Sức mạnh máy bay chở tên lửa của NASA và Không quân Mỹ
Dòng máy bay Pregnant Guppy đã phục vụ NASA đến tận cuối thập kỷ 70, chuyên chở các bộ phận của tàu vũ trụ, trong đó kiện hàng lớn nhất là một tầng của tên lửa Saturn I.
Thách thức và tương lai
Mặc dù đã mở được cánh cửa tới kỷ nguyên du hành không gian thương mại thành công, SpaceX đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể.
Các phi hành gia làm việc ngoài không gian ở Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ảnh: NASA.
Đầu năm 2020, công ty sa thải 10% lực lượng lao động của mình để giảm chi phí. NASA vẫn nghi ngờ về một số quy trình phóng mà SpaceX dự định sử dụng, liên quan đến vụ nổ của Falcon 9 trên bệ phóng, bao gồm cả việc tiếp nhiên liệu cho tên lửa trong khi các phi hành gia trên tàu.
Tổng thanh tra của Bộ Quốc phòng cũng đã công bố một cuộc điều tra về cách Không quân chứng nhận Falcon 9, mặc dù không rõ nguyên nhân.
Một số người ở NASA bắt đầu đặt mối quan ngại với tỷ phú Musk. Trong một video vào năm ngoái, ông bị nhìn thấy hút cần sa.
Musk cũng đang trong tình trạng nước sôi lửa bỏng với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) liên quan đến các tweet của ông về một công ty khác, Tesla.
Trong những ngày gần đây, SEC từng yêu cầu một thẩm phán giữ Musk vì rõ ràng vi phạm một thỏa thuận giải quyết đạt được vào năm ngoái.
Có thể nói, Musk chắc chắn là động lực đằng sau cả Tesla và SpaceX, nhưng hành vi thất thường có thể khiến khách hàng tiềm năng cảnh giác khi ký hợp đồng với SpaceX.
Kế hoạch cho tương lai, Sao Hỏa và hơn thế nữa
SpaceX có nhiều đối tượng khách hàng sẵn sàng chi tiền để phóng hàng hóa lên vũ trụ. Mặc dù vậy, công ty cũng tập trung vào phát triển công nghệ để khám phá không gian trong tương lai.
Và giấc mơ bay lên sao Hỏa của Musk là không thể tưởng tượng được. Năm 2011, ông nói với các đại biểu tại Viện Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (AIAA) ở San Diego rằng dự định đưa mọi người lên Sao Hỏa sau 10-15 năm.
Ba năm sau, tại Hội nghị Phát triển Vũ trụ Quốc tế, ông cho biết giai đoạn tên lửa có thể tái sử dụng sẽ là một bước để đến Hành tinh Đỏ.
"Lý do SpaceX được tạo ra là để tăng tốc phát triển công nghệ tên lửa, tất cả vì mục tiêu thiết lập một căn cứ tự duy trì, lâu dài trên sao Hỏa", tỷ phú Musk nói.
Sao Hỏa - nơi con người ẩn náu khỏi thảm họa diệt vong?
Musk không phải là nhân vật đáng chú ý duy nhất nhấn mạnh sự cần thiết của một thuộc địa trên sao Hỏa.
Giáo sư Stephen Hawking từng nói con người cần phải bắt đầu rời khỏi Trái đất trong vòng 30 năm nữa nếu muốn tránh bị xóa sổ bởi dân số đông quá mức và biến đổi khí hậu.
Năm 2016, Musk tiết lộ kế hoạch công nghệ của mình cho vận tải sao Hỏa, đây là một phần trong kế hoạch của ông nhằm tạo ra một thuộc địa Hành tinh Đỏ tự duy trì trong 50 - 100 năm tới.
Hệ thống vận chuyển liên hành tinh, như tên gọi, về cơ bản là một phiên bản lớn hơn của Falcon 9. Tàu vũ trụ chắc chắn lớn hơn Dragon, vì nó dự kiến chở ít nhất 100 người mỗi chuyến bay. (Trung bình phiên bản Crew Dragon cho ISS chở được bốn người).
