Sức mạnh pháo xuyên giáp mới của Trung Quốc
Có tầm bắn và khả năng công phá lớn, pháo xuyên giáp mới của Trung Quốc sẽ là một vũ khí đáng gờm, có thể sử dụng cho cả mục đích diệt tăng lẫn phòng không.
Pháo 125 mm của Trung Quốc. Ảnh: lt.cjdby.net
Trong khi xe tăng mới như Armata của Nga và Altay của Thổ Nhĩ Kỳ đang nhận được nhiều sự chú ý thì Trung Quốc có loại pháo xuyên giáp mới với sức mạnh vượt trội nhưng lại cố giữ kín thông tin.
Viện Pháp lệnh Số 127 thuộc Đại học Trung Bắc hôm 10/6 chuyển giao loại pháo xuyên giáp cỡ nòng 125 mm mới cho quân đội. Viện tuyên bố rằng các pháo đa dụng sẽ có tầm bắn, tốc độ và sức công phá cao nhất trong các loại pháo 120mm/125mm trên thế giới. Một điều đáng chú ý là hôm 14/6, tất cả tài liệu tham khảo về pháo mới đã được xóa sạch khỏi trang web của trường, cho thấy Trung Quốc muốn giữ bí mật khi thử nghiệm nó.
Khẩu pháo mới có thể có hiệu suất cao nhờ chiều dài nòng pháo 7,5 m. Tỷ lệ chiều dài so với đường kính trong của nòng pháo lên tới ít nhất 60:1. Trong khi đó, pháo tăng 120mm dài nhất đang hoạt động trên thế giới là của Đức và cũng chỉ có tỷ lệ 55:1.
Trong lễ chuyển giao, khẩu pháo được đặt trên xe kéo, tuy nhiên một số đặc điểm cho thấy pháo có thể được sử dụng trong không gian kín, chẳng hạn như tháp pháo xe tăng, hai nhà quan sát Jeffrey Lin and P.W. Singer nhận định.
Video đang HOT
Nằm ở giữa nòng pháo là bộ phận thoát hơi, nhằm ngăn khí độc tích tụ trong không gian kín như tháp pháo xe tăng. Hơi nổ tích tụ có thể khiến tổ lái bị ngộ độc và làm hỏng pháo. Ngoài ra, hệ thống giảm giật của loại pháo mới được tối ưu hóa cho hoạt động bắn trực xạ, có thể nhằm tiêu diệt xe tăng, thay vì bắn vòng cung như pháo bình thường.
Pháo có vận tốc đạn rời nòng khoảng 2.000 m/s đối với đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS). Đạn APFSDS sử dụng trong các pháo 125 mm hiện tại của Trung Quốc và L55 của Đức có vận tốc rời nòng lần lượt là 1.700 m/s và 1.750 m/s.
Khả năng xuyên phá của đạn pháo còn được gia tăng do sử dụng đạn nguyên khối, ưu việt hơn đạn hai mảnh mà các xe tăng gắn pháo 125mm của Trung Quốc, ZTZ-99 và ZTZ-96 sử dụng. Với những điểm mạnh đó, khẩu pháo sẽ là vũ khí chống tăng lợi hại.
Đạn hai mảnh cũ (trong ảnh) có thanh xuyên dài 650mm, ngắn hơn đạn 125mm đời mới, với thanh xuyên dài đến 1.200mm. Ảnh: China Defense Forum
Lin và Singer nhận định rằng loại pháo này có thể sẽ được gắn trên xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, chiều dài pháo cho thấy thế hệ xe tăng tương lai này có điểm yếu là khó di chuyển trong không gian chật hẹp.
Vũ khí mới của Trung Quốc có thể không chỉ là công cụ diệt tăng mà còn làm nhiệm vụ phòng không. Về mặt lý thuyết, tốc độ phóng đạn cao khiến pháo có đủ sức mạnh và tầm bắn để chống máy bay. Tuy nhiên nếu được gắn lên xe tăng thì pháo sẽ bị giới hạn góc nâng và tốc độ bắn khi nhắm mục tiêu vào phi cơ đang bay trên cao.
Pháo 125 mm mới còn có thể đóng vai trò cung cấp hỏa lực, hỗ trợ bộ binh Trung Quốc tấn công vào vị trí địch ở xa. Dựa vào kích thước pháo và cơ chế giảm giật thì tầm bắn tối đa về lý thuyết là 40 km.
Trung Quốc đang đầu tư nhiều vào các công nghệ quân sự tân tiến như robot, máy bay không người lái và tên lửa thông minh. Tuy nhiên, nước này cũng đang thực hiện những cải tiến lớn trong công nghệ quân sự truyền thống như xe tăng. Pháo xuyên giáp mới là một ví dụ cho thấy Trung Quốc sẽ là đối thủ khó trị trên chiến trường trong tương lai.
Phương Vũ
Theo Popular Science
Nga mời chuyên gia quân sự Venezuela sang giám sát tập trận
Chuyên gia quân sự của Venezuela được Nga mời sang Siberia để giám sát chương trình tập trận pháo binh, phòng không của quân đội Nga, hãng tin Sputnik (Nga) cho hay.
Cuộc tập trận của Nga dưới sự giám sát của chuyên gia Venezuela thực chất là cuộc chào hàng,Nga muốn đẩy mạnh việc bán vũ khí cho Venezuela - Ảnh: Reuters
Hãng tin Sputnik (Nga) ngày 16.6 trích nguồn tin từ Quân đội Nga nói rằng chuyên gia Venezuela sẽ đến Seberia và cuộc tập trận sẽ huy động 300 binh sĩ, sĩ quan Nga với hơn 150 đơn vị pháo binh, phòng không, chưa kể những loại vũ khí và thiết bị quân sự chuyên dụng khác.
Binh lính Nga sẽ tập luyện phá hủy mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu nhóm, mô phỏng những cơ sở chỉ huy của đối phương. Họ sẽ sử dụng hệ thống phóng tên lửa đa năng Uragan, tên lửa chống xe tăng Shturm-S và đại pháo, Sputnik trích thông cáo báo chí từ Quân đội Nga.
Sputnik không nói rõ cuộc tập trận diễn ra khi nào và trong bao lâu.
Nga và Venezuela ký kết hợp tác trong lĩnh vực quân sự từ năm 2013. Giới quan sát cho rằng cuộc tập trận của Nga dưới sự giám sát của chuyên gia Venezuela thực chất là cuộc chào hàng. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Venezuela, trong đó có súng trường, trực thăng quân sự, theo hãng tin Itar TASS. Moscow vừa ký hợp đồng cung cấp cho Caracas máy bay chiến đấuSu-30MK2.
Hãng thông tấn này cũng cho biết Venezuela đang sử dụng xe tăng, hệ thống pháo binh và nhiều loại vũ khí khác của Nga.
Đầu năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sang Venezuela để xúc tiến chương trình họp tác giữa 2 nước, trong đó có việc chào bán vũ khí cho Caracas.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Xem máy bay chiến đấu UVA "thần sấm" Taranis của Anh Taranis được đặt theo tên một vị Thần Sấm Celtic, là kết quả sau 10 năm nghiên cứu trong chương trình UCAV đầu tiên của Bộ Quốc phòng Anh. UAV tàng hình tuyệt mật của Anh. Mẫu bay của máy bay không người lái tiến công (UCAV) Taranis do các hãng BAE Systems, Rolls-Royce, GE Aviation và QinetiQ cùng các chuyên gia Bộ...