Sức mạnh máy bay không người lái Israel Việt Nam vừa mua
Việt Nam vừa mua máy bay không người lái (UAV) Orbiter 2 của Israel. UAV cỡ nhỏ Orbiter có thể bay cao 5,5 km, đạt tốc độ tối đa 130 km/giờ, có thể chở theo 1,5 kg hàng hóa và hoạt động trên không trung.
Orbiter 2 được sản xuất bởi công ty Aeronautics Defense Systems của Israel, nó được thiết kế để làm nhiệm vụ thay thế cho trạm quan sát tiền tuyến trên mặt đất của lực lượng pháo binh và cung cấp các thông tin chính xác đầu tiên về vị trí đối phương làm tham số bắn cho các trận địa pháo.
“Một máy bay không người lái Orbiter 2 bay ở độ cao 600 m có thể cung cấp tọa độ của một số mục tiêu cho các đơn vị pháo binh”, nguồn tin Aeronautics cho biết.
Hệ thống UAS Orbiter 2 được vận hành bởi 2 binh sỹ, và có thể được triển khai bằng tay hoặc trên phương tiện cơ động. Máy bay Orbiter 2 sử dụng động cơ điện, đạt tốc độ bay từ 55 – 130 km/giờ, trọng lượng cất cánh tối đa 9,5kg và có thể hoạt động ở trần bay tối đa 5.400m trong thời gian 4 giờ.
UAV Orbiter hiện đang được quân đội khoảng 10 nước sử dụng, trong số đó có Israel, Nam Phi, Mexico, Ba Lan và Phần Lan.
Trước đó cũng có thông tin từ tháng 5/2013 cho biết Việt Nam có kế hoạch mua UAV của Belarus.
UAV Orbiter đang được quân đội khoảng 10 nước sử dụng.
Theo Cổng thông tin Bộ Quốc phòng, Orbiter là một trong những thiết kế phổ biến nhất của hãng Aeronautics Ltd – nhà sản xuất hàng đầu UAV của Israel, có khách hàng từ hàng chục quốc gia trên thế giới.
Orbiter có ba phiên bản sử dụng động cơ đẩy điện, cả ba phiên bản Orbiter 1, Orbiter 2 và Orbiter 3 đều đã được kiểm tra thử nghiệm, trang bị cho quân đội và có số giờ bay đến chục nghìn giờ.
Video đang HOT
Máy bay không người lái Orbiter.
Orbiter phát ra các tín hiệu rất nhỏ về quang, nhiệt, âm và vô tuyến, do đó rất khó bị phát hiện. Orbiter có thể cất và hạ cánh trên các tàu biển. Orbiter được sử dụng cho các nhiệm vụ quân sự và bảo đảm an ninh nội địa.
Trong một số trường hợp được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ như: theo dõi, trinh sát, hỗ trợ pháo binh, bảo vệ đoàn xe và các hoạt động đặc biệt khác. Đây là hệ thống tối ưu cho việc trinh sát tung thâm phòng ngự của đối phương, xung đột quy mô nhỏ và các hoạt động tác chiến trong thành phố.
Các bộ phận của Orbiter.
Orbiter được vận chuyển, lắp ráp, khởi động và điều khiển chỉ với ê-kip hai người đã qua huấn luyện tối thiểu. Toàn bộ hệ thống Orbiter được sắp xếp trong một ba lô, để triển khai được nó chỉ cần thời gian dưới 10 phút và không cần sự trợ giúp của người thứ hai.
Kích thước Orbiter.
Orbiter có khả năng hoạt động tốt trong các điều kiện thời tiết khác nhau, cả ngày và đêm. Đặc điểm cấu trúc và vật liệu chế tạo (cánh được làm từ composit) đã mang lại đặc tính khí động học tuyệt vời và có thể mang thêm các tải trọng cả khi hạ cánh.
Bộ điều khiển Orbiter.
Hệ thống điều khiển Orbiter là một thiết bị nhỏ gọn được mang trên áo bảo hộ hoặc gắn trên chân đế. Hệ thống có thể xách tay và được cài đặt chương trình tương ứng giúp nó hoạt động trong chế độ thời gian thực.
Một trong những lợi thế quan trọng nhất là ngay cả một thao tác viên chưa có kinh nghiệm, được đào tạo tối thiểu cũng có thể thực hiện thành công từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện bay của Orbiter, đồng thời thu thập được dữ liệu thông tin tình báo có chất lượng.
