Sức mạnh Mỹ có thể suy yếu nếu đáp ứng hết yêu cầu vũ khí của Ukraine
Ông Mikhail Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã trình một danh sách gồm các loại vũ khí mà nước này muốn phương Tây gửi để chiến đấu với Nga.
Báo The Guardian nhận định danh sách này có thể khiến ngay cả Mỹ cũng có nguy cơ cạn vũ khí, làm suy yếu sức mạnh.
Theo đài RT, nhu cầu vũ khí của Ukraine bao gồm 1.000 pháo 155mm tiêu chuẩn NATO, 300 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS), 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép và 1.000 máy bay không người lái. Hiện vẫn chưa rõ Ukraine cần những loại máy bay không người lái và xe bọc thép nào để đẩy lùi cuộc tấn công đang diễn ra của Nga.
Nhiều tờ báo phương Tây chỉ ra rằng thực hiện các yêu cầu của Ukraine sẽ khiến Mỹ – nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho quân đội Ukraine trong suốt cuộc xung đột – không khác gì phải giải giáp quân đội của chính mình.
Chẳng hạn, Ukraine đã yêu cầu cung cấp số lượng hệ thống MLRS lên tới gần một nửa kho vũ khí này còn lại của Mỹ. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Lục quân Mỹ có khoảng 363 pháo tên lửa bánh lốp HIMARS và 225 bệ phóng M270 MLRS, trong khi Thủy quân lục chiến Mỹ có thêm 47 chiếc.
Theo The Guardian, nhu cầu về pháo 155mm của Ukraine có thể làm cạn kiệt toàn bộ kho dự trữ hiện có của Mỹ, vì nếu đáp ứng, Lầu Năm Góc sẽ giao gần như toàn bộ số pháo M777 của mình. Tuy nhiên, tờ The Guardian không đề cập đến việc Mỹ còn dự trữ các hệ thống pháo kéo cũ hơn, có khả năng được cung cấp cho Ukraine.
Video đang HOT
Theo The Guardian, nhu cầu duy nhất của Ukraine có vẻ tương đối dễ dàng được đáp ứng là yêu cầu về xe tăng, vì riêng Lục quân Mỹ ước tính có một đội khoảng 6.000 chiếc Abrams đang được bảo quản và đang hoạt động.
Trong khi đó, tờ Financial Times đã giải thích cách khác, nói rằng yêu cầu vũ khí của ông Podolyak đã được đáp ứng một phần theo các đợt chuyển giao vũ khí trước đây từ các nước phương Tây, chứ không phải là một danh sách hoàn toàn mới.
Tuy vậy, ngay cả khi hiểu yêu cầu của Ukraine theo cách của tờ Financial Times thì danh sách vũ khí mong muốn của ông Podolyak chỉ có thể được đáp ứng khoảng 270 xe tăng được “giao hoặc được cam kết giao” trong cuộc xung đột. Tờ báo cũng thống kê khoảng 250 pháo cỡ 155mm trong danh sách, dường như bao gồm cả pháo kéo và pháo tự hành.
Các hệ thống tên lửa phóng loạt có vẻ khó đáp ứng nhất, vì chỉ có khoảng 50 chiếc – có vẻ như là các bệ phóng cũ từ thời Liên Xô do một số quốc gia châu Âu cung cấp.
Mỹ và Anh, cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác, đã tích cực cung cấp cho chính quyền Ukraine các loại vũ khí cả trước và kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột đang diễn ra. Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc bơm vũ khí cho Ukraine, cho rằng hành động này sẽ chỉ kéo dài xung đột mà không làm thay đổi kết quả.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/6 cho biết ông đã thông báo với người đồng cấp Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ an ninh mới trị giá 1 tỷ USD.
Trong một thông cáo báo chí, Tổng thống Biden nói rằng gói viện trợ an ninh mới cho Kiev sẽ bao gồm pháo, vũ khí phòng thủ bờ biển, cùng đạn pháo và các hệ thống rocket tiên tiến mà Ukraine yêu cầu trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt tại khu vực miền Đông Donbass.
