Sức mạnh MiG-31 của không quân Nga
MiG-31 của Nga hiện nay là loại máy bay chiến đấu đáng sợ, nó được giới quân sự NATO gọi là “chó săn cáo”.
Sau đây là một số hình ảnh về MiG-31 của Không quân Nga:
MiG-31 là máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga, nó được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800, radar tích hợp hệ thông tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).
Tầm hoạt động của nó với các mục tiêu máy bay chiến đấu xấp xỉ 200km, nó có thể theo dõi cùng một lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33 AA-9 “Amos”.
MiG-31M, MiG-31D và MiG-31BS có một radar nâng cấp loại Zaslon-M quét mạng pha điện tử bị động (PESA) với ăng-ten lớn và phạm vi dò tìm 400 km đối với mục tiêu là máy bay cảnh báo và điều khiển trên không AWACS…
…và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên không, mặt đất, mặt biển.
Hệ thống đồng hồ đo được thay thế bởi màn hình hiển thị tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFDs) hiện đại. Hệ thống đối phó điện tử được nâng cấp, với hệ thống đối phó điện tử (EMC) mới ở đầu cánh.
Video đang HOT
Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 đặt dưới bụng. R-33 tương đương với loại tên lửa AIM-54 Phoenix của hải quân Mỹ.
Nó có thể được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hoặc dẫn đường từ máy bay một nửa quãng đường sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối.
Một phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 &’Arrow’), nó được dùng thay thế cho loại Vympel R-33.
Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 cũ hơn, trước đây được triển khai trên MiG-25, và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 hoặc Vympel R-73 treo dưới cánh.
Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77.
Không giống MiG-25 có một khẩu pháo bên trong, loại 23 mm GSh-6-23 6 nòng với 800 viên đạn, gắn ở trên bộ phận hạ cánh chính bên phải.
GSh-6-23 có tốc độ bắn là 10.000 vòng/phút. MiG-31 đã loại bỏ khẩu pháo này và thêm vào đó giá treo tên lửa loại R-33 hoặc R-37 ở một số phiên bản.
Theo Tri Thức Trẻ
Những tiêm kích bay nhanh nhất trên thế giới
Đều có tốc độ gấp hơn hai lần vận tốc âm thanh, các tiêm kích F-15 Eagle, MiG-31 và F-111 Aardvark được xếp vào top những tiêm kích nhanh nhất.
McDonnell Douglas F-15 Eagle: Theo "Tri thức trẻ" ngày 21/1, F-15 Eagle (Đại bàng) là phản lực chiến đấu của hãng McDonnell Douglas (sau này sáp nhập vào hãng Boeing), Mỹ. F-15 Eagle là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực đẩy, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. F-15 Eagle ra đời nhằm mục đích chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng F-15 Eagle từ năm 1974. Phiên bản cải tiến của chúng là F-15E Strike Eagle chính thức hoạt động từ năm 1989. Đây là máy bay tiêm kích - cường kích, có khả năng chiếm ưu thế trên không, hỗ trợ tấn công mặt đất. Theo kế hoạch, phản lực chiến đấu F-15 các phiên bản sẽ phục vụ không quân Mỹ tới năm 2025.
Trên thực tế, F-15 cần tốc độ vượt trội để duy trì ưu thế trên không. Khi bay thấp, vận tốc cực đại của chúng đạt Mach 1.2, tương đương 1.450 km/h nhưng tăng lên tới Mach 2.5, tương đương 3.018 km/h khi bay. Trần bay của F-15 đạt 20.000 m, còn vận tốc lên cao đạt 254 m/s. Tầm hoạt động của chúng đạt 5.600 km nếu mang theo thùng nhiên liệu phụ.
General Dynamics F-111 Aardvark: F-111 Aardvark là máy bay ném bom chiến thuật tầm trung của không quân Mỹ. Tuy nhiên, các phiên bản khác nhau cho phép chúng đảm trách nhiệm vụ ném bom chiến lược, trinh sát hay tác chiến điện tử. Tập đoàn General Dynamics nghiên cứu và phát triển máy bay này cho Không quân Mỹ trong những năm 1960 của thế kỷ trước.
F-111 là phiên bản tiên phong cho hàng loạt công nghệ tối tân của máy bay quân sự - như buồng đốt thứ cấp phía sau động cơ, hệ thống radar, cảm biến tối tân. Tuy nhiên, không quân Mỹ bắt đầu loại F-111 và các biến thể của nó khỏi biên chế trong những năm 90.
Ra đời nhằm mục tiêu ném bom mặt đất, trinh sát và do thám nên F-111 cần sở hữu tốc độ nhanh. Là máy bay đầu tiên sử dụng động cơ phản lực có thêm buồng đốt thứ cấp phía sau, chúng có khả năng đạt vận tốc Mach 2.5, tương đương 3.018 km/h, với trần bay đạt 20.100 m. Tuy cùng sở hữu vận tốc Mach 2.5 nhưng F-111 Aardvark được đánh giá cao hơn so với F-15 Eagle.
Mikoyan MiG-31: MiG-31 Foxhound là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm do Phòng thiết kế Mikoyan của Liên Xô cũ nghiên cứu, phát triển. Chúng nhanh chóng trở thành máy bay đánh chặn chiến lược nổi bật sau khi gia nhập biên chế không quân Liên Xô năm 1982.
MiG-31 là phương án thay thế hoàn hảo cho MiG-25 Foxbat, mẫu máy bay từng làm phương Tây kinh ngạc về tốc độ và hiệu suất động động cơ. Máy bay mới di chuyển chậm hơn nhưng khắc phục được những thiếu sót của MiG-25, giúp nó đảm trách hoàn hảo vai trò tiêm kích đánh chặn. Ngay sau khi ra đời, MiG-31 đã chiếm vai trò quan trọng trong lực lượng không quân Nga.
Sở hữu 2 động cơ Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể bay với vận tốc Mach 1.2 (tương đương 1.450 km/h) ở cao độ thấp và Mach 2.83 (tương đương 3.500 km/h) ở cao độ cao. Chúng có trần bay 20.600 m, vận tốc lên cao 208 m/s. Nếu hoạt động ở vận tốc Mach 2.35 (tương đương 2.900 km/h), bán kính chiến đấu của chúng chỉ đạt 720 km.
Theo Báo Đất Việt
Máy bay tiêm kích MiG-31 của Nga gặp nạn Một máy bay chiến đấu MiG-31 của không quân Nga đã gặp nạn ở khu vực Primorye thuộc vùng Viễn Đông vào hôm nay 14/12, nhưng 2 phi công đã kịp thời nhảy dù ra ngoài an toàn. Một chiếc MiG-31. (Ảnh minh họa) Chiếc MiG-31 đã bị rơi cách căn cứ không quân Tsentralnaya Uglovaya gần thành phố Vladivostok khoảng 26 km,...