Sức mạnh Nga trên quảng trường Đỏ
Sáng 9.5, Nga tổ chức lễ duyệt binh rầm rộ tại quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, kỷ niệm 71 năm Ngày chiến thắng phát xít.
Màn trình diễn đẹp mắt của chiến đấu cơ MiG-29 và Su-27Reuters
Hãng Sputnik đưa tin có khoảng 10.000 binh sĩ thuộc nhiều quân, binh chủng đã có mặt tại quảng trường Đỏ.
Lễ duyệt binh năm nay tuy không hoành tráng bằng năm ngoái, song vẫn có sự tham gia của ít nhất 135 xe quân sự tối tân cùng nhiều vũ khí hiện đại như xe chiến đấu bộ binh BMP-3, Kurganets, xe bọc thép Typhoon, xe tăng T-90A… Nhiều vũ khí chủ lực của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng góp mặt là các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, S-400 Triumph và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars.
Lần đầu tiên các nữ binh sĩ Nga được tham gia duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít AFP
Ngoài ra, hàng chục chiến đấu cơ và máy bay trực thăng quân sự tân tiến đã đem lại những màn trình diễn bắt mắt trên bầu trời Moscow. Trong số này có máy bay vận tải huyền thoại AN-124 Ruslan, máy bay vận tải quân sự mới IL-76MD và cả chiến đấu cơ Su-35 được Nga triển khai trong chiến dịch không kích chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, theo AFP.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi lòng trung thành và yêu nước của hàng triệu công dân Xô Viết, góp phần đem lại chiến thắng phát xít Đức, chấm dứt Thế chiến 2. Chủ nhân Điện Kremlin cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống khủng bố.
Không chỉ ở Nga, sự kiện mừng Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra đồng thời ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24, “xương sống” của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Reuters
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 Reuters
Các trực thăng quân sự Mi-8 và Mi-26 quần thảo trên bầu trời Reuters
3 chiếc máy bay vận tải đa nhiệm IL-76MD bay lượn trên bầu trời Moscow. Loại máy bay này chuyên chở thiết bị, quân dụng, lính dù với tải trọng có thể lên đến khoảng 50 tấn Reuters
Xe tăng T-90A tiến qua lễ đài Reuters
Danh Toại
Theo Thanhnien
Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng hé lộ chiến lược quân sự của Nga
Những khí tài quân sự hiện diện trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng cho thấy Nga đang dần thay đổi chiến lược quân sự, chuyển sang đặt ưu tiên cho sinh mạng binh sĩ và tối ưu hóa khả năng tác chiến.
Xe tăng Nga trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: RT
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh lớn kỷ niệm 71 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, với sự xuất hiện của hàng lọat khí tài quân sự hiện đại, phần nào thể hiện đường hướng phát triển chiến lược quân sự mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn theo đuổi.
Theo Newsweek, chỉ một vài chi tiết nhỏ trong buổi lễ cũng có thể là cơ sở để giới quan sát đưa ra những nhận định khái quát về sức mạnh cũng như định hướng trọng tâm của quân đội Nga tương lai.
Ưu tiên bảo toàn sinh mạng binh sĩ
Đầu tiên là sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của các lãnh đạo quân sự - chính trị Nga đối với lực lượng vũ trang những năm qua, thể hiện ở thiết kế trên các khí tài quân sự hạng nặng.
Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, Nga đang dần nhận ra một thực tế rằng những binh sĩ được huấn luyện chuyên sâu, kỹ lưỡng là thứ tài sản giá trị hơn cả đối với các đơn vị vũ trang. Điều này là một phần lý do khiến Moscow phải đẩy nhanh quá trình cải tiến xe bọc thép chở quân (APC). Trước đây, các binh sĩ đổ bộ từ cửa bên sườn phương tiện, khiến khả năng bị hỏa lực đối phương bắn trúng là rất cao.
Thiết kế mới cho phép đổ quân từ cửa sau APC, giúp tăng cường khả năng sống sót cho các binh sĩ do họ được chính thân xe bảo vệ. Đây cũng trở thành đặc điểm tiêu chuẩn áp dụng cho mọi mẫu xe bọc thép mới của Nga, từ phương tiện chiến đấu bộ binh hạng nặng (IFV) T-15 "Barguzin" đến mẫu xe chiến đấu/chở quân "Kurganets-25" hay xe bọc thép hạng nhẹ chở quân bánh tròn "Bumerang".
