Sức mạnh “ma tốc độ” AC-130J của không quân đặc biệt Mỹ
Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ (AFSOC) đã đưa vào trang bị máy bay cường kích AC- 130J Ghostrider đầu tiên sau một thời gian dài chờ đợi.
Theo tạp chí quân sự Jane’s cho hay, AFSOC vừa tiếp nhận chiếc máy bay cường kích AC-130J đầu tiên vào cuối tháng 7 vừa rồi trong tổng số 37 chiếc mà Không quân Mỹ đã đặt mua dành cho các hoạt động tác chiến đặc biệt của nước này.
Chiếc AC-130J đầu tiên của AFSOC đã được chuyển đến căn cứ không quân Hurlburt Field ở Florida, trước khi bắt đầu quá trình bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin ở gần đó. Và sau khi kết thúc hoạt động bay thử nghiệm, chiếc AC-130J sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay.
37 chiếc cường kích AC-130J sẽ được bổ sung cho phi đội gồm 17 chiếc AC-130U đang được AFSOC sử dụng và sẽ chính thức nghỉ hưu vào năm 2021. Bên cạnh đó Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ còn đang dự định cho hoạt động lại những chiếc AC-130W Stinger II với biến thể nâng cấp đặc biệt sau khi những chiếc AC-130J đã đi vào hoạt động.
Máy bay cường kích AC-130J được phát triển dựa trên biến thể MC-130J nhằm thay thế các phiên bản AC-130H và AC-130U đang được Không quân Mỹ sử dụng.
Một chiếc AC-130J Ghostrider có chiều dài hơn 29m và có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 74 tấn, nó có thể hoạt động ở độ cao tối đa hơn 9.000m với 19 tấn hàng hóa hoặc vũ khí. Phi hành đoàn của AC-130J gồm 2 phi công, 3 binh sĩ điều khiển hệ thống tác chiến và 3 pháo thủ.
Video đang HOT
Không giống như các biến thể trước, AC-130J được trang bị hệ thống vũ khí khiêm tốn hơn nhưng bù lại nó có thể mang theo và triển khai các loại tên lửa và bom thông minh.
Hệ thống vũ khí chính của AC-130J gồm một pháo ATK GAU-23 30mm và trong tương lai nhiều khả năng nó còn sẽ được trang bị thêm một pháo 105mm. Điểm mạnh của AC-130J vẫn là khả năng triển các loại tên lửa và bom dẫn đường thông minh như tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-176 Griffin và bom đường kính nhỏ.
Việc AFSOC tiếp tục đưa vào trang bị AC-130J sau khi loại biên AC-130H đã cho thấy tầm quan trọng của mẫu máy bay cường kích này trong các hoạt động tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ.
Trong ảnh là các phi công AC-130J đang kiểm tra lại pháo ATK GAU-23 của AC-130J trong buổi lễ chuyển giao tại căn cứ không quân Hurlburt Field.
Cận cảnh một chiếc AC-130U của Không quân Mỹ với nền tảng vũ khí chính khác biệt so với AC-130J gồm một pháo chính M102 105mm, pháo tự động Bofors 40 mm và một pháo tự động GAU-12 Equalizer 25mm.
Hình ảnh một chiếc AC-130U khai hỏa pháo 105mm.
Trong ảnh là một chiếc MC-130J tiền thân của AC-130J vốn được Không quân Mỹ sử dụng làm nền tảng phát triển các biến thể máy bay tác chiến đặc biệt như KC-130J, EC-130J và HC-130J.
Theo_Kiến Thức
Máy bay cường kích Su-25 Nga và A-10 Mỹ: Ai hơn ai?
Máy bay cường kích Su-25 được đánh giá là vượt trội hơn A-10 ở cơ động, tốc độ, trong khi hỏa lực có phần nhẹ hơn A-10.
Máy bay cường kích Su-25 được đánh giá là vượt trội hơn A-10 ở cơ động, tốc độ, trong khi hỏa lực có phần "nhẹ" hơn A-10.
Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga
Chuyên gia quân sự, phi công khu trục (người lái máy bay tiêm kích), anh hùng của nước Nga, Magomed Tolboev so sánh khả năng của cường kích cơ Su-25 của Nga và A-10 Thunderbolt của Mỹ.
