/2014 trên tàu hàng Klos-C của Iran. Các phiên bản của tên lửa này gồm A-C, với tầm bắn tối đa là 90-200 km, mang đầu đạn 125-170 kg.
Israel không kích Gaza hàng chục lần trong đêm
Israel tiếp tục thực hiện hàng chục cuộc không kích nhằm vào một số địa điểm của thành phố Gaza rạng sáng 17/5.
Theo các phóng viên AFP và AP, loạt cuộc không kích của Israel rạng sáng 17/5 đã khiến thành phố Gaza "rung chuyển từ bắc tới nam" trong khoảng 10 phút và gây ra tình trạng ngắt điện.
Quân đội Israel trong khi đó cũng thông báo ngắn gọn rằng các chiến đấu cơ của họ đã "tấn công những mục tiêu khủng bố ở Dải Gaza" rạng sáng 17/5. Đòn không kích này của Israel được nhận định "nặng nề, kéo dài và ảnh hưởng ở phạm vi rộng hơn" so với các cuộc không kích hôm 16/5, khiến 42 người Palestine thiệt mạng.
Phóng viên Al Jazeera trong khi đó cho biết Israel đã thực hiện ít nhất 55 cuộc không kích rạng sáng 17/5, nhằm vào các căn cứ quân sự, an ninh trên lãnh thổ Palestine cũng như một số vùng đất trống ở phía đông thành phố Gaza. Một tòa nhà 4 tầng ở trung tâm thành phố Gaza cũng bị nhắm mục tiêu, song đã nhận được thông báo sơ tán trước khi Israel tấn công.
"Quả cầu lửa" nhấn chìm một tòa nhà ở thành phố Gaza sau cuộc không kích của Israel rạng sáng 17/5. Ảnh: AFP.
Hiện chưa có báo cáo về số người thương vong sau các đòn không kích mới nhất của Israel vào Gaza.
Động thái của quân đội Israel được thực hiện sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyah cảnh báo xung đột ở Gaza vẫn tiếp tục, chưa thể kết thúc ngay lập tức do nước này muốn làm suy yếu dân quân Hamas để ngăn các hành động khủng bố sau này.
Thủ tướng Israel cũng né tránh các câu hỏi về khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên, nói rằng thật "sai lầm" nếu dân quân Hamas nghĩ là họ có thể "ngồi lại và hưởng quyền miễn trừ" sau khi phóng loạt rocket vào lãnh thổ Israel.
Netanyah cũng nhấn mạnh không ai có thể giảm thiểu thương vong cho dân thường như Israel. "Đó là sự khác biệt giữa Israel và Hamas. Họ cố tình nhắm vào các thành phố của chúng tôi, cố tình nhắm vào thường dân của chúng tôi", ông nói.
Quân đội Israel cáo buộc Hamas đã phóng hơn 3.000 quả rocket nhằm vào lãnh thổ nước này trong một tuần qua, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng. Israel cũng tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào Dải Gaza để đáp trả, khiến tổng cộng 181 người Palestine thiệt mạng.
Trên thực tế khi liên quan đến tôn giáo, xung đột chủ yếu diễn ra giữa hai cộng đồng tuyên bố chủ quyền
Nguồn cơn xung đột Israel - Palestine. Video: VOX .
Israel cảnh báo xung đột ở Gaza vẫn tiếp tục Thủ tướng Israel Netanyahu cảnh báo xung đột ở Gaza sẽ "mất một khoảng thời gian" vì nước này muốn làm suy yếu dân quân Hamas. "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để lập lại trật tự và sự bình yên cũng như an ninh cho người dân. Chúng tôi đang cố làm suy yếu khả năng khủng bố...