Sức mạnh pháo tự hành Caesar Việt Nam có thể mua
Khẩu đội pháo tự hành Caesar có thể rải hơn một tấn đạn pháo/phút hoặc 1.500 đạn nhỏ hoặc 48 đạn chống tăng ở tầm xa 40km.
Tờ TTU Online của Pháp gần đây đưa tin, công ty quốc phòng Nexter Systems của nước này dự kiến sẽ ký một hợp đồng cung cấp 18 pháo tự hành Caesar 155mm cho Việt Nam. Đây có thể coi là hợp đồng lớn đầu tiên hiện đại hóa trang bị Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sau thời gian dài đầu tư cho không quân, hải quân.
Dù phải chịu sự cạnh tranh lớn từ Nga – đối tác truyền thống của Việt Nam, nhưng Nexter Systems đã giành được hợp đồng, cung cấp cho lực lượng pháo binh Việt Nam pháo tự hành cỡ nòng lớn Caesar 155mm, tờ TTU cho biết.
Theo tiết lộ của Nexter, Việt Nam sẽ đặt hàng 18 hệ thống pháo tự hành Caesar đầu tiên với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này cho các đơn vị pháo binh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ từ xa.
Hệ thống pháo tự hành Caesar 155mm được phát triển từ năm 1990, chính thức giới thiệu trước công chúng năm 1994 và hiện có 4 nước sử dụng. Đáng lưu ý trong đó có cả Indonesia (37 khẩu) và Thái Lan (6 khẩu) – hai nước láng giềng Việt Nam.
Hệ thống pháo tự hành nặng 17,7 tấn, dài 10m, rộng 2,55m, cao 3,7m. Trên xe pháo không được thiết kế tháp pháo mà toàn bộ bệ pháo (nòng pháo, khoang chứa 16 viên đạn) đều “lộ thiên” ở đuôi xe tải 6×6 bánh.
Video đang HOT
Caesar được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động cùng nòng pháo 155mm/L52, tốc độ bắn tối đa có thể đạt đến 6-8 viên/phút trong chế độ bắn liên tục hoặc 3 viên/15 giây ở chế độ bắn nhanh. Kíp chiến đấu gồm 6 người.
Trong cabin xe pháo được trang máy tính kiểm soát hỏa lực FAST-Hit, hệ thống radar đo sơ tốc đầu nòng ROB4 và hệ thống định vị Sigma 30, GPS cung cấp cho pháo các tham số mục tiêu đảm bảo độ chính xác cao khi bắn.
Trong ảnh, pháo tự hành Caesar đang được triển khai chiến đấu với bộ phận càng chống giật đang cắm sâu vào đất để cố định pháo khi bắn.
Pháo tự hành Caesar có khả năng sử dụng nhiều loại đạn phù hợp cho hàng loạt nhiệm vụ tấn công mục tiêu được bảo vệ và không bảo vệ, thiết lập chướng ngại mang tính cơ động đối phó với lực lượng thiết giáp kẻ địch tiến công… Trong ảnh, pháo Caesar đang khai hỏa công kích mục tiêu.
Caesar có thể bắn hầu hết đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO gồm: đạn nổ phá thường; đạn nổ phá mảnh thông thường; đạn nổ phá mảnh tăng tầm; đạn chống tăng đặc biệt; đạn khói và đạn chiếu sáng. Tầm bắn tối đa đạt 42km với đạn tăng tầm hoặc thấp hơn một chút với đạn thường.
Đặc biệt, Caesar có thể làm nhiệm vụ chống xe tăng – thiết giáp với 2 loại đạn đặc biệt gồm: đạn Ogre (chứa 63 bom nhỏ với cơ chế tự hủy, có khả năng xuyên giáp dày hơn 90mm, 6 đạn Ogre có thể rải 378 bom nhỏ trên diện tích 3 héc ta ở tầm bắn 35km); đạn Bonus (chứa 2 đạn con chống tăng thông minh với tầm bắn 34km, tấn công vào phần nóc xe tăng – nơi được bọc giáp kém nhất). Trong ảnh là xe tiếp đạn cho Caesar.