Tất cả dữ liệu được ghi vào ổ cứng có thể chứa đến 12 giờ video (đối với Orbiter 1). Các phiên bản Orbiter 2 và Orbiter 3 có sải cánh rộng hơn nên các tính năng kĩ thuật như tải trọng, thời gian bay, khoảng cách bay đều tốt hơn so với Orbiter 1.
Theo báo Dân Việt/Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng
Theo_Người Đưa Tin
Những khu trục hạm mạnh nhất thế giới
Tàu khu trục tương lai Zumwalt với thiết kế tàng hình tối ưu sở hữu radar băng tần kép, pháo hạm tầm bắn 154 km xứng đáng là tàu chiến uy lực nhất hành tinh.
Project-15A Kolkata thuộc loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển tối tân của Ấn Độ. Thân tàu có thiết kế thủy động lực học với khả năng tàng hình tương đối tốt. Kolkata nổi bật với thiết kế tháp chỉ huy độc đáo trên đó gắn 4 mảng ăng-ten của radar quét mạng pha điện tử chủ động E/LM-2248. Nó được đánh giá là một trong những radar hàng hải tốt nhất thế giới hiện nay. Hệ thống vũ khí gồm: ống phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không Barak-1 tầm bắn 12 km, tên lửa phòng không tầm trung Barak-8 tầm bắn 70 km, ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới BrahMos, pháo hạm 76 mm, 4 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Kolkata có lượng giãn nước toàn tải 7.500 tấn. Tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí DT-59 tổng công suất 88.740 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 8.000 hải lý. Ảnh: Livefistdefence
Akizuki là loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển mới nhất của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu được thiết kế để đảm bảo an toàn cho các tàu Aegis rảnh tay đánh chặn tên lửa đạn đạo. Akizuki mang trong mình những công nghệ điện tử hàng hải tối tân như radar quét mạng pha điện tử chủ động băng tần kép OPS-50, hệ thống chiến đấu đa chức năng FCS-3A, bộ định vị thủy âm tiên tiến OQQ-22. Vũ khí chính gồm: một pháo hạm 127 mm tầm bắn hiệu quả 24 km, 32 ống phóng thẳng đứng MK41 sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM tầm bắn 50 km, 8 tên lửa chống hạm Type-90 tầm bắn 200 km, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324 mm, hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx. Tàu có chiều dài 150,5 mét, rộng 18,3 mét, mớn nước 10,9 mét, lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn. Akizuki sử dụng hệ thống động lực COGAD gồm 4 động cơ tuabin khí SMC1, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Ảnh:
Wikipedia
Kongo là loại tàu chiến mạnh nhất của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Lớp tàu khu trục này là một phần trong chương trình phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia giữa Mỹ và Nhật. Kongo nổi bật bởi radar AN/SPY-1 với 4 mảng ăng-ten xung quanh tháp chỉ huy. Trái tim của tàu là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis được thiết kế để đối phó với một loạt mục tiêu khác nhau đặc biệt là đánh chặn tên lửa đạn đạo. Vũ khí trên tàu gồm: 90 ống phóng thẳng đứng Mk41 sử dụng tên lửa đánh chặn SM-2 hoặc tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3, 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, một pháo hạm 127 mm, hai hệ thống đánh chặn tầm cực gần Phalanx, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324 mm. Đuôi tàu có sàn đáp nhưng không có nhà chứa cho máy bay trực thăng. Kongo có lượng giãn nước toàn tài 9.500 tấn. Hệ thống động lực dựa trên 4 động cơ tuabin khí LM-2500 tổng công suất 100.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 4.500 hải lý. Ảnh: Wikipedia
Sejong Đại đế là loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất của Hải quân Hàn Quốc. Nó cũng là tàu khu trục mang nhiều tên lửa nhất thế giới. Cảm biến chính của Sejong Đại đế là radar quét mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn AN/SPY-1D, radar điều khiển hỏa lực AN/SPG-62, hệ thống định vị thủy âm DSQS-21BZ. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm: 128 ống phóng thẳng đứng trong đó có 80 ống phóng Mk41 sử dụng tên lửa đánh chặn SM-2, 32 ống phóng sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo-3 tầm bắn từ 500 - 1.500 km tùy biến thể, 16 ống phóng sử dụng tên lửa chống ngầm K-ASROC Red Shark, 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung tầm bắn 150 km, một pháo hạm 127 mm, một hệ thống đánh chặn tầm gần RIM-116, một pháo bắn nhanh 30 mm, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324 mm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk. Tàu khu trục Sejong Đại đế có chiều dài 165,9 mét, rộng 21,4 mét, mớn nước 6,25 mét, lượng giãn nước toàn tải tới 11.000 tấn. Tàu sử dụng hệ thống động lực COGAG tổng công suất 100.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 5.500 hải lý, thủy thủ đoàn 400 người. Ảnh: Wikipedia
Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa điều khiển đông đảo nhất thế giới với 62 chiếc đang hoạt động. Lớp tàu này là nòng cốt cho sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ. Cảm biến chính của tàu là radar quét mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn AN/SPY-1D, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước AN/SPS-67, radar giám sát AN/SPS-73, hệ thống định vị thủy âm AN/SQS-53, hệ thống định vị thủy âm kéo theo AN/SQR-19. Trái tim của tàu là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo. Arleigh Burke cùng với Kongo là hai loại tàu khu trục duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm một pháo hạm 127 mm, 90 ống phóng thẳng đứng Mk41(flight-I), 96 ống phóng(flight-II). Tàu có hệ thống động lực tuabin khí tổng công suất 118.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 4.400 hải lý. Ảnh: Newwars.files.wordpress
Type-45 Daring nổi bật với tháp chỉ huy độc đáo trên đỉnh gắn radar quét mạng pha điện tử chủ động SAMSPON. Daring là lớp tàu khu trục phòng không hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Type-45 được trang bị hệ thống điện tử tối tân với cảm biến chính là radar AESA SAMSPON, radar đa chức năng S1850M. Hệ thống radar này có khả năng kiểm soát 2.000 mục tiêu. Vũ khí chính trên tàu gồm 48 VLS Sylver A50 sử dụng kết hợp tên lửa đánh chặn Aster-15 tầm bắn 30 km và Aster-30 tầm bắn 120 km, một pháo hạm 113 mm, hai hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, 8 tên lửa chống hạm Harpoon. Năng lực chống ngầm của tàu dựa vào 1-2 trực thăng Lynx. Type-45 có hệ thống động lực tích hợp động cơ điện độc đáo với hai động cơ tuabin khí cung cấp năng lượng cho hai động cơ điện để quay chân vịt loại bỏ hộp số giúp giảm tiếng ồn khi hoạt động. Type-45 có lượng giãn nước toàn tải 8.500 tấn, tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 7.000 hải lý. Ảnh: Military-today
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Zumwalt gây ấn tượng mạnh với thiết kế thủy động lực học có "1-0-2" hiện nay. Lớp tàu này được xem là cốt lõi cho sức mạnh của Hải quân Mỹ trong tương lai. Zumwalt mang trong mình những công nghệ điện tử hàng hải tối tân nhất thế giới hiện nay trong đó có 12 công nghệ lần đầu được áp dụng cho tàu chiến. Cảm biến chính của tàu là radar băng tần kép AN/SPY-3 được thiết kế để đối phó với các thách thức trong môi trường tác chiến hải quân hiện tại và tương lai. Zumwalt có hệ thống vũ khí tối tân với 20 module VLS Mk57 chứa 80 ống phóng sử dụng cho tên lửa RIM-162 ESSM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Tàu được trang bị hai pháo hạm AGS-155 bắn đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP có tầm bắn lên đến 154 km. Zumwalt là lớp tàu khu trục sở hữu pháo hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Tàu có chiều dài 180 mét, rộng 24,6 mét, mớn nước 8,4 mét, lượng giãn nước toàn tải tới 14.500 tấn. Zumwalt sử dụng hệ thống động lực điện tích hợp kết hợp giữa hai động cơ tuabin khí cùng hai động cơ điện nam châm vĩnh cửu. Hệ thống động lực này giúp tàu hoạt động êm hơn, nó có thể đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Tàu khu trục Zumwalt hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao cho phép giảm thủy thủ đoàn xuống chỉ còn 140 người. Ảnh: Wikipedia
Đức Hải
Theo_Zing News
Ứng viên tương lai có thể thay thế tàu tên lửa Molniya VN Tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M của Nga có thể được xem là ứng viên sáng giá cho nhu cầu mua sắm tàu hộ vệ nhỏ trong tương lai của Việt Nam. Thời gian gần đây, báo chí trong, ngoài nước đã đăng hình ảnh 2 chiếc tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya đầu tiên được đóng tại Việt Nam có vẻ đã...