Lớp lá chắn bảo vệ trên các cỗ xe thiết giáp cũng được cải tiến, biến chúng thành nơi trú ẩn an toàn cho các binh sĩ trên chiến trường thay vì một nầm mồ tập thể. Đây là trường hợp xảy ra với các xe thiết giáp chiến đấu/chở quân thế hệ trước của Nga. Đối với mẫu xe cũ, xạ thủ thường phải ngồi phía trên cùng chứ không phải ở bên trong xe, vì thế họ có khả năng cao bị tiêu diệt chỉ bằng một phát đạn trúng mục tiêu của súng chống tăng.
Giáp phản ứng nổ (EAR) hay ngay cả hệ thống phòng thủ chống tăng chủ động "Afganit" nay cũng được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới bộ binh IFV/APC hạng trung và hạng nặng như một đặc tính tiêu chuẩn. Trước đây, Nga chỉ trang bị những biện pháp phòng vệ này cho những xe thiết giáp tham gia trình diễn, chưa áp dụng cho các lực lượng chiến đấu thực tế.
Nhìn chung, các tiêu chuẩn thiết kế mới là bằng chứng cho thấy việc bảo toàn tính mạng cho binh sĩ đã vươn lên trở thành ưu tiên số một đối với các nhà hoạch định chính trị - quân sự Nga, bình luận viên Igor Sutyagin đánh giá.
Tối ưu hóa khả năng tác chiến
Những khí tài xuất hiện trong lễ duyệt binh còn làm bật lên một điểm mới lạ nữa trong chiến lược phát triển quân sự của Nga. Theo đó, Moscow dường như đang muốn tập trung vào nhiệm vụ nâng cao khả năng tác chiến của các lực lượng bộ binh lên mức cao nhất.
Để hoàn thành mục tiêu đó, Nga những năm qua chế tạo hàng loạt phương tiện chuyên chở và chiến đấu tân tiến với kích thước ngày càng lớn. Không gian bên trong xe rộng rãi và được tối ưu hóa giúp các binh sĩ điều khiển vũ khí tốt hơn, đồng thời vẫn cảm thấy thoải mái dù cho có bị điều động chiến đấu hàng giờ liền. Các xe chiến đấu Liên Xô trước kia thường nhồi nhét nhiều binh sĩ cùng lúc, dẫn tới việc họ cảm thấy mệt mỏi vì phải ở quá lâu trong điều kiện chật chội.
Xe chiến đấu lưỡng dụng BMD-4M của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Quyết định trang bị cho lính dù Nga phương tiện chiến đấu trên không (AFV) BMD-4M "Giardiniera" có thể được coi như một ví dụ khác cho thấy xu hướng trên. Moscow rõ ràng muốn gia tăng tối đa khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị tác chiến dù chỉ sử dụng một lực lượng hạn chế, ông Sutyagin nhận xét.
BMD-4M là xe chiến đấu lưỡng dụng đường không ra đời từ năm 2008 với 8 chiếc đầu tiên phân cho các sư đoàn tấn công không quân Nga. BMD-4M có thể được thả xuống từ máy bay vận tải quân sự cỡ trung để chi viện hỏa lực cho lính dù nhờ hệ thống chế áp hỏa lực tự động với pháo 100 mm có tốc độ bắn 10-15 viên đạn thông thường mỗi phút và có khả năng bắn các tên lửa diệt tăng Bastion dẫn đường bằng laser, tầm bắn lên tới 5,5 km.
Nga hiện cắt giảm quân số lực lượng vũ trang chỉ còn bằng 1/4 so với thời Liên Xô. Chính vì thế, họ không thể tiếp tục dựa vào chiến thuật biển người như trước mà thay vào đó phải dồn lực để tung ra chiêu mạnh nhất trong một lần ra đòn. Theo Sutyagin, việc trang bị pháo cỡ nòng 100 mm cho xe chiến đấu BMD-4M là minh chứng rõ nét nhất cho chiến thuật này.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Giàn phóng tên lửa Buk của Nga bốc cháy trong lễ duyệt binh Một chiếc xe tăng chở tên lửa phòng không Buk của Nga bốc cháy dữ dội ở thành phố Chita, vùng Siberia, khi đang tham gia buổi duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít ngày 9/5. Giàn phóng tên lửa Buk của Nga bốc cháy trong lễ duyệt binh. (Ảnh: Daily Mail) Theo tờ Daily...