Theo tính toán, một khẩu đội 8 khẩu Caesar có thể rải hơn 1 tấn đạn trong vòng một phút; 1.500 đạn nhỏ hoặc 48 đạn chống tăng thông minh ở tầm xa đến 40km. Trong ảnh là 4 xe pháo trong tư chiến đấu được hỗ trợ bởi một loạt khí tài trinh sát, tính toán phần tử bắn phía sau.
Theo_Kiến Thức
Xem pháo tự hành ASU-57 "bé con" của lính dù Liên Xô
Pháo tự hành ASU-57 là hỏa lực mạnh của lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô (lính dù) những năm 1950.
Pháo tự hành ASU-57 là hỏa lực mạnh của lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô (lính dù) những năm 1950.
Hiện nay, lực lượng đổ bộ đường không Nga (lính dù Nga) được trang bị các xe chiến đấu họ BMD. Tuy nhiên, những năm 1950, BMD chưa ra đời thì phương tiện chiến đấu "con cưng" của lính dù Liên Xô là những cỗ pháo tự hành ASU-57.
ASU-57 (phiên âm tiếng Nga Aviadesantnaya Samokhodnaya Ustanovka - 57) là một mẫu pháo tự hành tấn công đổ bộ đường không, được Liên Xô thiết kế vào cuối những năm 1940, và bắt đầu được trang bị trong các đơn vị đổ bộ đường không của Hồng quân Liên Xô từ năm 1951.
Pháo tự hành ASU-57 có kích cỡ rất nhỏ gọn.
Pháo tự hành tấn công ASU-57 khá "nhỏ con" khi chỉ dài 5m, rộng 2m và cao 1,2m, nặng 3.350kg. So với thiết kế ASU-76, ASU-57 đã được tăng chiều dày giáp lên 6mm. Do chủ yếu làm bằng hợp kim nhôm để giảm trọng lượng, nên khả năng bảo vệ kíp xe của pháo tự hành ASU-57 là khá yếu.
Động cơ của pháo tự hành là loại động cơ xăng M-20E 4 xi-lanh công suất 55 mã lực (lấy từ xe tải Gaz-M-20 Pobeda), tầm hoạt động 250km, kíp xe 3 người. Tốc độ hành tiến tối đa trên đường bộ là 45km/h, khả năng dã chiến tương đối tốt: vượt lũy cao 0,5m, hào sâu đến 1,4m.
Hỏa lực của xe gồm pháo chính 57mm (cơ số đạn 30 viên) và súng máy 7,62mm. Tốc độ bắn của pháo chính đạt 6-10 phát/phút. Từ năm 1957, pháo chính Ch-51 được thay thế bằng loại pháo Ch-51M hiện đại hóa. Pháo bắn chung đạn tiêu chuẩn 57x480R với pháo chống tăng Zis-2, cũng như các đạn BR-271 và O-271U. ASU-57 cũng được trang bị đài liên lạc vô tuyến và hệ thống thông tin liên lạc nội bộ TPU-47. Các phiên bản sản xuất từ năm 1961 trở đi còn được trang bị kính ngắm ban đêm.
Vào thời điểm ra đời, ASU-57 đã đóng vai trò là hỏa lực mạnh cho lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô. Xe có thể được thả bằng dù phản lực PP-128-500 hoặc P-7 từ máy bay vận tải. Trong biên chế mỗi sư đoàn đổ bộ đường không Liên Xô thời những năm 1950 sẽ có 54 pháo tự hành ASU-57.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Việt Nam có thể tự hành hóa pháo xe kéo cỡ nòng lớn hơn? Sau thành công của dự án tự hành hóa lựu pháo M101 cỡ 105 mm, Việt Nam có thể tiến tới áp dụng mô hình trên cho các loại pháo xe kéo cỡ nòng lớn hơn? Vừa qua, đề tài "Nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm pháo 105 mm trên xe Ural-375D" do Xí nghiệp Liên...