Sức mạnh hủy diệt LGM-30 Minuteman-3 khiến Mỹ sợ Triều Tiên nổi giận
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM – Intercontinental Ballistic Missile), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing của Mỹ sản xuất.
Mỹ quyết định hoãn phóng kiểm tra LGM-30 Minuteman-3
Ngày 06-4, một quan chức cao cấp quốc phòng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã quyết định hoãn một vụ phóng kiểm tra tên lửa đạn đạo liên lục địa, dự kiến được tiến hành tại Căn cứ không quân Vandenberg thuộc bang California vào tuần tới do căng thẳng đang leo thang với Triều Tiên.
Theo quan chức quốc phòng trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã quyết định lùi vụ kiểm tra tên lửa LGM-30 Minuteman-3 sang tháng tới, do quan ngại vụ phóng này có thể gây ra sự hiểu lầm và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay với Triều Tiên. Quyết định này đã được Bộ trưởng Chuck Hagel đưa ra vào thứ 6 tuần trước.
“Đây là một quyết định hợp lý, thận trọng và có trách nhiệm” sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân “nhỏ hơn, nhẹ hơn và đa dạng”, nhằm đáp trả các cuộc diễn tập quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc – quan chức giấu tên trên cho biết.
Vụ phóng kiểm tra tên lửa liên lục địa này thuộc kế hoạch kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, không liên quan gì tới các cuộc diễn tập quân sự thường niên đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc trên lãnh thổ Hàn Quốc khiến Triều Tiên nổi giận và đã có những hành động và lời lẽ đe dọa như trong thời gian qua.
Lầu năm góc đã quyết định hoãn phóng kiểm tra tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-3, do không muốn làm tình hình trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng
Quan chức giấu tên trên cho biết, chính sách của Mỹ là tiếp tục ủng hộ việc phát triển và thử nghiệm những khả năng răn đe hạt nhân của nước này. Theo ông, vụ phóng kiểm tra theo kế hoạch đã định này được hoãn lại không phải do bất kỳ lỗi kỹ thuật nào.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa này là một trong ba vũ khí khí hạt nhân chủ lực của Mỹ. Hai loại vũ khí hạt nhân còn lại là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom hoặc tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ các máy bay ném bom hạng nặng, như B-52 và B-2.
Hiện tại, Mỹ đang sở hữu khoảng 450 tên lửa Minuteman-3 triển khai tại các hầm silo dưới mặt đất ở miền trung và bắc nước Mỹ và khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân có thể sử dụng cho loại tên lửa này, mỗi quả tên lửa LGM-30 Minuteman-3 có giá vào khoảng trên 7 triệu USD.
Siêu tên lửa 50 năm vẫn còn uy lực khủng khiếp
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM – Intercontinental Ballistic Missile) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Minuteman-1 ra đời vào năm 1962, là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman-2 cũng thuộc loại đầu đạn đơn nhưng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sản xuất năm 1965.
Video đang HOT
Một vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-3 hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ. Gần 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Minuteman-3 có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 – 450m.
Loại tên lửa này bao gồm 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn mỗi tầng tương ứng với một loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn bay, sau đó sẽ tách ra và rơi xuống. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55) giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1 làm động cơ đẩy.
Đồ hình minh họa các giai đoạn phóng của tên lửa LGM-30 Minuteman-3
Minh họa các giai đoạn phóng của tên lửa LGM-30 Minuteman-3 như sau:
1: Khởi đầu giai đoạn 1, điểm hỏa động cơ thứ nhất đẩy tên lửa được ra khỏi giếng (A).
2: Khoảng 60 giây sau, khai hỏa động cơ thứ 2, tầng thứ nhất tách ra, rơi xuống, kết thúc giai đoạn 1, chuyển sang giai đoạn 2 (B).
3: Khoảng 120 giây sau, động cơ thứ 3 (C) được khai hỏa và tầng thứ 2 tách ra, rơi xuống, bắt đầu giai đoạn 3.
4: Khoảng 180 giây sau, tầng thứ 3 tách ra, bóc vỏ và lớp chụp đầu đạn (D) để lộ đầu đạn.
5: Phần đế gắn đầu đạn sẽ chuẩn bị được tách ra
6: Đế gắn đầu đạn tách ra, đầu đạn tự bay theo quán tính (E)
7&8: Trong 2 giai đoạn này, bộ vi xử lý của đầu đạn sẽ tự dẫn, nó sẽ lấy độ cao rồi tự phân hướng và phóng liên tiếp xuống mục tiêu
Theo ANTD
Tàu ngầm hạt nhân 094 TQ phóng thử tên lửa JL-2 có liên quan biển Đông
"Trung Quốc vừa liên tục phóng 2 loại tên lửa hạt nhân thế hệ mới trang bị đầu đạn MIRV được cho là có liên quan tới tranh chấp biển Đông".
Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng lên từ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Ngày 15/8, trên trang mạng freebeacon.com Mỹ, chuyên gia Bill Gertz có bài viết đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn đối với tên lửa đạn đạo phóng trên đất liền kiểu mới DF-41 và tên lửa đạn đạo phóng ngầm kiểu mới JL-2 được tuyên truyền liên tục gần đây. Nội dung chính của bài viết như sau:
Bài viết cho rằng, được biết, sau một tháng phóng thử tên lửa đạn đạo kiểu mới, cơ động đường bộ, nhiều đầu đạn, Quân đội Trung Quốc lại phóng thử một quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm kiểu mới vào tuần trước.
Quan chức Mỹ cho biết, sáng ngày 16/8, một chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Tấn đã phóng thử một quả tên lửa JL-2. Người phát ngôn Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) từ chối đưa ra bình luận về cuộc phóng thử này.
