Sức mạnh ít biết của súng Minimi Mk3 Việt Nam dùng
Được coi là phiên bản mới nhất của dòng súng máy FN Minimi nổi tiếng, Minimi Mk3 là loại vũ khí cực đáng sợ tại bất kỳ đâu nó tham chiến.
Súng máy Minimi được công ty FN Herstal của Bỉ bắt đầu nghiên cứu phát triển cuối những năm 1970 đầu 1980. Gần đây, FN Herstal đã giới thiệu biến thể FN Minimi Mk3 dựa trên những góp ý phản hồi của những người sử dụng chúng trong các cuộc chiến hiện tại.
FN Minimi Mk3 mới có ưu điểm tăng tính hiệu quả và khả năng cơ động trong khi vẫn giữ cơ chế cốt lõi ở phiên bản trước nhằm hạn chế sự thay đổi về hậu cần cho sự đồng bộ giữa súng mới và súng cũ.
Các cải tiến chủ yếu nằm ở những điểm: Báng rút có thể chỉnh độ dài (5 nấc) để sử dụng thoải mái với loại áo giáp chống đạn mà người lính sử dụng lẫn phụ kiện mang.
Độ cao báng súng cũng có thể tùy chỉnh (4 nấc) để người lính trong khi ngắm bắn qua thước ngăm hay kính ngắm thì má anh ta sẽ tỳ vào báng (giúp tăng độ cân bằng khi nhắm bắn), ngoài ra phía cuối báng có có miếng đệm cao su giúp giảm sức giật tác động lên cơ thể người lính và ổn định tốc độ bắn.
Ốp lót tay và giá 2 chân tiện nghi hơn và khay lắp phụ kiện Picatinny MIL-STD 1913. Giá 2 chân có thể chỉnh độ cao (3 nấc), khi gập sẽ gập về phía sau nhập vào phần ốp lót tay một cách hợp lý, không gây vướng víu kể cả khi gắn phụ kiện ở ngay bên dưới.
Khay tiếp đạn được cải tiến với chốt giữ dây đạn giúp giữ dây đạn vào đúng vị trí trong quá trình nạp đạn, điều nay rất hữu ích khi người lính đang trong tư thế đứng, hay nói cách khác là có thể dễ dàng nạp đạn bằng một tay.
Video đang HOT
Có thêm tay cầm phụ giúp ổn định khi bắn không có điểm tỳ (hay không sử dụng chân chống) cũng như di chuyển kể cả tay khỏe hay yếu. Thêm lớp chắn nóng giúp giảm nguy cơ tay vô tình chạm vào nòng súng nóng bỏng. Có khả năng chuyển đổi FN Minimi bắn đạn 7,62mm sang bắn đạn 5,56mm.
Tuy ra mắt phiên bản mới nhưng những phiên bản cũ của dòng FN Minimi đều có thể nâng cấp một phần hoặc toàn diện lên chuẩn Mk3. Bên cạnh đó là phiên bản hạng nặng hơn với mẫu Minimi sử dụng đạn 7,62×51mm NATO có sức công phá lẫn tầm bắn xa hơn.
Ngoài ra thì còn có những phiên bản Mk3 khác nhau là FN MINIMI 5.56 Mk3 Tactical SB, FN MINIMI 5.56 Mk3 Tactical LB, FN MINIMI 5.56 Mk3 Para.
Với danh tiếng của dòng súng máy FN Minimi được sử dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới (có cả Việt Nam) thì phiên bản cải tiến lần này sẽ tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc của FN Minimi trên thị trường súng máy bộ binh hạng nhẹ thế giới.
Thế hệ mới này của dòng súng máy hạng nhẹ FN Minimi với hai cỡ đạn là 5,56mm và 7,62mm đã được nhà sản xuất vũ khí hạng nhẹ nổi tiếng của Bỉ là FN Herstal giới thiệu hồi năm 2013.
Ngoài việc xuất khẩu, khẩu FN Minimi Mk3 cũng rất được yêu thích trong nước. Theo janes.com, Chính phủ Bỉ vừa đã thông qua kế hoạch “Thay thế và hiện đại hóa vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang”, trong đó có việc ký hợp đồng trị giá 2,2 triệu USD để mua 242 súng máy Minimi Mk3 do Công ty FN Herstal (Bỉ) sản xuất.
Theo Đất Việt
Đức thử nghiệm đối thủ của T-14 Armata
Bộ Quốc phòng Đức vừa tiến hành thử nghiệm xe tăng MBT Revolution loại xe tăng được cho là có khả đối đầu với T14 Armata.