Hãng tin Bloomberg cho biết Mỹ sẽ bàn giao cho Ukraine các tên lửa chống hạm Harpoon. Trước đó, tin cho biết Mỹ đã quyết định chuyển giao thêm 8 hệ thống MLRS cho Ukraine trong khi quân đội Ukraine có kế hoạch triển khai MLRS trên chiến trường vào tuần tới.
NATO cam kết gửi thêm vũ khí hạng nặng tới Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng các quốc gia thành viên cần "bơm" thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được đưa ra trước cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine do Mỹ đứng đầu, được thành lập để thảo luận về các kế hoạch hỗ trợ hậu cần cho Kiev nhằm đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
"Ukraine nên được viện trợ nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Các đồng minh, đối tác của NATO đã và đang đẩy mạnh cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia này", Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết hôm 14/6 trong cuộc gặp nhà lãnh đạo của 7 quốc gia thành viên trước Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người chủ trì cuộc họp tuyên bố: "Về vũ khí, chúng tôi thống nhất rằng điều cốt yếu là Nga sẽ thua trong cuộc chiến này. Và do chúng tôi không thể để xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga, những gì chúng tôi cần làm là đảm bảo rằng Ukraine có thể đối phó với cuộc chiến đó và họ có quyền tiếp cận với tất cả các loại vũ khí cần thiết."
Cuộc họp cũng có sự tham dự của Tổng thống Romania Klaus Johannis, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa và Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins.
Trước đó, ông Stoltenberg đã đến Thụy Điển và Phần Lan, những quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập NATO nhưng nhiều khả năng sẽ không được chính thức mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ngày 29-30/6 tại Madrid do bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối.
Tại cuộc họp, bà Julianne Smith, Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, cho biết các nước thành viên đang cố gắng đáp ứng những yêu cầu về việc cung cấp vũ khí bổ sung, vốn "thay đổi liên tục" của Kiev. Theo Lầu Năm Góc, trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự, Mỹ và các nước đồng minh đã nỗ lực cung cấp cho Ukraine tên lửa chống tăng và phòng không di động, nhưng đang chuyển sang xe tăng và pháo hạng nặng do tính chất của cuộc giao tranh đang xảy ra ở mặt trận Donbass.
Ông Mikhail Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết Kiev cần gấp 1.000 pháo, 300 hệ thống tên lửa phóng loạt, 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép và 1.000 máy bay không người lái.
Trong động thái mới đây nhất, hôm 14/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl tiết lộ Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các tên lửa dẫn đường hạng nặng có tầm bắn 70 km để sử dụng cùng với hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS).
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến Brussels để chủ trì cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine để thảo luận về cách hỗ trợ vũ khí tốt nhất cho Kiev. Quan chức này bình luận: "Ukraine tự hiểu rõ nhất những gì họ đang phải đối mặt và chúng tôi cũng tích cực tìm kiếm thông tin của họ về tình hình chiến trường. Nói chung, chúng tôi coi đánh giá của họ là đáng tin cậy và có căn cứ".
Về phần mình, Nga từng nhiều lần cảnh báo hậu quả của việc Mỹ và đồng minh tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine. Đầu tháng 6, Tổng thống Putin cho biết: "Tầm bắn không phụ thuộc vào bản thân hệ thống pháo binh, mà phụ thuộc vào tên lửa được sử dụng". Ông nêu rõ nếu Mỹ chuyển giao cho Ukraine tên lửa tầm xa thì Nga sẽ đưa ra kết luận phù hợp và sử dụng vũ khí của mình để tiêu diệt những mục tiêu mà nước này chưa từng nhắm đến.
Ba Lan muốn các đồng minh lấp 'lỗ hổng' vũ khí gửi cho Ukraine Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết hoạt động viện trợ vũ khí cho Kiev đã làm cạn kiệt kho dự trữ quân sự của Warsaw và các đồng minh nên giúp họ lấp đầy khoảng trống đó. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: Getty Images Phát biểu trước các quan chức quân đội ngày 13/6, Tổng thống Andrzej Duda cho...