Báo Mỹ cho rằng, ngày 24/7, Trung Quốc đã phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động trên đất liền kiểu mới mang tên DF-41, dư luận đánh giá tên lửa này đã mang theo đầu đạn MIRV (phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập), có tầm phóng xa hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31.
Tên lửa DF-41 từng bị đánh giá thấp như DF-31A, nhưng 2 năm trước, Lầu Năm Góc bắt đầu xác định một loại tên lửa xuyên lục địa cơ động đường bộ kiểu mới có tầm phóng xa hơn, đó chính là DF-41 được gọi như hiện nay.
Những thông tin công khai của Trung Quốc ủng hộ báo cáo của Chính phủ Mỹ về việc phóng thử tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 (SLBM). Ngày 8-9.8.2012, Đài truyền hình Thâm Quyến Trung Quốc loan tin, một chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn trang bị tên lửa JL-2 đã ra khơi tuần tra, nhưng không đề cập đến kế hoạch phóng thử tên lửa.
Đài truyền hình này dẫn lời một nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho rằng: "Lầu Năm Góc cho biết, Quân đội Trung Quốc luôn không có khả năng phóng tên lửa đạn đạo dưới nước". Tiếp theo, ngày 13/8, Cục Hải sự tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc đã công bố "cảnh báo hàng hải", cảnh báo tàu thuyền tránh đi vào vùng biển này.
Tên lửa hạt nhân JL-2 trang bị đầu đạn MIRV.
Một bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc (Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc) cho biết, Quân đội Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo động lực hạt nhân kiểu mới, đặt tên là lớp Tấn hay Type 094.
Tàu ngầm hạt nhân này trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm phóng 7.400 km. Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và tên lửa đạn đạo JL-2 "sẽ lần đầu tiên làm cho Hải quân Trung Quốc có khả năng tấn công hạt nhân trên biển đáng tin cậy".
Căn cứ vào báo cáo, chương trình tên lửa JL-2 đã bị trì hoãn nhiều lần, dự kiến có khả năng tác chiến ban đầu trong 2 năm tới.
Trung Quốc đã triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094, có tin cho biết, cuối cùng sẽ có 8 tàu 094 được biên chế. Tên lửa đạn đạo cơ động đường bộ DF-41 và tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 sẽ tăng cường khả năng sống sót cho lực lượng hạt nhân Trung Quốc.
Là tổng chỉ huy phụ trách lực lượng tấn công hạt nhân Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, Thượng tướng không quân C. Robert Kehler hoàn toàn không đồng ý với luận điệu "kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã có ưu thế hơn so với Mỹ" mà Quân đội Mỹ đưa ra vào đầu tháng này.
Ngày 8/8, tại Omaha, bang Nebraska, Robert Kehler trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: "Tôi không tin quan điểm của cơ quan tình báo về việc Trung Quốc sở hữu hàng trăm ngàn vũ khí hạt nhân".
Tính bảo mật của Quân đội Trung Quốc khiến cho bên ngoài khó đánh giá được lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Nhưng, một bức điện tháng 11/2007 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Trung Quốc đang mua hệ thống dẫn đường tên lửa trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo từ Ukraina.
Ngoài tên lửa JL-2, một phiên bản cải tiến của tên lửa cơ động DF-31, vũ khí chiến lược mới còn có 3 loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ gồm tên lửa DF-31, DF-31A và DF-41 cùng với một số tên lửa tầm trung và hàng trăm tên lửa tầm ngắn có thể mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã tiến hành cải tạo hiện đại hóa đối với máy bay ném bom chiến lược do Nga thiết kế. Tháng 5/2012, Cựu Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga có bài viết cho rằng, trong kho hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới hơn 3.000 đầu đạn hạt nhân - vượt xa 300-400 đầu đạn hạt nhân như phỏng đoán của cơ quan tình báo Mỹ.
Thượng tướng nghỉ hưu Nga Viktor Yesin cho rằng, Trung Quốc dự trữ lên tới 70 tấn uranium và plutonium (dành cho sản xuất vũ khí), "kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân". Tên lửa tầm xa DF-5A, DF-31A và tên lửa phóng ngầm JL-2 sẽ lắp nhiều đầu đạn.
Đầu tháng 8, Thượng tướng không quân C. Robert Kehler, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cho rằng, ông không đồng ý với quan điểm kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hiện khổng lồ hơn cả Mỹ dự đoán. Ông cho rằng: "Tôi không tin vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhiều đến vài trăm hoặc vài nghìn quả so với báo cáo của cơ quan tình báo".
Richard Fisher, chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc cho rằng, việc phóng thử tên lửa JL-2 của Trung Quốc hầu như có liên quan tới việc Trung Quốc tăng cường tính tấn công trên biển Đông. Ông nói: "Cùng với việc tàu ngầm hạt nhân tên lửa 094 rời khỏi căn cứ mới ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, tiến hành tuần tra, đe dọa, Quân đội Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát quân sự ở mức độ cao hơn đối với biển Đông để đảm bảo cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của họ có một vùng biển tuần tra an toàn".
"Trong vòng một tháng, Trung Quốc đã phóng thử 2 loại tên lửa hạt nhân thế hệ tiếp theo, 2 loại tên lửa này đều có thể trang bị đầu đạn MIRV".
Tên lửa chiến lược DF-5 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc.
Theo GDVN
Thời báo Hoàn Cầu:2 năm nữa Ấn Độ sẽ cho phóng thử siêu tên lửa Agni-6 Trang mạng tin tức IBN của Ấn Độ mới đây đưa tin, Ấn Độ hy vọng sẽ tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 vào năm 2014. Một nhà khoa học cấp cao của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ, một tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế toàn diện tên lửa Agni-6...