Magomed Tolboev - một trong số ít các phi công Nga, có đủ khả năng để so sánh hai loại cường kích cơ này bởi ông đã từng ngồi sau vô lăng của cả hai loại máy bay này.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình "Star", chuyên gia Magomed Tolboev cho rằng Su-25 và A-10 là các cường kích cơ tấn công của quân đội Nga và Mỹ, được sử dụng để yểm trợ cận chiến trên không, các lực lượng mặt đất và tấn công các mục tiêu trên bộ, được thiết kế để để tiêu diệt kẻ thù trực tiếp trên chiến trường.
"Su-25 có khả năng cơ động hơn so với A-10, nó không bị những hạn chế như A-10. Ví dụ, Su-25 hoàn toàn có thể thực hiện thuật lái nhào lộn phức tạp trên không, trong khi A-10 không thể, A-10 bị hạn chế ở các góc bay chao liệng, không thể bay sâu vào các hẻm núi, trong khi các khả năng này Su-25 thực hiện được", chuyên gia Tolboev phân tích.
Theo đánh giá của chuyên gia Tolboev, điểm khác nhau cơ bản của 2 cường kích cơ này là ở động cơ. "Động cơ của A-10 mạnh hơn Su-25, tuy nhiên nó cũng rất dễ bị tổn thương, bởi vì nó được trang bị ở phía trên đuôi và nhìn rất lộ, trong khi động cơ của Su-25 được thiết kế nằm dưới bụng rất kín và được bao phủ dưới tấm titan.
Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ
"Nếu một trong các động cơ của Su-25 bị tên lửa của đối phương đánh trúng thì động cơ thứ 2 của nó vẫn làm việc bình thường", chuyên gia Tolboev giải thích thêm.
Cũng theo ông Tolboev, động cơ của Su-25 là loại động cơ "ăn tạp", trong khi A-10 chỉ bay được bằng loại dầu lửa máy bay. Chuyên gia này cũng cho rằng Su-25 vượt trội hơn hẳn A-10 và có khả năng "sống sót" cao hơn trên chiến trường.
Chuyên gia Tolboev kể về tình huống ông gặp phải tại Afghanistan, khi đó các tên lửa bắn trúng động cơ bên phải của Su-25, khiến động cơ bị phá hủy hoàn toàn, trong khi động cơ bên trái hầu như không bị ảnh hưởng và ông đã bay đến đích bằng một động cơ.
Ngoại hình cũng là điểm yếu của A-10, từ đầu cabin đến đuôi là khoảng cách dài và cồng kềnh, do vậy, các tên lửa cao xạ Shilka dễ dàng bắn hạ được nó.
Ngoài ra, do khả năng cơ động của A-10 Thunderbolt kém hơn nhiều so với Su-25, do đó, chúng gặp khó khăn trong xoay sở và né tránh khi chiến đấu. Bởi vậy, chúng rất dễ bị bắn hạ.
Hệ thống vũ khí chính của A-10 gồm: một pháo GAU-8 Avenger cỡ nòng 30mm và có thể mang theo hơn 7 tấn vũ khí với nhiều loại bom và tên lửa khác nhau nhờ 11 giá treo vũ khí bên dưới thân. A-10 đạt tốc độ tối đa khoảng 700km/h.
Su-25 cũng được trang bị vũ khí mạnh: với 1 khẩu pháo cỡ nòng 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất, nó có thể mang 5 tấn vũ khí. Su-25 có thể đạt tốc độ 975km/h với tầm hoạt động lên tới 750km cùng 11 giá treo vũ khí.
"Su-25 rất nhanh nhẹn và linh hoạt, do vậy, rất khó để vô hiệu hóa được chúng", chuyên gia Tolboev nhấn mạnh.
Chuyên gia Tolboev kết luận với khả năng cơ động và tốc độ cao hơn, Su-25 sẽ chiếm ưu thế trước A-10, và trong 2 máy bay cường kích này, ông chọn Su-25 vì nó đáng tin cậy, dễ bảo trì và yểm trợ hiệu quả cho các đơn vị khác trên chiến trường.
Theo Infonet
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ chuẩn bị triển khai trên toàn cầu Phi đội 10 máy bay F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ đã có năng lực tác chiến sơ bộ, đây là một cột mốc phát triển, cho thấy chương trình F-35 đã đi vào quỹ đạo Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 3 tháng 8 dẫn trang mạng cơ quan tin tức của Quân đội Mỹ ngày 31 tháng 7...