Musk tiếp nối thông báo của mình vào năm 2017 bằng cách xuất bản một bài báo mô tả một thành phố Hành tinh Đỏ trong tương lai của một triệu người và cung cấp thêm chi tiết về cách ITS sẽ vận chuyển hàng hóa và con người.
Musk cập nhật kế hoạch sao Hỏa của mình vào tháng 9/2017. Ông không đề cập đến ITS trong buổi nói chuyện; thay vào đó, ông nói về một hệ thống gọi là Big Falcon Rocket (BFR). Tàu vũ trụ mà BFR mang theo sẽ cao 157,5 feet (48m) và có 40 cabin cho hành khách. Theo thiết kế, BFR có khả năng vận chuyển 100 tấn hàng hóa và từ 100 - 200 hành khách lên Mặt trăng hay sao Hỏa.
Cũng trong năm 2017, tỷ phú thời trang trực tuyến Nhật Bản, Yusaku Maezawa muốn kỷ niệm 50 năm sứ mệnh của Apollo 8, thực hiện bằng sử dụng tên lửa Falcon Heavy. Tuy nhiên, nhiệm vụ bị hủy bỏ vào đầu năm 2018 để chờ SpaceX phát triển một tên lửa lớn hơn là Super Heavy.
Khi sẵn sàng, Maezawa và sáu nghệ sĩ (và có thể là một vài phi hành gia) sẽ bay quanh Mặt trăng vào năm 2023.
Musk một lần nữa tiết lộ bản cập nhật cho kế hoạch Sao Hỏa của mình, vào tháng 9/2019, đổi tên BFR đầu tiên thành Starship Mk1 và chuyển lớp phủ bên ngoài từ sợi carbon đắt tiền sang thép không gỉ.
Năm 2019, dự án Starlink của Musk và SpaceX khiến thế giới xôn xao. Theo kế hoạch, công ty dự kiến đặt một chòm sao gồm 12.000 vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo quanh Trái đất để cung cấp truy cập internet. Dù vậy, cho đến nay, mới chỉ có 60 trong số các vệ tinh Starlink này được phóng.
Theo báo cáo của SpaceNews, SpaceX có kế hoạch thử nghiệm một lớp phủ đặc biệt trên vòng vệ tinh Starlink tiếp theo.
Sự thành công của dự án Starlink sẽ làm thay đổi hoàn toàn và mãi mãi cục diện của ngành viễn thông thế giới. Tháng 5/ 2019, Musk nói với các phóng viên rằng nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, Starlink sẽ tạo ra 30 - 50 tỷ USD/năm cho SpaceX. (Thời điểm đó, doanh thu của công ty khoảng 3 tỷ USD/năm).
"Chúng tôi có kế hoạch phóng 24 tên lửa Falcon 9 trong năm 2020, mỗi cái mang theo 60 vệ tinh Starlink", SpaceX cho biết trong một tuyên bố. (Hết)
Giữa năm 1970 và 2000, chi phí trung bình 18.500 USD/kg khi đưa hàng hóa lên vũ trụ.Thời điểm tàu con thoi còn hoạt động, nó có thể phóng một trọng tải 27.500kg với giá 1,5 tỷ USD, tương đương 54.500 USD/kg. Với Falcon 9 của SpaceX, chi phí chỉ là 2.720 USD/kg.
Mỗi ghế trên tàu Crewd Dragon lên ISS được cho là có giá 55 triệu USD, theo tổng thanh tra của NASA. Con số này với tàu Soyuz của Nga là 85 triệu USD.
Khi NASA đặt hàng SpaceX, họ có kế hoạch dành bốn chỗ cho các phi hành gia. Như vậy, SpaceX có thể bán những ghế khác cho "khách du lịch không gian".
Tháng 6/2020, NASA tuyên bố thay đổi việc sử dụng các mô-đun của mình trên trạm ISS để chính thức hỗ trợ các phi hành gia tư nhân, với chi phí 35.000 USD/đêm.
Gần đây nhất, tài tử Tom Cruise cho biết có ý định quay một bộ phim hành động mới trên trạm ISS.
Nhà hàng dành cho du khách nhớ máy bay Do lệnh ngừng các chuyến bay thương mại, Thai Airway đã mở một nhà hàng cung cấp dịch vụ và ẩm thực hàng không cao cấp ngay trên mặt đất.