MBT Revolution là sản phẩm của tập đoàn Rheinmetall chế tạo không phải là một xe tăng mới, mà là một phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4, Bộ Quốc phòng Đức tiết lộ.
Trong khi đó, Tạp chí Rossiyskaya Gazeta cho biết, gói nâng cấp mô-đun toàn diện này sẽ giúp xe tăng có khả năng tự vệ tốt hơn, một hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số nâng cấp và hỏa lực mạnh hơn.
Đức thử nghiệm xe tăng MBT Revolution.
Theo đó, sức mạnh hỏa lực của MBT Revolution nằm ở khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm / L55, hiện tại đó là khẩu pháo tăng tốt nhất trong dòng họ Leopard 2, có độ chính xác và tầm bắn xa hơn các phiên bản cũ.
Pháo 120mm này có thể tiêu diệt mục tiêu được che chắn đằng sau chướng ngại vật lẫn trong các kiến trúc kiên cố cũng như tấn công lính bộ binh, xe thiết giáp và trực thăng bay thấp. Mỗi chiếc MBT Revolution có thể mang 42 viên đạn pháo, trong đó 15 viên đặt trong tháp pháo để sẵn sàng sử dụng, những viên còn lại để trong khoang xe.
Trong khi đó, T-14 sở hữu 1 pháo nòng trơn 125 mm 2A8201M, cơ số đạn 40 viên, trong đó 32 viên tự động nạp đạn (Nga còn có kế hoạch trang bị loại pháo cỡ nòng 152mm cho tăng T-14). Như vậy, về kích thước pháo chính và cơ số đạn của 2 loại tăng này là tương đương nhau.
Khoang lái tiện nghi của tăng MBT Revolution.
Ngoài ra, cả T-14 và MBT Revolution đều được trang bị hệ thống súng máy hạng nặng. Theo đó, hệ thống hỏa lực của T-14 ngoài pháo 125 mm chỉ được trang bị thêm 1 súng máy điều khiển từ xa 7,62 mm PKTM (cơ số 2.000 viên đạn).
Trong khi đó, ngoài pháo 120mm, MBT Revolution còn được trang bị 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và 1 súng máy cỡ 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo, khẩu súng máy này gắn vào giá điều khiển từ xa cho phép xạ thủ có thể khai hỏa từ trong xe. Rõ ràng, về phân khúc này, T-14 tỏ ra yếu thế hơn hẳn trước MBT Revolution.
Ngoài hỏa lực, hệ thống phòng vệ của MBT Revolution cũng tỏ ra không hề thua kém T-14. Theo đó, MBT Revolution có thể hoạt động trong tác chiến đô thị, các cuộc xung đột cường độ thấp lẫn trong chiến tranh quy mô lớn.
Để làm được điều đó, MBT Revolution được tăng cường thêm giáp bị động, có thể bảo vệ 360 độ trước các loại tên lửa chống tăng lẫn đạn RPG, giáp bảo vệ hai bên thành xe.
Thân xe được tăng cường để đối phó với các loại thiết bị nổ tự chế (IED) và mìn vốn đang nổi lên như một vũ khí lợi hại trong các cuộc chiến tranh gần đây. Giáp của MBT Revolution dạng module hóa, tức là các thành phần hư hỏng sẽ dễ dàng được thay thế ngay cả trong điều kiện dã chiến.
Tăng T-14 Armata.
Trong khi đó, T-14 được trang bị hệ thống phòng vệ tích cực Afghanit, hệ thống bảo vệ bán cầu trên, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio.
Tấm chắn mìn ở phía trước, bên dưới vị trí ngồi của kíp xe. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch cho Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50.
Tuy nhiên, tất cả những công nghệ trên mới chỉ được Nga công bố và chưa hề có thông tin về bất cứ cuộc thử nghiệm nào. Vì vậy, với khả năng của mình, tăng MBT Revolution hạ được T-14 Armata của Nga là hoàn toàn có thể.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Khẩu súng máy đồng hành cùng lính Mỹ suốt 83 năm qua Khẩu M2 ra đời từ năm 1933, nhưng đến nay vẫn được quân đội Mỹ sử dụng trên các chiến trường nhờ tầm bắn xa và uy lực của nó. Lính Mỹ sử dụng khẩu súng máy hạng nặng M2. Ảnh: Military Khi nữ trung sĩ Lauren Bacall Wellington được điều đến chiến trường Iraq, cô thường đảm nhận nhiệm vụ canh gác...